Bồn cầu chưa phải là thứ bẩn nhất trong nhà mà 5 vật dụng này mới là "ổ vi trùng" thường bị bỏ quên
Không hẳn chỉ nhà vệ sinh mới cần cọ rửa mà nhiều thứ khác cũng cần dọn dẹp kỹ, đặc biệt là 5 món đồ dưới đây.
Dọn dẹp luôn là điều ai cũng phải làm thường xuyên để giữ sạch sẽ, ngăn nắp trong gia đình. Nhưng do công việc bận rộn, nhiều người chỉ có thể dành ra cuối tuần để vệ sinh nhà cửa. Theo Debra Rose Wilson – tiến sĩ tại Đại học Austin Peay (Mỹ), bạn tuyệt đối không được bỏ qua 5 món đồ đại bẩn dưới đây trong nhà vì chúng thực sự đầy rẫy vi khuẩn, đến mức gấp nhiều lần bồn cầu mà không ai hay:
1. Bồn rửa chén
Mặc dù lúc nào cũng có nước chảy qua, nhưng bồn rửa chén lại bị liệt vào một trong những thứ đại bẩn tại nhà. Đặc biệt là quanh miệng cống và rổ chặn rác. Theo Tổ chức Vệ sinh Quốc gia NSF (Mỹ), 45% số bồn rửa được xét nghiệm tại Mỹ đều chứa vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy , đau bụng lẫn nhiều bệnh tiêu hóa khác.
Bếp là một ổ vi khuẩn đúng nghĩa, nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ làm gia đình mắc bệnh tiêu hóa.
Ngoài ra, chị em cũng nên thay thế miếng bọt biển liên tục, nhất là tránh dùng nó để cọ rửa bếp.
2. Thảm
Theo Philip M. Tierno – tiến sĩ tại Đại học New York (Mỹ), một chiếc thảm chứa trung bình 200.000 vi khuẩn/cm – gấp 700 so với nhà vệ sinh. Nếu trời mưa mà bạn không đem phơi khô, thảm ướt sẽ sinh mốc và tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh. Nhà càng nhiều người sử dụng thì mức độ lây nhiễm chéo sẽ càng cao, khiến bệnh tật cứ thế mà tấn công. Vậy nên, hãy cố gắng vệ sinh thật sạch nó ít nhất 1 năm/lần nếu không bị ẩm ướt. Còn ở nơi hay mưa thì bạn nên giặt sạch thường xuyên, treo ở nơi thoáng mát và để cho khô hoàn toàn mới dùng.
3. Tủ lạnh và tay cầm tủ lạnh
Hầu như ai cũng chỉ chú tâm vệ sinh tủ lạnh và loại bỏ thực phẩm hỏng, cũ nhưng tay cầm tủ lạnh lại ít được để ý đến. Nhất là mỗi khi đi chợ về, tay chị em đang bẩn mà lại vô tư mở ra và cho thực phẩm vào. Vi khuẩn cùng nấm mốc có thể xâm nhập vào thực phẩm, nhất là lây lan bất cứ khi nào mở cửa tủ lạnh lấy đồ ra.
Cả tủ lạnh lẫn tay nắm đều là nguồn lây nhiễm vi khuẩn, cần chùi rửa thật sạch thường xuyên.
Thế nên, không chỉ tay cầm tủ lạnh mà cả bên trong cũng nên được vệ sinh thường xuyên. Tay cầm tủ lạnh thì nên được chà rửa liên tục, còn đồ trong tủ cũng cần sắp xếp khoa học: Thịt sống phía dưới, rau củ bên trên, sau đó đến hoa quả và đồ ăn đã nấu chín. Các bà nội trợ hãy thêm vài miếng vỏ quýt vào để khử mùi cho tủ lạnh.
4. Rèm cửa
Các loại rèm luôn là thứ tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn bên ngoài. Lâu ngày chúng sẽ tích tụ lượng lớn chất bẩn, vi khuẩn và gây bệnh hô hấp cho cả gia đình. Nhà nào ở càng gần đường phố lớn thì rèm cửa càng bẩn.
Theo các chuyên gia, bạn nên giặt rèm cửa ít nhất 3 tháng/lần và phơi dưới ánh nắng. Với các khu vực lân cận như cửa sổ thì nên lau dọn 1 tuần/lần. Đặc biệt những gia đình có trẻ em thì nên lau dọn với tần suất nhiều hơn, tránh để chúng tiếp xúc với không gian này.
5. Hộp đựng bàn chải
Theo Quỹ Vệ sinh Quốc gia (NSF), hộp đựng bàn chải đứng thứ ba trong danh sách những món đồ bẩn nhất trong nhà. Đây là thứ trú ngụ của hàng loạt vi trùng gây bệnh, bởi không chỉ vi trùng từ bàn chải mà còn từ những khu vực khác trong phòng tắm "bấu víu" vào. Chưa kể hộp đựng thường không che đậy gì ngay trên chậu rửa.
Tốt nhất bạn nên đặt hộp đựng bàn chải vào trong máy rửa bát ít nhất 1 lần/tuần (nếu có) để diệt sạch vi khuẩn. Còn không bạn vẫn có thể làm sạch bằng cách dùng nước nóng và xà phòng, sau đó lau sạch bằng khăn khô. Khi xả nước bồn cầu, hãy đậy nắp lại để tránh vi khuẩn bị phát tán và bám vào hộp đựng.
M.V
Theo Indiatimes, Healthline, Thehealthy
Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người
Sống khỏe - 9 giờ trướcĂn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.
Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcMâu thuẫn trong bữa nhậu khiến anh Trần bị bạn đánh phải nhập viện cấp cứu.
Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...
Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc
Sống khỏe - 13 giờ trướcNam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.
Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.
Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.
Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay
Y tế - 17 giờ trướcSau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.
Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo người đăng tải, cô gái người Trung Quốc này đã gặp biến chứng nặng sau khi đi hút mỡ bụng từ 1 spa giá rẻ.
Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhiễm nấm đen có biểu hiện liên tục sốt cao, đau nhức mặt, hàm, đau đầu, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.
Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐể tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.