Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản
Jiyang Gaosui, một bác sĩ chống ung thư nổi tiếng ở Nhật Bản, đã đề xuất "tám chế độ ăn uống” giúp phòng chống ung thư vô cùng dễ, ai cũng có thể làm theo.
Chế độ ăn uống kết hợp với điều trị y tế hiện đại
Jiyang Gaosui, một bác sĩ khoa ngoại chuyên về các cơ quan tiêu hóa, là một giáo sư lâm sàng tại Khoa Y khoa thuộc Đại học Chiba. Trong cuốn sách "Chế độ ăn uống chống ung thư theo phương thức Jiyang" của bác sĩ Jiyang Gaosui nhấn mạnh: "Là một bác sĩ khoa ngoại, tôi không có ý phủ định phương pháp điều trị của y học hiện đại, tuy nhiên chế độ ăn uống và điều trị y tế phải bổ sung cho nhau”.
Bệnh nhân ung thư ngoài việc tiếp nhận điều trị y học hiện đại (ví dụ như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị), đồng thời cũng phải cải thiện thói quen ăn uống, từ trong ra ngoài để giúp người bệnh tăng cường khả năng miễn dịch.

Bác sĩ nổi tiếng người Nhật Jiyang Gaosui.
Tại sao bác sĩ Jiyang Gaosui đặc biệt chú ý đến bệnh ung thư và nghiên cứu chế độ ăn kiêng? Bác sĩ Jiyang Gaosui đã trả lời trong cuộc phỏng vấn rằng, ông nội của ông cũng là một bác sĩ khoa ngoại, đã từng nói: “Bệnh khó điều trị, là trách nhiệm của bác sĩ”. Trên lâm sàng, ông thấy những bệnh nhân ung thư, sau khi khỏi bệnh, khoảng 5 năm tỉ lệ tái phát là 40%. Do đó, ông cũng không ngừng suy nghĩ, làm cách nào để làm giảm tỉ lệ tái phát.
Hiện nay chế độ ăn uống không thích hợp là căn nguyên quan trọng dẫn đến bệnh ung thư, bác sĩ Jiyang Gaosui đã đề xuất ra 8 phương pháp phòng ngừa ung thư bao gồm:
- Hạn chế muối, cố gắng ăn càng ít càng tốt;
- Hạn chế chất đạm động vật và mỡ động vật;
- Tiêu thụ nhiều rau và trái cây;

- Chủ động ăn nhiều gạo lứt, các loại đậu và các loại khoai;
- Bổ sung thêm khuẩn axit lactic, nấm và rong biển;
- Ăn mật ong, chanh và men bia;
- Sử dụng dầu ô liu hoặc dầu mè làm dầu ăn;
- Uống nhiều nước lọc.
Khi nào phương pháp ăn uống trên được áp dụng và những gì cần hạn chế?
Chỉ cần phát hiện bị mắc ung thư, thì có thể sử dụng chế độ ăn uống này song song với điều trị y tế hiện đại. Những người bình thường không mắc bệnh ung thư cũng có thể phòng ngừa bệnh ung thư theo nguyên tắc trên. Tuy nhiên, những người bị tắc đường ruột không thể ăn được thức ăn hoặc là những bệnh nhân suy thận và các bệnh khác cần phải tránh, không thích hợp áp dụng theo chế độ ăn này.
Kiểm soát muối là khó khăn nhất nhưng quan trọng nhất
Bước quan trọng nhất trong 8 phương pháp là gì? Sau nhiều năm quan sát, Jiyang Gaosui tin rằng “hạn chế muối là điều quan trọng nhất” nhưng đây cũng là bước khó khăn nhất cho bệnh nhân ung thư. Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ ung thư.

Ông cho rằng những bệnh nhân bị ung thư hoặc vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phải áp dụng chế độ ăn càng ít muối càng tốt, thậm chí nấu ăn có thể không cho muối. Nếu bạn sợ rằng thức ăn không có vị, bạn có thể thay thế nó bằng gừng, tỏi hoặc ớt.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng natri chứa trong muối là một khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể. Nhưng ngay cả khi nấu ăn không thêm muối, trong thức ăn cũng chứa muối tự nhiên, ví dụ, cá và động vật có vỏ, rong biển hoặc thậm chí là bánh mì. Mọi người cần có khoảng 2-3 gam muối mỗi ngày, và số muối này đã được lấy từ các thực phẩm. Tuy nhiên, nếu chúng ta vận động nhiều hoặc thời tiết nóng đổ mồ hôi rất nhiều, thì cần phải hấp thu muối.
Dùng thịt cá, thịt gà để thay thế động vật bốn chân

Một điều quan trọng khác để kiểm soát muối là hạn chế thịt. Ung thư có liên quan mật thiết đến việc tiêu thụ chất béo động vật và protein động vật, "nguy hiểm nhất là thịt của động vật bốn chân như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu", Jiyang Gaosui nói. Do đó, nên tránh ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu ít nhất nửa năm, sau đó mới dần dần nới rộng sự hạn chế. Lúc này, có thể thay thế bằng cá thu, cá mòi, sò ốc, ức gà ít chất béo, một tuần có thể ăn 2, 3 lần.
Ăn nhiều rau và trái cây
Trong chế độ ăn uống, không chỉ các thành phần bị hạn chế, mà còn có các thành phần được thêm vào cơ thể. Bởi vì trái cây và rau quả giàu kali, nó có thể duy trì sự cân bằng khoáng chất của tế bào và tăng cường hiệu ứng chống oxy hóa. Ngoài ra, nó chứa rất nhiều enzym để duy trì sức khỏe của tế bào và tăng cường khả năng miễn dịch.
Chống ung thư bằng giấc ngủ, tắm và tập thể dục

Ngoài phương pháp ăn uống ngừa ung thư, bác sĩ Jiyang Gaosui nói rằng nếu mọi người có thể cải thiện thói quen sống tốt khác, cũng tăng cường phòng ngừa ung thư. Ví dụ, ngủ sớm và thức dậy sớm hoặc ngủ đủ giấc, cũng rất hữu ích để tăng cường khả năng miễn dịch. Jiyang Gaosui chia sẻ, ông thường đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 5 giờ sáng. Ngoài ra, ông tắm với nước ở nhiệt độ là 37 độ C giúp cải thiện lưu thông máu.
Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu. Ông nói: "Tôi thường đi bộ 10.000 bước một ngày. Nhưng nếu bệnh nhân ung thư có thể chất kém, họ có thể bắt đầu từ 5.000 bước mỗi ngày. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và có thói quen sinh hoạt tốt, chắc chắn sẽ ngừa được căn bệnh ung thư nguy hiểm."
Theo Khám phá

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 9 phút trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này đáng để học hỏi
Sống khỏe - 36 phút trướcGĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả
Sống khỏe - 53 phút trướcTai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Bài tập 15 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm
Sống khỏe - 3 giờ trướcCó rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ tử vong sớm. Trong đó, việc thực hiện đều đặn bài tập 15 phút dưới đây góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Người phụ nữ 54 tuổi ở Thanh Hóa suy gan nặng, chỉ số viêm cao gấp 30 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy gan thừa nhận phát hiện viêm gan B từ hơn 30 năm trước nhưng không điều trị gì. 3 năm gần đây, bà có thói quen tự mua thuốc giảm đau sử dụng kéo dài mà không qua thăm khám.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người
Y tế - 20 giờ trướcBệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - 3 nhóm người cần chú trọng làm mát gan, thải độc gan trong ngày hè nắng nóng là những người có lối sống thiếu khoa học, người cao tuổi và người hay uống rượu bia.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu
Y tế - 1 ngày trướcKhi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Kiểu ăn giúp phụ nữ châu Á giảm 41% nguy cơ một loại ung thư
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột nghiên cứu kiểu ăn giúp gia tăng tuổi thọ vừa được chứng minh là đem lại lợi ích đặc biệt đối với phụ nữ châu Á.

Uống nước lá tía tô với gừng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcLá tía tô và gừng là một loại rau, gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tía tô và gừng được trồng khắp đất nước Việt Nam chúng được sử dụng như một gia vị và sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.