Bị viêm amiđan cấp, khi nào cần đến bệnh viện?
Viêm amiđan cấp tính là loại bệnh thường gặp, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần đến bác sĩ.
Giai đoạn hiện nay, đại dịch Covid 19 và giãn cách xã hội làm mọi người đều ngại đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn không nên trì hoãn việc đến gặp bác sĩ, để tránh gặp những biến chứng có hại đối với sức khỏe của mình.
Viêm amiđan cấp tính là loại bệnh thường gặp. Khi nghi ngờ bị viêm amiđan cấp, bạn có thể liên hệ với bác sĩ qua điện thoại để tham vấn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị tại nhà. Nhưng cũng có những trường hợp phải đi khám tại các cơ sở y tế.
Viêm amiđan cấp tính là gì?
Viêm amiđan cấp tính là hiện tượng viêm tổ chức amiđan, chủ yếu là do nhiễm trùng. Viêm amiđan thực chất là viêm họng, nhưng các biểu hiện bệnh khu trú chủ yếu tại tổ chức amiđan. Bệnh phổ biến ở người trẻ, đặc biệt là vào mùa thu hoặc khi ta di chuyển giữa các khu vực có và không có máy điều hoà nhiệt độ.
Nguyên nhân gây bệnh 50-80% trường hợp là virus (virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex, bệnh cúm và virus rhino), 20-50% do vi khuẩn, trong đó liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (GAS), gây ra 5-36% trường hợp. Nấm (Candida) có thể gây viêm amiđan ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Các triệu chứng chính của viêm amiđan cấp
Người bệnh cảm giác mệt mỏi kèm theo sốt và đau họng khởi phát đột ngột. Khi quan sát sẽ thấy amidan sung huyết, phù nề và có thể có một lớp giả mạc bao phủ. Hạch góc hàm hoặc hạch nhóm cổ cao trướng ứng với bên cạnh hoặc ngay dưới amiđan sưng đau, di động.
Điều trị tại nhà
80% các trường hợp người bệnh có biểu hiện như mô tả ở trên có thể tự điều trị ở nhà bằng các thuốc sau: Dùng kháng sinh thông thường nhóm betalactam hoặc loại kháng sinh bạn có sẵn trong nhà (nếu có giả mạc), thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm đau (liều tuân thủ theo hướng dẫn của thuốc). Đồng thời súc họng bằng những dung dịch kiềm nhẹ hoặc pha nước muối nhạt như nước canh, súc miệng để cân bằng lại môi trường pH của vị trí bị bệnh.
Trường hợp nào cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế?
Trong những trường hợp dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ:
- Viêm amiđan có thể lan xuống hạ họng, thanh quản nếu bệnh nhân trở nên có giọng khàn hoặc thấy khó thở, thở rít, tăng tiết nước bọt.
- Nghi ngờ viêm amiđan do liên cầu Beta tan huyết nhóm A với thang điểm trên 3 điểm như sau: Có dịch tiết bề mặt amidan (1đ), hạch dưới hàm mềm, ấn đau (1đ), sốt cao đột ngột trên 39 độ (1đ), không có biểu hiện ho (1đ). Lúc này phải có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa để đề phòng biến chứng toàn thân cho thận, tim và các khớp.
- Nghi ngờ viêm họng do tăng bạch cầu đơn nhân: bệnh phổ biến ở thanh thiếu niên và cả người lớn, lây được truyền qua nước bọt (do đó còn có tên "bệnh của những nụ hôn"). Biểu hiện điển hình là cảm giác khó chịu và sốt, sau đó đau họng và nổi hạch ở dưới hàm. Khi bác sĩ khám sẽ thấy amidan to, có lớp giả mạc và có hiện tượng bong lớp biểu mô bề mặt amiđan và có thể có chấm xuất huyết ở khẩu cái mềm. Hạch cổ mềm, đau, đôi khi xuất hiện thêm hạch toàn thân. Lách to. Lúc này, bác sĩ sẽ cần cho thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ vỡ lách (theo y văn chiếm khoảng 0,1% số bệnh nhân viêm amiđan do tăng bạch cầu đơn nhân). Sự thâm nhiễm tế bào lympho dẫn đến tăng kích thước lách, làm vỏ lách mỏng nên dễ vỡ. Những trường hợp này cần lưu ý ở những bệnh nhân viêm amiđan nghi ngờ do tăng bạch cầu lympho mà xuất hiện đau bụng ở phía trên bên trái lan tỏa lên vai trái (dấu hiệu Kehr), cần siêu âm đánh giá lách.
- Nghi ngờ viêm tấy hoặc áp xe quanh amiđan, hoặc áp xe khoang quanh họng: Thường xuất hiện từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, mặc dù sử dụng kháng sinh nhưng tình trạng đau họng vẫn tăng dần, giọng nói thay đổi (có thể nói giọng như ngậm hạt thị), khó nuốt, nước bọt tăng tiết. Khi bác sĩ khám sẽ thấy trụ trước hoặc trụ sau căng phồng, nề, lưỡi gà nề và bị đẩy lệch sang bên đối diện, amiđan bị đẩy vào trong và lên trên, khả năng há miệng đôi khi hạn chế.
Trong những trường hợp trên, bạn không nên chần chừ mà cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội/VOV
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 1 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 3 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 17 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 23 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.