Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình

Chủ nhật, 08:54 13/11/2022 | Giải trí

GiadinhNet - Với 3 chương trình hoành tráng về Ninh Bình: Lễ kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt năm 2018, Lễ hội Hoa Lư đầu năm 2022 và hiện tại là Festival đầu tiên của Ninh Bình – Tràng An kết nối di sản, có thể nói tác giả-đạo diễn Lê Quý Dương là người hữu duyên với mảnh đất cố đô.

Từ "cảm phục và tri ân" một triều đại rực rỡ

Với một chương trình lớn, hẳn nhiên không chỉ có mỗi Lê Quý Dương gửi ý tưởng, trình bày đề án… mà phải là vài cái tên. Nhưng cuối cùng anh đã được chọn, không chỉ một mà 3 sự kiện tiêu biểu. Chọn một cái tên quen thay vì mới có cái hay là sẽ phát huy được sự hiểu biết chuyên sâu của một tác giả. Phải hiểu mới sâu và hay được. Cũng như ca sĩ Tùng Dương, lễ kỷ niệm lớn nào của Ninh Bình cũng đều có anh biểu diễn tiết mục "đinh". Nhiều khi muốn chọn nhân vật khác cho mới, cho khác nhưng rồi lại rất khó vì không chọn được nhân vật nào phù hợp hơn anh.

Mối duyên đầu tiên của Lê Quý Dương với Ninh Bình là năm 2018. Khi đó, anh nhận lời mời của UBND tỉnh Ninh Bình về khảo sát, nghiên cứu, viết kịch bản và tổng đạo diễn Lễ Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt.

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình - Ảnh 1.

Tác giả-đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ với báo chí về ý tưởng, phương pháp thể hiện trong Festival Ninh Bình - Tràng An kết nối di sản diễn ra vào 17 - 19/11 tới đây tại Ninh Bình

"Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, một ngày về với Ninh Bình, thắp nén hương trong đền thờ Vua Đinh, Vua Lê và nhà bia tưởng niệm Vua Lý trên quảng trường Hoa Lư, ngắm núi Mã Yên sừng sững, nơi yên nghỉ của vị Hoàng Đế đầu tiên mở nền độc lập, tự chủ, khơi nền chính thống cho dân tộc, cảm xúc trở về nguồn đã dâng lên mạnh mẽ trong tôi. Ngỡ ngàng! Cảm phục! Tri ân! Một dân tộc khi cần đứng lên thì trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận, thành anh hùng cứu dân lập quốc. Tôi trăn trở phải làm một điều gì đó ý nghĩa để những thế hệ hôm nay và nhiều thời đại sau nữa cảm nhận và thấy hiểu được rằng, để được ghi danh trên bản đồ nhân loại như là một dân tộc, để có từng nét chạm khắc trên đền đài miếu mạo, cha ông chúng ta đã vượt qua mọi thử thách, thăng trầm, với đôi bàn tay và khối óc sáng tạo nên diện mạo, hình hài và tâm hồn của dân tộc", đạo diễn tâm sự.

Sau khi xem xét, đánh giá nhiều nội dung kịch bản, hình thức dàn dựng và phương án thiết kế của nhiều tác giả, đạo diễn Lê Quý Dương đã được lựa chọn làm tác giả kịch bản và tổng đạo diễn lễ kỷ niệm. Có thể với kinh nghiệm 20 năm làm lễ hội, tên tuổi anh giờ đây là một "bảo chứng" vì đã từng thành công với hàng loạt chương trình cho Huế như "Đêm Hoàng cung" (2006), "Huyền thoại Sông Hương" (2008), "Hành trình mở cõi" (2010), "Thiên hạ Thái Bình" (2012); hay các Festival lớn như Festival Võ cổ truyền Quốc tế (Bình Định); Festival Dừa (Bến tre); Festival Gốm (Bình Dương); Festival Cà Phê (Đắk Lắk); Festival lúa gạo (Sóc Trăng); Festival Đờ Ca Tài tử (Bạc Liêu); Festival Biển (Nha Trang); Festival Di sản Đông Dương (Quảng Nam)… Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là kịch bản của anh thuyết phục được tỉnh Ninh Bình cùng các nhà cố vấn sử học.

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình - Ảnh 2.

Tạo hình sân khấu cho Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt

Tối 24/4/2018 Lễ kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt với chủ đề "Rực sáng thiên anh hùng ca Đại Cồ Việt" đã được tổ chức tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Tới dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đại biểu các Bộ, Ban ngành ở trung ương, tỉnh Ninh Bình, cùng hàng ngàn người dân địa phương.

Với chương trình này, đạo diễn không sử dụng MC ra vào, dẫn dắt sân khấu kiểu chương trình hiện đại. Toàn bộ chương trình là một chỉnh thể kết nối liền mạch qua hình thức diễn kể khá dung dị nhưng đầy tính kịch là nhân vật cụ già và các cháu thiếu nhi, như sợi dây dẫn chuyện xuyên suốt cho toàn bộ chương trình. Đồng thời xen kẽ trong đó là các lớp đối thoại của những nhân vật lịch sử và đại cảnh sân khấu lớn.

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình - Ảnh 3.

Từ ý tưởng chủ đạo là Tỏa sáng Thiên anh hùng ca Đại Cồ Việt, đạo diễn Lê Quý Dương xây dựng chương trình gồm tổng thể nối liền các đại cảnh Cờ lau tập trận, Mổ trâu khao quân, Dẹp loạn 12 sứ quân, Lên ngôi hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng hiển linh, Kéo chữ Thái Bình, Quốc thái dân an, Hoa Lư vào hội  Thời đại Hồ Chí Minh. Về tạo hình sân khấu, anh và ê kíp chọn hình tượng những pho sử của dân tộc làm chủ đạo chính cho thiết kế sân khấu.

Ngoài ra, anh áp dụng một hình thức dàn dựng hoàn toàn mới, kết nối các trường đoạn và dẫn dắt câu chuyện bằng những làn điệu và trích đoạn của nghệ thuật Chèo và nghệ thuật hát Xẩm, vốn là tinh hoa của nghệ thuật truyền thống tại Ninh Bình. 

Chương trình mở màn ấn tượng với ca khúc "Hoa Lư đại trận tập" của nhạc sĩ Phó Đức Phương, ca sĩ Tùng Dương thể hiện. Đây là ca khúc được đạo diễn lựa chọn từ 6 ca khúc do tỉnh đặt hàng các nhạc sĩ tên tuổi viết về Ninh Bình, vì bài hát mang đậm tính sử thi, rất phù hợp với tính chất chương trình. Lễ khai mạc còn có điểm nhấn đặc sắc là tái hiện lại nghi lễ tế Thiên thời kỳ đầu lập quốc gồm: Lễ rước, lễ đăng quang - sắc phong, lễ tế Thiên; tái hiện không gian văn hóa của Nhà nước Đại Cồ Việt thời kỳ đầu lập quốc…

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình - Ảnh 4.

Đầu năm nay, anh cũng là tác giả kịch bản và tổng đạo diễn cho Lễ hội Hoa Lư. Đây là lễ hội thường niên, nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành cùng các bậc tiền nhân đã có công lập nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam. Lấy chủ đề chính là "Huyền thoại từ lòng đất", đạo diễn nhấn vào các nội dung như: hoạt cảnh cờ lau tập trận, màn đăng quang Hoàng Đế nước Đại Cồ Việt; các tiết mục giới thiệu danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa ở vùng đất cố đô Hoa Lư và lòng mến khách của người Tràng An-Ninh Bình; giới thiệu về những giá trị khai quật khảo cổ học tại khu vực cánh đồng phía nam đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.

…Đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình

Lẽ ra, Festival Ninh Bình – Tràng An kết nối di sản đã được tổ chức vào năm 2020 nhưng vì đại dịch khiến kế hoạch bị chững lại. Ý tưởng tổ chức một Festival cho Ninh Bình cũng được tác giả-đạo diễn nảy ra khi thực hiện Lễ kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt năm 2018. Và năm 2019 anh đã có kịch bản trong tay. Sự hình thành nên Festival vô cùng ý nghĩa này là kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của tác giả-đạo diễn Lê Quý Dương với UBND và Sở VHTT tỉnh Ninh Bình cùng các nhà nghiên cứu đi sản, các chuyên gia văn hoá.

Giống như đã sáng tạo ý tưởng và dàn dựng cho nhiều Festival lớn ở nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế, tác giả-đạo diễn Lê Quý Dương đang trở thành một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong việc sáng tạo, xây dựng và định hình thương hiệu những Festival mang dấu ấn của từng vùng miền và địa phương. Cùng với UBND, Sở VHTT Ninh Bình, anh là người đặt nền móng đầu tiên cho một Festival di sản cấp tỉnh, với tầm nhìn 10 năm phát triển thành một Festival di sản cấp quốc gia và tiến tới là cấp quốc tế, giống như hành trình mà Festival Huế đã trải qua.

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình - Ảnh 5.

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Di sản hỗn hợp đầu tiên và riêng có ở Đông Nam Á

Theo đạo diễn Lê Quý Dương, Ninh Bình có nhiều yếu tố đặc biệt để tổ chức Festival mang dấu ấn riêng có.

Đầu tiên là về di sản lịch sử. Đây là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, vị hoàng đế chinh phục 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, định đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lập nên Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử nước ta, mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc sau hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập. Trải qua 86 năm với 3 triều đại: Nhà Đinh, nhà Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý, Nhà nước Đại Cồ Việt, những chiến công và thành tựu vang dội của Đinh Tiên Hoàng Đế đã trở thành di sản lịch sử quý báu của Ninh Bình. Thứ 2 là về di sản thiên thiên: Mảnh đất cố đô Hoa Lư ngày nay còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa của nhà nước Đại Cồ Việt, được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt, có Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Di sản hỗn hợp đầu tiên và riêng có ở Đông Nam Á.

Trải qua rất nhiều khó khăn, hạn chế và cả những ý kiến phản biện, cuối cùng Festival Ninh Bình – Tràng An kết nối di sản sẽ chính thức được tổ chức vào 3 ngày tới đây, từ 17 đến 19/11/2022.

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình - Ảnh 6.

Nói về phương pháp dàn dựng, đạo diễn Lê Quý Dương cho biết: "Tôi đã chủ động chọn phương pháp tôn trọng và giữ nguyên bản các tiết mục của từng tỉnh thành về tham dự Festival như những hạt nhân cốt lõi. Nhưng trên cơ sở đó sẽ ứng dụng di sản trong đời sống, đặt di sản đó trong một không gian mới. Tổng thể các tiết mục tham dự sẽ mộc mạc, không đao to búa lớn nhưng vẫn đảm bảo sự độc đáo, đa dạng. "Dù đây là cuộc chơi của Ninh Bình nhưng không vì thế mà các tiết mục phải ‘nổi trội’ hơn.

Định hướng của Festival này rất rõ ràng, không phải đây là Festival của riêng Ninh Binh để tôn vinh di sản Ninh Bình mà chỉ là đơn vị đăng cai để kết nối các miền di sản các tỉnh thành, nghĩa là yếu tố bình đẳng, tôn trọng nhau được chúng tôi chú trọng".

Trên tinh thần này, kịch bản tổng thể được xây dựng thành 5 chương trình chính gồm: Chương trình nghệ thuật khai mạc; Lễ hội đường phố; Đêm đại nhạc hội di sản; Không gian triển lãm di sản của Ninh Bình và các tỉnh thành về tham dự; Chương trình nghệ thuật bế mạc. Giám đốc âm nhạc là NSUT Hồ Trọng Tuấn. Biên đạo múa: NSND Hồng Phong. Trong đó chương trình khai mạc diễn ra vào 20h ngày 17/11/2022 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế - Thành phố Ninh Bình, truyền hình trực tiếp VTV. Dự kiến sẽ phục vụ trên dưới 10.000 khán giả tham dự và theo dõi.

Đạo diễn Lê Quý Dương: Từ “1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt” đến đặt nền móng cho Festival đầu tiên của Ninh Bình - Ảnh 7.

Những di sản của Ninh Bình sẽ được kết nối và lan toả trong Festival

Về nội dung, Lễ khai mạc sẽ giới thiệu những nét di sản đặc trưng của Ninh Bình và các tỉnh thành về tham dự theo các cụm chủ đề: Di sản Ninh Bình với tiết mục Chèo "Thống nhất non sông – Khơi nền tự chủ - Mở nền chính thống", hát Xẩm Hà Thị Cầu, trình diễn Trống nhảy Kim Sơn - di sản văn hóa dân gian…; Di sản Thăng Long Hà Nội có múa rối của Nhà hát múa rối Thăng Long; Di sản vùng Bắc bộ là Quan họ Bắc Ninh, Múa rối cạn ở Hải Phòng, hát Chầu văn tại Hà Nam, hát chầu văn Nam Định và Trò Xuân Phả tại Thanh Hóa; Di sản văn hóa Nam Bộ với nghệ thuật Đờn ca tài tử; Di sản văn hóa Trung Bộ và Tây Nguyên với điệu hát ví dặm Nghệ An, Thừa Thiên Huế với di sản Nhã nhạc cung đình và điệu múa Lục cúng hoa đăng nổi tiếng khắp nơi trên thế giới…

Sau Festival cho Ninh Bình, tác giả-đạo diễn Lê Quý Dương có tham vọng táo bạo sẽ tổ chức thành chuỗi Festival. "Có thể nói rằng hệ thống di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hoá và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam chúng ta là vô cùng phong phú và rất đáng tự hào với bạn bè và giới nghiên cứu quốc tế. Gần như địa danh nào trên khắp đất nước của chúng ta cũng có một di sản hoặc vật thể, hoặc phi vật thể rất đặc biệt. Hệ thống di sản tiềm ẩn nghị lực vươn lên, nội lực văn hoá và năng lượng sáng tạo tiềm tàng của một dân tộc có nhiều nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tôi vẫn tâm niệm rằng sớm hay muộn cũng sẽ có nhiều Festival Di sản được nghiên cứu sáng tạo và tổ chức ở nhiều nơi", đạo diễn chia sẻ.

Tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương sinh năm 1968 tại Hà Nội, trong một gia đình nghệ sỹ, trí thức. Anh là hậu duệ của dòng họ Lê Quý Đôn. Sau khi đỗ thủ khoa Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội khóa 1985 - 1990, chuyên ngành Lý luận Phê bình Sân khấu anh có kịch bản sân khấu đầu tay "Chợ đời", đạt Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Năm 1993, Lê Quý Dương từ bỏ công việc ở Cục nghệ thuật biểu diễn, bán nhà sang du học tự túc tiếng Anh tại Sydney, Australia. Phải làm nhiều nghề lao động vất vả để sinh sống và học tập, năm 1995, Lê Quý Dương thi đỗ học bổng OPRS tại Đại học News South Wales. Năm 2001, Lê Quý Dương được Chính phủ Liên bang Úc và Khối Liên hiệp Anh trao tặng Giải thưởng Nghệ thuật mang tên cố Thủ tướng Anh, Winston Churchill với thành tích ứng dụng các tinh hoa nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam và châu Á vào sân khấu đương đại Úc qua vở diễn "Lời Thỉnh Cầu Mùa Xuân".

Năm 2002, Lê Quý Dương thi đỗ học bổng William Fulbright của Mỹ, được Thủ tướng Úc John Howard viết thư chúc mừng. Năm 2003, Lê Quý Dương được trao giải thưởng Paul Verhoeven cho phim ngắn "She".

Hiện tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương là Chủ tịch Diễn đàn Festival quốc tế, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Sân khấu thế giới.

Lê Thanh Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuổi xế chiều của nam ca sĩ nhạc đỏ nổi tiếng gốc Thái Bình: Sống độc thân giản dị dù có tiền

Tuổi xế chiều của nam ca sĩ nhạc đỏ nổi tiếng gốc Thái Bình: Sống độc thân giản dị dù có tiền

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Việt Hoàn là một trong những ca sĩ nhạc đỏ lừng danh đất Bắc, anh đắt show kiếm được nhiều tiền nhưng lại sống giản dị ở tuổi xế chiều.

Trang Trần: "Tôi sang Mỹ nhiều người bảo không có tiền, chỉ ăn cá khô nên mới gầy"

Trang Trần: "Tôi sang Mỹ nhiều người bảo không có tiền, chỉ ăn cá khô nên mới gầy"

Giải trí - 3 giờ trước

"Để kiếm được tiền không phải dễ, không phải tự nhiên mà kiếm được tiền đâu" – Trang Trần chia sẻ.

Nhan sắc hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7', visual bất bại trước cam thường

Nhan sắc hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7', visual bất bại trước cam thường

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Trong buổi ra mắt phim tại Hà Nội vừa qua, Ceri Thu Hà – hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7' hút ống kính máy quay bởi phong cách ngày càng trưởng thành, quyến rũ.

Mất liên lạc với nghệ sĩ Thương Tín

Mất liên lạc với nghệ sĩ Thương Tín

Giải trí - 15 giờ trước

Sau khi dự đám cưới tại Thủ Đức ngày 20/4, diễn viên Thương Tín về lại quê nhà ở Ninh Thuận và mất liên lạc.

Mai Thu Huyền gay gắt với tin đồn liên quan đến Trấn Thành

Mai Thu Huyền gay gắt với tin đồn liên quan đến Trấn Thành

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - "Tôi chưa bao giờ tôi nhắc đến Trấn Thành trong các phát ngôn của mình. Đối với tôi, Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng, tôi luôn ngưỡng mộ bạn ấy", Mai Thu Huyền chia sẻ.

Minh Cúc: Tôi không đưa con gái có bệnh về não lên mạng xã hội để 'câu view'

Minh Cúc: Tôi không đưa con gái có bệnh về não lên mạng xã hội để 'câu view'

Thế giới showbiz - 19 giờ trước

"Mỗi buổi livestream, tôi để con nằm trên giường phía sau, tôi ngồi dưới đất, tôi làm thế để vừa trông con, vừa làm việc" - Diễn viên Minh Cúc nói.

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

Câu chuyện văn hóa - 20 giờ trước

GĐXH - Trấn Thành - Hari Won được xem là cặp đôi nghệ sĩ Việt đẹp trong lòng công chúng. Hiện tại, sau 8 năm hôn nhân, dù chưa có con nhưng cuộc sống tình cảm của họ vẫn thăng hoa.

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

Giải trí - 23 giờ trước

Với người hâm mộ, nam diễn viên Trung Quốc Lục Nghị là một ngôi sao kiểu mẫu khi có trong tay một sự nghiệp rực rỡ, khối tài sản đáng nể và gia đình ngập tràn hạnh phúc.

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

Giải trí - 1 ngày trước

Sở hữu lợi thế là ngoại hình xinh đẹp, trong trẻo, nhưng nữ diễn viên Trung Quốc Trương Dư Hi lại đối mặt với làn sóng phản đối khi góp mặt tại chương trình "Đạp gió 2024" vì khả năng ca hát hạn chế.

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 1 ngày trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Top