Đạo diễn "Tết lo phết" nói gì về nỗi ám ảnh mang tên "tài trợ" mỗi mùa phim hài Tết?
GiadinhNet - Theo đạo diễn "Tết lo phết" Mai Long, nếu có nhà tài trợ thì phim Tết sẽ được quyết "mạnh tay" hơn. Tuy nhiên, với 2 năm dịch COVID-19 vừa qua thì vấn đề này cũng khiến NSX khá đau đầu.
Nhiều năm nay, anh được người trong giới gọi là "Đạo diễn hài Tết" bởi dấu ấn từ “Văn Lang làng cười” đến seri hài “Tết lo phết”, “Tết vui phết- Mr Lù”... Nhưng năm nay anh chỉ có 1 phim Tết “Chạm vào hạnh phúc". Có vẻ ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến các đạo diễn khá “rén", thị trường hài Tết khá ảm đạm?
Hài Tết là món ăn tinh thần không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Khán giả chờ đợi. Nhà sản xuất thì tất tưởi chuẩn bị. Các nghệ sĩ bận bịu với các show diễn, các doanh nghiệp nhân cơ hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Cứ thế, đến hẹn lại lên, dịp tết nào cũng sôi động và người ta phải gọi riêng là thị trường hài Tết.
Thế nhưng hai năm qua do đại dịch COVID-19, ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do vậy các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều về tài chính, họ sẽ dè dặt trong chi tiêu, việc quảng cáo marketing sẽ ít. Vì thế, thì trường hài Tết năm nay không sôi động như mọi năm và việc tìm bối cảnh sẽ khó hơn, vừa đảm bảo lịch quay, vừa phải đảm bảo quy tắc phòng chống dịch tuyệt đối. Điều này thực sự là không thể phủ nhận.
Thú thật, vừa quay phim mà trong lòng tôi luôn lo lắng, căng thẳng bệnh dịch lây lan. Anh em trong đoàn luôn phải nhắn nhủ nhau, quay an toàn, quay nhanh chóng chứ nếu chẳng may… là cả ekip đều toang.

Mai Long không chỉ làm đạo diễn mà còn tham gia diễn xuất trong nhiều phim của chính mình
Vậy có thể hiểu là để anh hoàn thiện được một bộ phim hài Tết năm nay là rất khó khăn, không chỉ do dịch mà quan trọng là khâu xin tài trợ chắc chẳng dễ dàng?
Tôi cũng nhận được khá nhiều thắc mắc về việc năm nay kêu gọi tài trợ cho phim có khó không? Chắc nhiều đơn vị lắc đầu khi anh đặt vấn đề tài trợ?
Sự thật không thể phủ nhận là mặc dù hài Tết còn có nguồn thu từ việc bán bản quyền phát sóng cho các đài truyền hình địa phương hoặc hạ tầng giải trí để phát dịp Tết nhưng nguồn thu đó chưa đủ để thu hồi vốn. Vì thế, nếu có nhà tài trợ thì nguồn kinh phí để đầu tư sản xuất cũng sẽ "mạnh tay" hơn. Thú thật, năm 2020, đại dịch khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao và họ vô cùng dè dặt khi đồng hành cùng các nhà sản xuất.
Nhưng sang đến năm nay, việc xin tài trợ với tôi không quá khó. Có rất nhiều đơn vị doanh nghiệp cũng muốn đồng hành cùng chúng tôi vì một phần họ đã “quen" với dịch, họ lại yêu thích hài; đồng thời nhận thấy quảng bá sản phẩm qua hài Tết rất hiệu quả. Tôi thuyết phục nhà tài trợ bằng kịch bản và cách lồng ghép sản phẩm của họ một cách tự nhiên. Chưa ai lắc đầu khi tôi đặt vấn đề vì họ đều nhìn thấy giá trị nhân văn mà cần được ủng hộ.
Giá trị nhân văn mà anh nói là lý do khiến phim hài Tết năm nay của anh giống với bộ phim tình cảm? Anh không sợ một kịch bản “lạc quẻ" so với thời điểm cuối năm này?
Đại dịch làm chao đảo nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hai năm qua chúng ta đã chứng kiến quá nhiều đau thương mất mát để hiểu được giá trị của tình người, giá trị của những khi còn bên nhau. Vì thế, bộ phim năm nay của tôi là sự tương phản giữa đức hy sinh cao cả của những người lớn tuổi (tình yêu, niềm thương, trách nhiệm) với sự lãng mạn đến hoang phí của tuổi trẻ. Qua bộ phim, khán giả đều thấy thấp thoáng bóng dáng mình trong đó vì ai cũng đã từng chạm đến ngưỡng cửa của hạnh phúc nhưng không phải ai cũng có được hạnh phúc trọn vẹn.
Ngoài ra, tôi cho rằng, dù vất vả đến mấy thì tinh thần vẫn cần bồi đắp để có những cảm xúc mới lạ, để lao động và sản xuất hứng khởi hơn. Tôi là người luôn chú trọng vào làm kịch bản hài hay nhất.

Phim Tết 2022 của đạo diễn Mai Long - "Chạm vào hạnh phúc" được cho là một bộ phim tình cảm, giàu tính nhân văn
Thế nhưng, từ vài năm nay khá nhiều ý kiến khán giả cho rằng phim hài Tết đang "chết yểu" vì các nhà sản xuất chỉ "chăm chỉ" quảng cáo, lăng xê nhãn hàng quá lố mà ít chú ý đến chất lượng hài?
Câu này cũng có ý đúng, vì khán giả thấy có nhiều quảng cáo quá, thậm chí quảng cao thô thiển chiếm nhiều thời lượng của nội dung phim. Tuy nhiên, khán giả cũng phải thông cảm và chia sẻ với nhà sản xuất vì nếu không có các doanh nghiệp tài trợ thì không thể có kinh phí làm phim. Để giữ mối làm ăn lâu dài với hi vọng được cung cấp liên tục qua các năm "món ăn tinh thần" cho khán giả nên các nhà sản xuất phải "chiều lòng" các nhà tài trợ.
Một vấn đề nữa là chất lượng kịch bản, "có bột mới gột nên hồ" nguyên liệu không ngon khó chế biến được món ngon, nhiều nhà sản xuất muốn phim hay lắm nhưng kịch bản thiếu và yếu nên khó "cân" bộ phim. Mà hiện nay kịch bản tốt thì thiếu mà kịch bản dở lại nhiều. Vì thế bên cạnh đạo diễn, ê kíp mạnh, thì kịch bản là điều kiện tiên quyết để có phim hài đặc sắc, đi vào lòng khán giả.
Thêm một lí do nữa là ekip sản xuất (chủ yếu là đạo diễn) chưa đưa được quảng cáo một cách tinh tế, tự nhiên vào phim.
Rút kinh nghiệm nên phim hài Tết của tôi cố gắng thuyết phục khán giả bằng kịch bản và cách lồng ghép sản phẩm của họ một cách tự nhiên (quảng cáo mà như không quảng cáo). Như thế cũng là cách gây được thiện cảm của khán giả với nhãn hàng.
Nhân nói đến kịch bản hài, anh nghĩ sao khi từ nhiều năm nay, nhắc đến phim hài Tết thường bị cho là nhảm, là lối mòn, sáo rỗng, thậm chí là đem đến tiếng cười phản cảm?
Đó chính là cái khó của vấn đề kịch bản mà tôi đã nói ở trên. Lâu nay cứ nhắc đến hài Tết là lối mòn kiểu như: xấu thì xấu thậm tệ, chân phải thọt, mắt phải chột… nhưng lại không gây được tiếng cười, đôi khi bị cho là phản cảm. Thế nhưng, các đạo diễn, nhà sản xuất phải nhìn nhận một thực tế, càng ngày, thị hiếu thẩm mỹ và dân trí của khán giả nâng cao nên càng cần phải tôn trọng khán giả bằng hài sạch sẽ, nhân văn.
Tôi khẳng định, hài Tết của tôi sạch, không nhảm nhí, câu view. Việc hài Tết dùng ngoại hình xấu xí tạo nên tiếng cười là xưa rồi. Giờ khán giả khó tính lắm phải thuyết phục khán giả bằng nội dung và chiều sâu tác phẩm chứ không hời hợt bằng vẻ bề ngoài.

Thông thương thì hài ở ngôn ngữ, hài ở hài động, hài ở tình huống, hài ở những thói quen xấu… Để chọc cười được các ekip phải tư duy đến những thứ khác thông lệ, bất bình thường. Nên ranh giới giữa sự nhảm và cái gây cười nó mong manh lắm. Người hợp gu thấy buồn cười, người không hợp bảo đó là nhảm.
Nhưng nếu cứ vơ đũa cả nắm rằng “nhắc đến hài Tết là nhắc đến hài nhảm” là không được. Nó phủ nhận sạch trơn công sức lao động của ekip, các nghệ sĩ, các thành phần làm phim. Đánh giá như thế phủ nhận công lao sáng tạo và lao động cật lực của cả tập thể. Với ekip của chúng tôi, ai cũng phải nỗ lực để làm nên những thước phim đẹp nhất, hay nhất.
Vậy việc lựa chọn NS Tú Oanh và Quách Thu Phương - hai bà mẹ nổi tiếng vừa bước ra khỏi bộ phim đình đám “Hương vị tình thân” cho bộ phim hài năm nay không phải mục đích gây hiệu ứng cho phim sao?
Đúng là hai diễn viên đình đám. Tôi rất vui khi mời được 2 diễn viên này vào phim của mình, nhiều người hỏi tôi, liệu 2 nghệ sĩ này vào làm hài liệu có hợp? Tưởng không mà lại rất hợp, khi làm phim chúng tôi đã đọc kỹ kịch bản, có bàn bạc với nhau rất nhiều nên cảm xúc đã chín muồi. Ai khó tính, tôi sẽ thuyết phục bằng kịch bản, may mắn là các nghệ sĩ là người rất tâm huyết với nghệ thuật nên cùng đồng cam cộng khổ cùng ekip.
Xin cảm ơn chia sẻ của đạo diễn Mai Long!

'Thần đồng âm nhạc' sở hữu loạt ca khúc trăm triệu view từ 3 tuổi giờ ra sao?
Thế giới showbiz - 26 phút trướcSau thế hệ Xuân Mai, Xuân Nghi, có thể nói bé Bảo An là sao nhí sáng giá nhất trong trang lứa của mình, được gọi là "sao nhí triệu view".

Nghệ sĩ Lê Vi giấu đạo diễn mang bụng bầu đến phim trường
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 30 năm bộ phim "Cây bạch đàn vô danh", đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hé lộ nữ chính - NSƯT Lê Vi khi đó đã mang bụng bầu đến phim trường.

Nam ca sĩ tuổi 41 sống trên núi tuyết, mỗi tháng ngồi không cũng có nửa tỷ đồng
Câu chuyện văn hóa - 3 giờ trướcCa sĩ Tiến Dũng - thành viên nhóm The Men - hiện định cư Mỹ, thu nhập chính từ dịch vụ cho thuê nhà. Mỗi tháng, anh kiếm hơn 20.000 USD (524 triệu đồng).

Vì sao Hải Tú bị gọi là 'nàng thơ thị phi' của Sơn Tùng M-TP?
Thế giới showbiz - 4 giờ trướcSuốt 5 năm vào công ty của Sơn Tùng M-TP, Hải Tú vẫn luôn nhận được nhiều chú ý của khán giả nhưng không phải ở những sản phẩm nghệ thuật.

'Vua hề' từng sở hữu 90 cây vàng giờ trắng tay, sống đơn độc chẳng vợ con
Câu chuyện văn hóa - 4 giờ trướcỞ tuổi 73, nam nghệ sĩ nổi tiếng một thời này vẫn sống một mình, không vợ con dù từng có quá khứ lừng lẫy, đào hoa.

Cuộc đời cay đắng 'ngủ công viên, khóc giữa đường' của diễn viên cao 1,5m Kim Đào
Thế giới showbiz - 6 giờ trướcKhông có tiền thuê phòng cả ngày, Kim Đào từng phải đưa con trai 4 tuổi ngồi xe buýt tránh nắng, khiến bé say nắng ói sốt.

'Trùm vai đểu' Minh Tuấn tiết lộ về hôn nhân ngọt ngào với Đại tá, NSND Ngọc Thư
Câu chuyện văn hóa - 7 giờ trướcNSƯT Minh Tuấn - "trùm vai đểu" màn ảnh Việt có cuộc tình đẹp 36 năm với Đại tá, NSND Ngọc Thư bắt đầu từ đôi tất len. Ngoài đời, anh là người chồng tâm lý, cha tận tụy.

Á hậu tuổi Ngọ sau 12 năm đăng quang: 4h30 dạy học tiếng Anh, tự nhận được gia đình nuôi ăn ngày 3 bữa
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - Á hậu Nguyễn Thị Loan là người đẹp tuổi Ngọ có nhiều thành tích trong các cuộc thi nhan sắc nhưng dường như hào quang vương miện không đủ sức níu chân người đẹp trong làng giải trí.

Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai
Giải trí - 19 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh cho biết từng bị bố mẹ cấm yêu nhưng đến giờ lại giục "sao mãi không có bạn trai".

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong
Xem - nghe - đọc - 22 giờ trướcGĐXH - Trong tập 23 "Dịu dàng màu nắng", Xuân chăm sóc sếp Phong bị đau bụng khiến Nghĩa cảm thấy hụt hẫng lo lắng cho chuyện tình cảm của mình.

Ánh mắt 'phán xét' siêu đáng yêu của con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dành cho bố mẹ
Giải tríGĐXH - Bé Tuệ An - con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại khiến khán giả mê mẩn với loạt ảnh chào mừng tuổi lên 2 vô cùng đáng yêu. Trong đó, có một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bố mẹ với ánh mắt 'phán xét'.