Đột quỵ gia tăng 20-30% trong mùa lạnh, bác sĩ chỉ rõ nguy cơ cần biết để tự bảo vệ bản thân và gia đình
GĐXH – Theo các chuyên gia, mùa lạnh, cơ thể dễ mất nhiệt, gây hiện tượng co mạch. Việc co mạch làm tăng áp lực máu, khiến huyết áp tăng cao, đặt hệ tim mạch vào trạng thái quá tải và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Hiện nay, thời tiết Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển lạnh. Trong khi đó, theo các chuyên gia, mùa lạnh là thời điểm tỷ lệ đột quỵ tăng khoảng 20-30% so với các mùa khác, đặc biệt với người cao tuổi, người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Đột quỵ và Bệnh mạch máu não đã kiểm tra gần 172.000 ca nhập viện do đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở Hoa Kỳ và nhận thấy đột quỵ gia tăng đáng kể khi thời tiết lạnh hơn và đặc biệt khi nhiệt độ có sự dao động lớn.
Theo các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, nhiệt độ lạnh có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp. Nó cũng có thể làm máu cô đặc lại dẫn đến hình thành cục máu đông.
Bên cạnh đó, trong mùa đông lạnh, nhiều người trở nên lười vận động tập thể thao hơn. Đây cũng có thể là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Phòng tránh đột quỵ trong mùa lạnh bằng cách nào?
Cũng theo các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, để phòng ngừa đột quỵ, cần thường xuyên theo dõi huyết áp khi thời tiết thay đổi. Nếu thấy cơ thể có những thay đổi nhẹ hoặc huyết áp tăng cao bất thường, ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương án xử trí phù hợp.
Tuân thủ khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát các bệnh lý nền thật tốt như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, …
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể dễ mất nhiệt, gây hiện tượng co mạch nhằm giữ nhiệt cho các cơ quan quan trọng. Việc co mạch làm tăng áp lực máu, khiến huyết áp tăng cao, đặt hệ tim mạch vào trạng thái quá tải và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì vậy, giữ ấm cơ thể là yếu tố then chốt, đặc biệt là cho người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh mạch máu. Người dân nên chú ý mặc đủ ấm, ưu tiên các vùng dễ mất nhiệt như cổ, tay, chân và ngực.
Ngoài việc giữ ấm qua trang phục, người dân cần tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi trời lạnh dưới 15 độ C. Mặc quần áo ấm phù hợp khi đi ra ngoài: đội mũ len, đeo găng tay, đi giầy, mặc quần áo ấm.
Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên theo ý kiến của bác sĩ. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý. Đồng thời, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: không ăn mặn, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol; không uống rượu và ăn quá nhiều; tránh căng thẳng, stress quá mức; không hút thuốc lá, thuốc lào.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Quy tắc FAST – là cụm từ viết tắt được Hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác sử dụng, giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời.
FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.
ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên.
SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.
TIME: Bạn cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.
Làm gì khi phát hiện người bị đột quỵ?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị đột quỵ thì thời gian là vô cùng quan trọng. Vì vậy, người nhà nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt (thời gian "vàng" trong đột quỵ não là 4,5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông) hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não.
Nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao.
Trong lúc chờ cấp cứu, người thân nên dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị ngã, chấn thương; để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30 độ. Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nghiêng 45 độ, lấy hết đờm, dãi để tránh gây ngạt bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân bị rối loạn ý thức, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo) cho bệnh nhân.
Các bác sĩ lưu ý, khi gặp người bị đột quỵ, không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân; không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay và không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào để tránh làm tình trạng xấu thêm.
Phát hiện mới về chế độ ăn có lợi cho người bệnh đái tháo đường
Sống khỏe - 2 giờ trướcĐể kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài dùng thuốc người bệnh đái tháo đường cần chú ý tiêu thụ carbohydrate một cách hợp lý. Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể được hưởng lợi từ việc cắt giảm carbs ngay cả khi họ không giảm được cân thừa.
Suy thận độ 3 gây tiểu đêm nhiều lần, chân phù to – Cách hỗ trợ nào hiệu quả?
Sống khỏe - 3 giờ trướcCó rất nhiều người gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần, chân phù to kéo dài nhiều ngày mà không rõ lý do. Đến khi thăm khám mới biết đó chính dấu hiệu của suy thận độ 3. Vậy làm thế nào để hỗ trợ cải thiện bệnh?
Ưu và nhược của các loại viên bổ sung sắt
Sống khỏe - 6 giờ trướcThiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, suy yếu khả năng miễn dịch. Nếu bị thiếu sắt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung sắt phù hợp…
Dấu hiệu đường huyết tăng vọt, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý theo dõi, duy trì đường huyết ổn định để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê
Sống khỏe - 21 giờ trướcQuả lê là một loại trái cây rất phù hợp để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong thời tiết thu đông như ho, khát nước, da khô, chảy máu cam... nhưng có những trường hợp cần đặc biệt lưu ý khi dùng.
Người đàn ông 45 tuổi có máu đục như sữa, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Khi lấy máu làm xét nghiệm, máu của người bệnh lấy ra có hiện tượng đục trắng như sữa, có lẫn dây máu. Bác sĩ nhận định đây là tình trạng viêm tụy cấp nặng do tăng triglyceride.
3 loại đường sucrose, glucose và fructose khác nhau thế nào?
Sống khỏe - 22 giờ trướcSucrose, glucose và fructose là ba loại đường phổ biến được hấp thụ khác nhau và có tác dụng không giống nhau đối với cơ thể.
Sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn tiện lợi - năng lượng cho ngày mới năng động
Sống khỏe - 22 giờ trướcTrên hành trình trưởng thành, mỗi ngày đều là một cuộc phiêu lưu và khám phá của trẻ. Để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển, dinh dưỡng cân bằng là điều rất quan trọng. Dòng sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn mới của HIUP với hương vị thơm ngậy, cung cấp dưỡng chất thiết yếu mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Người phụ nữ ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử mắc 4 bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên kèm theo nhiều bệnh lý nền bao gồm: Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, và trào ngược dạ dày thực quản.
5 vị thuốc hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác vị thuốc trong Đông y từ lâu đã được xem là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu cho việc điều trị và giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc ung thư trực tràng từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi ngoài 9 đến 10 lần một ngày trong vài tháng, nam bệnh nhân đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng.