Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp NSND đẹp trai như Chánh Tín, từng nổi tiếng nhờ hát nhạc Phạm Tuyên

Thứ bảy, 08:43 18/01/2020 | Giải trí

GiadinhNet - Ông là NSND Mạnh Hà, từng rất thành công với hàng loạt các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên như “Chiếc gậy Trường Sơn”, “Gẩy đàn lên hỡi người bạn Mỹ”, “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, “Từ một ngã tư đường phố”… Thời đó, ông được mệnh danh là “hoàng tử hát”, vì sở hữu vẻ đẹp chẳng khác gì tài tử điện ảnh.

Gặp NSND đẹp trai như Chánh Tín, từng nổi tiếng nhờ hát nhạc Phạm Tuyên- Ảnh 1.

NSND Mạnh Hà bây giờ. Ảnh: Thanh Hà

Nói đến "Chiếc gậy Trường Sơn" là nhớ tới Mạnh Hà

Theo lời giới thiệu của nhà báo Phạm Hồng Tuyến - con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên, chúng tôi tìm đến nhà NSND Mạnh Hà, người hát thành công nhiều ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ở tuổi 76, người nghệ sĩ của những bản hành khúc nổi tiếng năm nào vẫn giữ được chất giọng nội lực, khỏe khoắn. Ông hát "mộc" cho chúng tôi nghe bài hát từng làm nên tên tuổi của ông mấy chục năm trước là "Chiếc gậy Trường Sơn", rồi đột ngột "đổi màu" sang bản tình ca mùi mẫn "Anh còn nợ em". NSND Mạnh Hà hóm hỉnh: "Cả đời hát hành khúc rồi, giờ phải chiều người nghe và chiều lòng mình nữa. Tôi hát bài này được các bà các cô mê lắm. Là mê bài hát thôi, chứ giờ đâu còn trẻ nữa. Mà lúc đương xuân, tôi được coi là "hoàng tử hát", vì ăn diện và đẹp trai có thua gì Chánh Tín đâu".

Là người hát nhiều ca khúc của Phạm Tuyên, NSND Mạnh Hà nói rằng các tác phẩm của nhạc sĩ không chỉ là tài sản để đời mà còn làm nên tên tuổi của ca sĩ, nếu như anh hát thành công. "Tôi hát nhạc của nhiều người nhưng mang đến sự nổi tiếng cho tôi là nhạc của Phạm Tuyên. Trong đó, "Chiếc gậy Trường Sơn" là ca khúc đầu tiên làm nên tên tuổi của tôi. Hễ nhắc đến ca khúc đó là khán giả nhớ đến Mạnh Hà. Từ năm 1986, tôi chuyển sang làm quản lý Nhà hát đương đại, năm 1990 phụ trách lĩnh vực biểu diễn ở Cục Nghệ thuật biểu diễn nên không còn đi hát nữa. Vậy mà thật ngạc nhiên là cho đến tận bây giờ, khán giả xưa khi gặp tôi họ vẫn nhận ra và yêu cầu hát bài đó" -NSND Mạnh Hà hào hứng cho biết.

Sở dĩ ca khúc "Chiếc gậy Trường Sơn" được "đóng đinh" bởi tên tuổi của NSND Mạnh Hà là bởi ông đã trải nghiệm thực tế, cùng ăn ngủ với bộ đội và cùng hành quân.

Ông kể: "Cuối năm 1967, lúc đó tôi mới 24 tuổi, nhận nhiệm vụ đi biểu diễn phục vụ Trung đoàn Thủ đô. Chúng tôi hành quân theo đường mòn Hồ Chí Minh, từ Hà Nội qua Hoà Bình, Thanh Hoá. Đường đi gập ghềnh, leo đèo, xuống dốc giữa thời tiết mùa đông rét cắt da cắt thịt. Một cậu lính trẻ trạc tuổi tôi có chiếc gậy chạm trổ rất đẹp. Tôi hỏi chuyện thì được biết, cậu ấy đang học ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng xung phong nhập ngũ. Sau buổi hôm ấy, cậu tặng tôi chiếc gậy mà cậu ấy rất quý. Quả nhiên, có cây gậy trong tay, tôi đi lại dễ dàng hơn nhiều và nó trở thành vật bất ly thân trong suốt chặng đường vượt Trường Sơn".

"Vì thế khi bài "Chiếc gậy Trường Sơn" ra đời, tôi lập tức hình dung ra bước chân và mong ước của những người lính nên khi hát, cảm xúc cứ thế tràn về. Lời của ca khúc sao mà thấu hiểu đến thế, cứ như thể tác giả là người ở trong đoàn quân đó vậy: "Luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi, luyện cho tinh thần mà chỉ tiến không lui/Gậy trong tay mồ hôi đã bóng, màu gỗ quê hương mang cả mối tình dân". Hồi đó, tất cả bộ đội vượt Trường Sơn đều hát bài này, vì nó nói hộ nỗi lòng của họ và có ý nghĩa hiệu triệu lòng người rất lớn. Tôi nhớ mãi một chuyện, ngày đó, mỗi tiểu đội được phát một chiếc radio để bộ đội nghe tin tức. Đến chương trình văn nghệ có phát bài "Chiếc gậy Trường Sơn", một anh thương binh đang trị thương ở lán đã cố gắng bò ra gần chiếc radio để nghe bài hát này. Ca khúc như làm anh quên đi nỗi đau thể xác"- Ca sĩ Mạnh Hà bồi hồi nhớ lại.

Viết về sự cao cả bằng cái nhìn bình dị

Gặp NSND đẹp trai như Chánh Tín, từng nổi tiếng nhờ hát nhạc Phạm Tuyên- Ảnh 2.

Ngoài "Chiếc gậy Trường Sơn", NSND Mạnh Hà còn hát những ca khúc như "Điện Biên Phủ trên không", "Con kênh ta đào" (thơ Bùi Văn Dung), "Gẩy đàn lên hỡi người bạn Mỹ", "Từ một ngã tư đường phố"… Ông bảo, những năm ấy, bạn bè thế giới không chỉ biết đến Việt Nam vì trải qua hai cuộc chiến tranh với Pháp - Mỹ mà còn thông qua những ca khúc nổi tiếng.

Tháng 1/1979, ông cùng đoàn đi biểu diễn ở Đức, khi hát "Con kênh ta đào" khán giả vỗ tay không ngớt. "Rồi họ bày tỏ sự hâm mộ bằng cách thả tiền vào khu vực biểu diễn, gom lại được cả một bao tải lên đến 47.000 Mác. Tôi không biết quy ra tiền Việt là bao nhiêu nhưng một chiếc xe mi-fa lúc đó chỉ 500-600 Mác thôi. Số tiền đó được đoàn mang nộp cho Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, vì đi diễn đã có thù lao của nhà nước cấp rồi" - NSND Mạnh Hà tâm sự.

Nói về nhạc sĩ Phạm Tuyên, NSND Mạnh Hà nhận định: "Nhiều người cứ nói anh Phạm Tuyên viết nhạc dân dã nhưng tôi cho rằng cái phức tạp mà viết thành bình dị, giản đơn mới là khó. Những sáng tác ấy rất dung dị nhưng không phải ai cũng tìm ra được đâu. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu tha thiết và trân trọng cuộc sống, con người thì mới có sự rung cảm như thế. Từ cái bình dị thực tế, anh nâng nó lên thành vấn đề mang tính thời cuộc. Có những bài được cả nước hát, cứ vui là hát, gần như là Quốc ca thứ 2 của Việt Nam vậy. Đó là "Như có Bác trong ngày vui đại thắng".

"Vì sao anh có nhiều ca khúc hay như thế? Tôi cho rằng ngoài tài năng thiên bẩm còn do cách sống của anh. Không bao giờ anh tỏ ra mình là "cây cao bóng cả", cho nên âm nhạc cũng phản ánh rõ nét con người anh. Khi sống nhân văn, nhân ái thì người ta luôn nhìn thấy vạn vật bằng lăng kính sáng trong, tin yêu, rộng mở. Các ca khúc của anh vừa trữ tình, sâu lắng lại đầy ắp lý tưởng và quan trọng nữa là nó ra đời rất kịp thời. Âm nhạc của Phạm Tuyên được tắm trong cuộc sống của tâm hồn Việt Nam chứ không phải chỉ một bộ phận đâu. Và ca khúc miền Bắc mà để miền Nam hát được khó lắm, nhưng sáng tác của Phạm Tuyên thì cả hai miền đều hát". Ca sĩ của "chiếc gậy Trường Sơn" tâm niệm.

Một điều đặc biệt nữa về nhạc sĩ Phạm Tuyên mà NSND Mạnh Hà thấy ngưỡng mộ là, người nghệ sĩ thường được ví như cái mỏ, trữ lượng chỉ có giới hạn thôi, khai thác một thời gian là hết, không viết được nữa. Nhưng anh Phạm Tuyên thì vẫn rất dồi dào năng lượng, đến tuổi cao vẫn sáng tác. Rồi phần nhiều nhạc sĩ chỉ "vào" được giới này mà không thể thành công ở giới khác nhưng ca khúc của anh thì trải rộng từ cách mạng, trữ tình cho đến các ca khúc dành cho trẻ em, và đều rất thành công. Đó là vì anh không cầu kỳ trong sáng tác, không cần tìm cái cao siêu mà do nó tự nẩy ra trong tình cảm, suy nghĩ.

NSND Thanh Hoa: Phạm Tuyên là người viết chính ca bậc thầy

Ngoài NSND Mạnh Hà, một người hát thành công không kém các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên là NSND Thanh Hoa. Trò chuyện với chúng tôi, chị bảo: "Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một con người mà tôi rất kính trọng, từ sự tài hoa cho đến tư cách đạo đức, phong cách sống. Tôi và chị Lê Dung không hát nhiều bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên nhưng các ca khúc đã hát thì đều là người đầu tiên. Bài "Màu cờ tôi yêu" là một ví dụ. Lời hát và hình ảnh lá cờ tuy rất giản dị nhưng mang tính biểu tượng rất cao, nhìn lá cờ là thấy Tổ quốc. Thời ấy, mỗi khi có ngày kỷ niệm là đi đâu cũng thấy hát bài đó.

Viết về Bác Hồ nhiều người có thể thành công vì Bác là biểu tượng cụ thể nhưng để viết về Đảng thì rất khó viết. Mà viết để đi vào lòng người nữa thì lại càng khó. Đối với tôi, nhạc sĩ Phạm Tuyên là người viết các ca khúc chính ca bậc thầy. Mỗi bài hát về Đảng của ông luôn có tính cổ động tinh thần rất lớn nhưng không hề giáo điều, đó là sự tài tình của người viết. Tôi nhớ năm 1981 sang Liên Xô (cũ) biểu diễn trong Nhà hát có sức chứa 10 ngàn khán giả. Khi hát đến bài "Như có Bác trong ngày vui đại thắng", đoạn điệp khúc "Việt Nam- Hồ Chí Minh" thì cả khán phòng đứng dậy vỗ tay và hát theo. Lúc đó, tự hào và thiêng liêng vô cùng".

Dù không hát nhiều ca khúc của ông nhưng NSND Thanh Hoa cho rằng nói về nhạc sĩ Phạm Tuyên thì không chỉ có ca khúc cách mạng mà còn là nhạc tình, viết rất sâu lắng. Người nghe không thể quên mà người hát cũng yêu da diết. Rồi với các em nhỏ cũng vậy, hiếm có một nhạc sĩ nào lại thấu hiểu tuổi thơ như vậy. Thành công ở nhiều mảng đề tài là bởi vì ông luôn trân trọng, nâng niu những điều xung quanh mình, từ vạt nắng trong "Gửi nắng cho em", chiếc gậy trong "Chiếc gậy Trường Sơn", cho đến cái ngã tư, đèn đỏ ở "Từ một ngã tư đường phố". Động đến cái gì là thành công cái đó. Phải rất trân trọng cuộc sống, yêu con người thì mới có sự rung cảm đẹp để viết hay và đẹp như thế.

Còn với nhạc sĩ Phạm Tuyên, ông tâm niệm rằng: "Trong cuộc đời sáng tác nhiều khi tôi nghĩ đó là nghiệp của mình. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vẫn gọi tôi là "người chép biên niên sử bằng âm nhạc". Tôi nghĩ, mình phải cám ơn môi trường làm việc là cơ quan báo chí Đài phát thanh. Ở đó tôi, được cập nhật hàng ngày tin tức nên mới nẩy ra tình cảm như thế chứ mình chả giỏi gì hơn các nhạc sĩ khác đâu. Năm 1975, nhờ làm việc ở Đài mà tôi theo dõi từng bước chân của quân giải phóng. Để rồi cảm xúc dồn lại, cuối cùng bật ra thành bài hát đi cùng năm tháng "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" như thế. Cảm xúc sáng tác là quan trọng nhất của người nghệ sĩ nên khi viết, tôi chỉ đơn giản là bày tỏ tình cảm của mình thôi".

Với ca khúc về Đảng cũng vậy, nhạc sĩ Phạm Tuyên luôn coi đó là sự bày tỏ về một lý tưởng làm lay động trái tim triệu người. Vì thế, những bài hát của ông luôn là biểu hiện sinh động của tình yêu và lòng kính trọng với Đảng, với những con người cống hiến hết mình cho sự nghiệp vẻ vang của cách mạng. Có lẽ vì thế mà những ca khúc "Đảng cho ta sáng mắt sáng lòng", "Đảng cho ta một mùa xuân", "Màu cờ tôi yêu"… nhiều thập kỷ qua vẫn luôn được công chúng yêu thích và dành sự cảm phục cho những cống hiến của nhạc sĩ Phạm Tuyên - người chép sử Đảng bằng âm nhạc- mang lại. 

Lê Thanh Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phim có Thùy Tiên đóng chính bị tẩy chay dù chưa ra rạp

Phim có Thùy Tiên đóng chính bị tẩy chay dù chưa ra rạp

Giải trí - 12 phút trước

Từng là một trong những dự án điện ảnh hè 2025, "Chốt đơn" hiện đang rơi vào khủng hoảng sau khi Thùy Tiên vướng bê bối liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Huyền thoại màn ảnh Kiều Chinh phía sau ống kính

Huyền thoại màn ảnh Kiều Chinh phía sau ống kính

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Nghệ sĩ Kiều Chinh ở tuổi 88 vẫn tràn đầy nhiệt huyết khi tham gia dự án điện ảnh của Trương Ngọc Ánh.

Nữ diễn viên VFC quê Tuyên Quang mang quân hàm Đại úy, đời thực có cuộc sống cực kỳ kín tiếng

Nữ diễn viên VFC quê Tuyên Quang mang quân hàm Đại úy, đời thực có cuộc sống cực kỳ kín tiếng

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Lưu Huyền Trang là nghệ sĩ nổi tiếng quê Tuyên Quang hiện công tác ở Nhà hát kịch Công an nhân dân và mang quân hàm Đại úy. Ngoài sự nghiệp thành công, nữ diễn viên còn được quan tâm bởi cuộc sống đời tư kín tiếng.

Hoa hậu Mai Phương Thúy kiếm 1,5 tỷ đồng chỉ sau một đêm

Hoa hậu Mai Phương Thúy kiếm 1,5 tỷ đồng chỉ sau một đêm

Giải trí - 12 giờ trước

Với tư duy sắc bén, Hoa hậu Mai Phương Thúy kiếm được tiền tỷ chỉ sau một đêm.

4 người đẹp xứ Thanh chung khung hình khiến fan trầm trồ

4 người đẹp xứ Thanh chung khung hình khiến fan trầm trồ

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Đỗ Thị Hà khiến fan trầm trồ khi trổ tài catwalk cùng 3 đồng hương xứ Thanh đang là thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Từ vai 'tướng cướp' tới đạo diễn phim trăm tỷ và hôn nhân kín tiếng với 'Táo Văn thể'

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Từ vai 'tướng cướp' tới đạo diễn phim trăm tỷ và hôn nhân kín tiếng với 'Táo Văn thể'

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên từng là sinh viên Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nổi danh từ vai diễn băng cướp tàn bạo trong bộ phim "Truy lùng băng Gió".

Nữ diễn viên 17 tuổi nói gì khi lần đầu được Victor Vũ 'chọn mặt gửi vàng'?

Nữ diễn viên 17 tuổi nói gì khi lần đầu được Victor Vũ 'chọn mặt gửi vàng'?

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - "Thám tử Kiên" của Victor Vũ bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc còn gây chú ý với tạo hình cổ trang của Minh Anh - diễn viên trẻ lần đầu "chạm ngõ" điện ảnh.

Shark Bình đầy 'sang chảnh' khi ngắm hoa anh đào cùng Phương Oanh

Shark Bình đầy 'sang chảnh' khi ngắm hoa anh đào cùng Phương Oanh

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Shark Bình và Phương Oanh mới đây có chuyến du lịch ở Nhật Bản, điều đáng chú ý nam doanh nhân tạo dáng với thần thái vô cùng sang chảnh, cuốn hút.

Beckam con trai Bằng Kiều: Tuổi 22 đẹp trai như hotboy, đam mê âm nhạc và vẫn chưa có bạn gái

Beckam con trai Bằng Kiều: Tuổi 22 đẹp trai như hotboy, đam mê âm nhạc và vẫn chưa có bạn gái

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Beckam con trai của Bằng Kiều và Trizzie Phương Trinh bước sang tuổi 22 nhưng vẫn chưa có bạn gái.

Chồng cũ của Từ Hy Viên tổ chức đám cưới chỉ 2 tháng sau khi cô qua đời, phản ứng của dư luận tỏ ra trái chiều

Chồng cũ của Từ Hy Viên tổ chức đám cưới chỉ 2 tháng sau khi cô qua đời, phản ứng của dư luận tỏ ra trái chiều

Giải trí - 19 giờ trước

Chỉ 2 tháng sau khi nữ diễn viên Đài Loan được yêu mến Từ Hy Viên qua đời, chồng cũ của cô là Vương Tiểu Phi được cho là đang chuẩn bị tổ chức đám cưới với bạn gái kém cô 18 tuổi.

Top