Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia nói gì khi nhiều người đi lọc máu để loại bỏ mỡ máu, ngừa đột quỵ?

Thứ sáu, 15:27 14/03/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Tin vào những lời quảng cáo về việc lọc máu có thể loại bỏ mỡ máu và máu xấu, giúp phòng ngừa đột quỵ, nhiều người đã sẵn sàng bỏ số tiền không hề nhỏ để thực hiện. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, chưa có khuyến cáo nào cho việc lọc máu dự phòng, thậm chí lạm dụng phương pháp này tiểm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.

Nhiều quảng cáo về tác dụng của lọc máu dự phòng nhiều bệnh tật

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết quảng cáo cho dịch vụ lọc máu để loại bỏ máu xấu, mỡ máu, phòng ngừa đột quỵ. Theo đó, chỉ cần tìm kiếm cụm từ "lọc mỡ máu" hoặc "lọc máu phòng đột quỵ", sẽ cho ra rất nhiều kết quả với những lời quảng cáo "có cánh" về tác dụng thần kỳ của phương pháp này.

Chuyên gia nói gì về thông tin 'lọc máu giúp loại bỏ máu xấu, ngừa đột quỵ'? - Ảnh 1.

Những quảng cáo về công dụng của phương pháp lọc mỡ máu đang lan truyền trên mạng. Ảnh FB.

Nào là "lọc máu xấu, trả lại máu sạch; chỉ sau 2 giờ thực hiện, giải cứu cơ thể khỏi các biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao; loại bỏ trực tiếp mỡ trong máu (cholesterol xấu), tống khứ chất gây viêm và cặn bã có trong máu" rồi đến "lọc máu giúp ngăn ngừa cục máu đông và mảng bám thành mạch; phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…".

Chính những quảng cáo hấp dẫn này đã khiến nhiều người sẵn sàng bỏ số tiền không hề nhỏ để được thực hiện lọc máu với hy vọng sẽ đạt được những lợi ích trên.

Dưới góc độ chuyên môn, nhiều chuyên gia y tế đều lên tiếng về vấn đề này.

Chưa có khuyến cáo nào cho việc lọc máu dự phòng

Trước tình trạng nhiều cơ sở cho rằng chỉ cần lọc máu không những xóa bỏ mỡ máu mà còn loại bỏ máu xấu sẽ ngăn ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ... chia sẻ trên trang cá nhân, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh: "Nếu chỉ cần 2-3 tiếng với chi phí chưa đến chục triệu mà phòng ngừa được đột quỵ, rồi hết cả mỡ máu, tiểu đường... thì chắc bác sĩ tim mạch như tôi thất nghiệp".

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, một phương pháp thực sự hiệu quả sẽ được đưa vào hướng dẫn của các hội chuyên ngành nhưng cho đến thời điểm này chưa có khuyến cáo nào cho việc lọc máu dự phòng.

Lọc máu được chỉ định khi cần điều trị, nghĩa là khi đã được chẩn đoán xác định là có bệnh thực sự. Đây là phương pháp rất hiệu quả cứu sống nhiều bệnh nhân như suy thận, suy tim, nhiễm khuẩn nặng, viêm tuỵ cấp.

"Nếu các bạn đi sang nước ngoài để thanh lọc cơ thể cũng nên đặt câu hỏi nước sở tại có chi trả bảo hiểm cho phương pháp dự phòng này không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy nên, không mất tiền bạc và công sức cho việc thực hiện một thủ thuật "xâm lấn" mà hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng", Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khuyến cáo.

Thận trọng "tiền mất, tật mang"

Cũng chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện nay, ở Việt Nam chưa có hướng dẫn và chỉ định lọc mỡ máu để điều trị hay dự phòng đột quỵ.

Kỹ thuật lọc mỡ máu hiện tại chỉ được chỉ định và áp dụng cho những trường hợp viêm tụy cấp kèm theo một chỉ số mỡ máu là triglycerid tăng cao. Đối với những người bình thường, chỉ số mỡ máu tăng cao nhưng chưa có biểu hiện về mặt lâm sàng cũng không cần phải lọc máu.

Chuyên gia nói gì về thông tin 'lọc máu giúp loại bỏ máu xấu, ngừa đột quỵ'? - Ảnh 2.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có hướng dẫn và chỉ định lọc mỡ máu để điều trị hay dự phòng đột quỵ. Ảnh minh họa.

"Lọc máu để phòng ngừa đột quỵ như thông tin quảng cáo hay tư vấn của một số cơ sở y tế là không hợp lý và chưa có đủ căn cứ khoa học. Vì vậy, người dân cần thận trọng, không nên tin vào quảng cáo hay lạm dụng lọc mỡ máu sẽ rất nguy hiểm", PGS.TS Đỗ Gia Tuyển chia sẻ. 

Vị chuyên gia này phân tích, lạm dụng lọc máu rất nguy hiểm thậm chí có thể gặp những biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh do nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến lọc máu như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn, tụt huyết áp, đau ngực, đau lưng, chuột rút, sốt, dị ứng dây quả lọc, sốc phản vệ, mất máu do chảy máu, rối loạn nhịp tim và ngừng tim, chảy máu do sử dụng thuốc chống đông, tai biến mạch máu não trong và sau lọc máu, nhiễm trùng đường vào mạch máu…

Với kỹ thuật thay hoặc lọc huyết tương, người bệnh còn có nguy cơ bị dị ứng thậm chí sốc phản vệ với dung dịch huyết tương hoặc albumin được truyền bù vào trong quá trình lọc máu.

Hơn nữa, nhiều chuyên gia đã từng nhấn mạnh, kỹ thuật lọc máu nói chung và lọc mỡ máu nói riêng là những kỹ thuật điều trị chuyên sâu, cần có những thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế thực hiện phải có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và thực hiện ở những bệnh viện lớn hoặc bệnh viện chuyên khoa có đơn vị thận nhân tạo và khoa hồi sức cấp cứu.

Đây là những yếu tố quan trọng để đảm bảm an toàn cho người bệnh. Do đó, người bệnh không nên thực hiện ở phòng khám hay cơ sở y tế thông thường để tránh "tiền mất, tật mang".

Một số thói quen phòng ngừa mỡ máu

- Nên ăn nhiều rau, hoa quả, các loại ngũ cốc và chế biến thô; thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; cá béo (nhiều dầu) ăn ít nhất hai lần trong tuần; dùng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành; uống sữa không béo.

- Nên hạn chế mỡ động vật, thịt động vật có mỡ, phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…); các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, lòng đỏ trứng, bơ, phô-mai béo và các loại thức ăn chế biến từ chúng.

- Tránh dùng dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân và các loại bơ thực vật, sữa béo (nguyên kem).

- Tập thể dục ít nhất 30 phút và đều đặn mỗi ngày.

- Cai thuốc lá, không uống rượu, giữ cân nặng vừa phải, tránh để thừa cân hoặc béo phì.

Cảnh giác với tin giả "biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần"Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'

GĐXH – Theo các nguồn tin quốc tế và nhận định của các chuyên gia, thông tin biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần là tin giả, gây hoang mang dư luận.

4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

GĐXH – Theo thống kê, hiện nay, số ca nhập viện do các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó, chủ yếu là các ca nhiễm cúm A. Đáng chú ý, nhiều trường hợp nhập viện với biến chứng nặng.

Nam thanh niên 20 tuổi áp xe gan, nhiễm 3 loại ký sinh trùng thừa nhận có thói quen nàyNam thanh niên 20 tuổi áp xe gan, nhiễm 3 loại ký sinh trùng thừa nhận có thói quen này

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân cho biết không có thói quen tẩy giun sán định kỳ, thỉnh thoảng có ăn rau sống trong các bữa ăn hàng ngày.


N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 39 phút trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 3 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 3 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

Sống khỏe - 12 giờ trước

Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Vitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Top