Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kho lưu giữ bút tích của các văn nghệ sĩ

Thứ tư, 09:01 16/05/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Bổng Hàng Buồm - đó là cách gọi trìu mến mà giới văn nghệ sỹ Hà Thành dành cho Phạm Văn Bổng, người sưu tầm độc nhất vô nhị phác thảo tranh và bản thảo tác phẩm văn học của các nhà văn, họa sỹ nổi tiếng.

>> Người sưu tầm những mảnh gốm cổ có một không hai

Khi chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ cũ kỹ trên gác hai, ngõ 93 phố cổ Hàng Buồm thì ông Bổng đã không còn. Tiếp chúng tôi là anh con trai Phạm Phú Tín, người đang lưu giữ và đau đáu theo đuổi tiếp sự nghiệp sưu tầm bản thảo của người cha.

Thương lượng tranh giữa tiếng bom rền

Tách khỏi không khí ồn ã của phố phường, chúng tôi ngồi im lặng trong căn nhà nhỏ, cổ kính để nghe anh Tín kể về cha mình của thời gian 5 tháng trước. Ngôi nhà treo đầy những bức tranh, che gần kín hết các bức tường với đủ các cỡ và thể loại, từ ký họa, phác thảo đến bản chính  bằng nhiều chất liệu tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh sơn mài... Nhắc đến người cha của mình, anh Tín rất tự hào: “Các văn nghệ sỹ gọi bố tôi là Bổng Hàng Buồm, để không bị nhầm với Bổng nhà văn - tác giả của cuốn tiểu thuyết “Con Trâu”. Sau hàng chục năm kiên trì sưu tầm, bố tôi đã có được một bộ sưu tập phong phú, đa dạng bản thảo vẽ và viết tay của các văn nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam. Họa sĩ mà bố tôi có nhiều tranh nhất là Bùi Xuân Phái, rồi đến Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, nhạc sỹ Văn Cao. Các nhà văn thì có Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Phùng Quán, Trần Dần, Nguyễn Huy Thiệp...”.

Ông Phạm Văn Bổng đến với thế giới hội họa và văn chương hoàn toàn tình cờ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong một trận thắng, quân đội ta tràn vào trận địa Pháp và thu nhặt những chiến lợi phẩm là khí cụ quân sự và những vật có giá trị. Không ai để ý đến vài bức tranh treo trên tường. Anh lính pháo binh Phạm Văn Bổng thấy hay hay nên gỡ chúng ra khỏi những tấm khung, cuộn lại cẩn thận rồi cất kỹ vào trong ba lô. Đấy là những bức tranh đầu tiên, và là hoạt động sưu tầm đầu tiên trong cuộc đời đắm đuối với thú chơi này của ông Bổng.

Một phần bản thảo sưu tầm được của ông Bổng

Vào những năm 60, con số những người chơi tranh thời ấy dù không nhiều nhưng thực sự có chất lượng và mỗi người có một “gu” rất riêng. Giới sưu tầm ngày ấy không phải dùng tiền để có được những bức tranh, tác phẩm họ yêu thích vì ai cũng nghèo khổ cả. Họ có được những tác phẩm quý giá bằng nhiều cách khác nhau và từ các mối quan hệ khác nhau. Nhà sưu tầm Th - người cùng thời với ông Bổng kể lại: “để có được những bức vẽ của danh họa Bùi Xuân Phái, hầu như tối nào ông Bổng cũng thường có mặt tại nhà Bùi Xuân Phái và chăm chăm vào cái sọt đựng giấy. Đấy là nơi Bùi Xuân Phái sẽ vứt những bức vẽ mà ông không vừa ý vào. Với những bức vẽ chưa hay, Bùi Xuân Phái có thói quen là vo tròn bức tranh lại như một quả bóng nhỏ và ném trúng vào chiếc sọt giấy để trong góc nhà từ khoảng cách chừng 4 mét. Mỗi tối, ông Bổng thường nhặt được 2 hoặc 3 “quả bóng” như thế. Sau đó, ông Bổng đem những “chiến lợi phẩm” đó về nhà, duỗi thẳng ra và dùng bàn là ép cho thật phẳng. Công đoạn cuối là quay trở lại nhà Bùi Xuân Phái để xin tác giả chữ ký”.

Ông Th còn kể thêm: “Vào năm 1972, thời kỳ “Hà Nội 12 ngày đêm” -quân đội Mỹ sử dụng máy bay B52 đánh phá ồ ạt vào Hà Nội. Những ngày đêm ác liệt đó, cuộc sống thật mong manh, người ta không dám chắc là ngày mai mình còn sống hay sẽ chết. Vậy mà, có một buổi tối trong 12 ngày đêm ấy, ông Bổng Hàng Buồm cùng với ông Đức Minh đến chơi nhà Bùi Xuân Phái. Ông Bổng yêu cầu Bùi Xuân Phái thắp sáng đèn lên để chỉ cho ông Đức Minh xem một bức tranh. Trong tiếng bom đạn rền vang ngoài trời, tôi nghe lẫn trong tiếng cò kè thương lượng của 2 nhà sưu tập. Ông Đức Minh thì muốn có bức Kiều của Nguyễn Tư Nghiêm mà ông Bổng đang giữ. Còn ông Bổng muốn ông Đức Minh mua một bức của Bùi Xuân Phái để trao đổi lấy bức Kiều. Ngay cả lần ông Bổng tổ chức cưới chồng cho cô con gái (năm 1987). Ông Bổng đem thiệp cưới đến mời vợ chồng Bùi Xuân Phái đến dự. Trong lúc đưa thiệp mời, ông Bổng đưa ra ý kiến: “Để tránh cho anh khỏi lãng phí tiền mừng ngày vui của các cháu, mặt khác cũng là nguyện vọng của hai đứa chúng nó, thay vì mừng tiền như thiên hạ, lần này xin anh tặng tụi nó một bức tranh.” Bùi Xuân Phái vui vẻ nhận lời. Hôm đi dự đám cưới, Bùi Xuân Phái đem tặng cô dâu chú rể một bức tranh lớn mà ông vẫn thường treo trên tường. Ông Bổng là người hiếm hoi đã hiểu rõ cái tài và cái tình của Bùi Xuân Phái đến từng chi tiết”.

Giữ lại những khoảnh khắc ngẫu hứng của các nhà văn nổi tiếng

Về các tác phẩm văn học nổi tiếng, ông Bổng đã sưu tầm và lưu giữ rất hệ thống từ bản viết tay đầu tiên, đến bản sửa chữa, bản kẽm và bản in sách của mỗi tác phẩm. Anh Tín tâm sự: “Ông cụ nhà tôi bảo, qua mỗi một công đoạn như thế, ta có thể thấy được sự biến đổi trong xúc cảm, những khoảnh khắc ngẫu hứng trong quá trình sáng tạo, tư duy của người nghệ sỹ. Đó cũng chính là niềm đam mê, là mục đích sưu tầm và lưu giữ của bố tôi”. Những thứ ông sưu tập được đến với ông bằng những con đường hết sức khác nhau.  Các nhà văn đến với ông Bổng như đến với một người bạn tâm giao. Họ đã tin tưởng để gửi gắm cho ông những đứa con tinh thần với sự quý trọng và tin cẩn. Vì thế, dù những lúc khó khăn nhất, ông cũng không bao giờ bán đi một bức nào, dù luôn có nhiều khách hàng chào mời ông với giá rất cao.

Bút tích của nhà văn Nguyễn Tuân trong mẩu thư gửi ông Bổng

Có lẽ bộ sưu tập phong phú nhất về văn chương của nhà sưu tầm Phạm Văn Bổng là những bản thảo, tác phẩm đã in sách và vô số bút tích của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là những bản thảo viết tay các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân với lời đề tặng trân trọng và yêu mến đối với nhà sưu tầm. Đó có khi chỉ đơn giản là lời hỏi thăm, lời nhắn nhủ thân tình trên một mẩu giấy nhỏ nhờ người mang đến hộ: “Tết vừa rồi ông có về quê không? Tết của ông có vất vả lắm không?” hay “Ông Bổng, chai nước mắm gửi ông đây, xin dùng ngay đi. Rồi ông cho biết cảm tưởng ngay... Tái bút: lâu nay không có dịp gặp ông. Xe đạp mất lâu. Gần đây lại đau chân, thấp khớp. Collection gốm ông có gì mới và hay không?”. Đó cũng có khi là lời đề tặng một cuốn sách mới xuất bản như cuốn Ký Nguyễn Tuân xuất bản năm 1976 chưa kịp xén phẳng: “Ông Bổng, mới lấy ở nhà in ra, ông muốn xén hay không là tùy ông. Nhưng tôi cho là cứ để lờm nhờm thế lại vui mắt nữa kia ông”. Tất cả đều được ông Bổng và giờ là anh Tín, con trai ông, giữ gìn, sắp xếp cẩn thận và đóng xén thành quyển. Gần 20 bản thảo truyện ngắn và kịch của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng được gửi gắm nơi đây. Những bản thảo của các nhà văn lớn, ông Bổng giữ được vẫn còn nguyên những dấu vết sửa chữa, cắt dán rất công phu của tác giả. Nhà văn Nguyễn Tuân trong một mẩu thư gửi cho ông Bổng có viết: “Ông Bổng. Biếu ông số báo Tết kèm theo cả bản thảo để ông đọ nó với bản in. Để thấy rằng, được bớt đi một câu và được thêm vào cũng một câu. Chúc ông và quý quyến một cái Tết nhiều hạnh phúc!”

Anh Tín cho biết, anh được tiếp cận với bộ sưu tầm và những người bạn văn nghệ sỹ của cha mình từ khi còn nhỏ. Ngày bé, đi đâu ông Bổng cũng dắt cậu bé Tín đi cùng. Niềm đam mê của người cha đã ngấm dần sang cậu con trai từ lúc nào không biết. Vì thế, tâm sự với chúng tôi anh Tín khẳng định, ngoài công việc làm ở Đài truyền hình Việt Nam, anh vẫn sẽ dành thời gian và công sức để tiếp tục gìn giữ, theo đuổi công trình sưu tầm độc nhất vô nhị của cha mình.

 4,5 tỉ đồng một  bức tranh vẫn không bán

Ngoài danh họa Bùi Xuân Phái, ông Bổng còn lưu giữ được nhiều bức vẽ quý giá của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm từ rất sớm. Khi đã thành danh, tranh Nguyễn Tư Nghiêm vẫn kén người xem, vậy mà ông Bổng vẫn có hầu hết các tác phẩm quý hiếm trong sự nghiệp sáng tác của danh họa này. Hay như tác phẩm “Vũ trụ”, tác phẩm trừu tượng duy nhất, tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Sáng, ông Bổng phải rất kiên trì mới giữ được. Vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, thời kỳ xảy ra chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô mang tên “Vũ trụ, chiến tranh giữa các vì sao”, một thương gia người Nhật đặt ông Sáng vẽ bức vẽ này. Ông ta hẹn 3 hôm sau nhưng đến 4 năm sau cũng chẳng thấy quay lại. Bảo tàng không mua nên ông Sáng bán cho ông Bổng với giá hữu nghị. Sau đấy thì thương gia người Nhật đó sang lại Việt Nam, thông qua hội Mỹ thuật, muốn mua bức tranh này nhưng ông Bổng không bán dù trả đến 300.000 USD.

Nguyễn Thắng

 

 


kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vẫn giữ kín danh tính chồng ngoại quốc, Sam hé lộ thói quen bất đắc dĩ phải đổi khi đón cặp song sinh

Vẫn giữ kín danh tính chồng ngoại quốc, Sam hé lộ thói quen bất đắc dĩ phải đổi khi đón cặp song sinh

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Sam tiết lộ từ ngày có cặp song sinh, cô chưa có thời gian mở tivi, không biết chương trình truyền hình hay bộ phim nào mới, dù đây là thói quen nhiều năm nay.

Xúc động trước hành trình 14 năm nuôi con bại não của diễn viên Minh Cúc

Xúc động trước hành trình 14 năm nuôi con bại não của diễn viên Minh Cúc

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Nữ diễn viên Việt khiến nhiều người xúc động, khâm phục với hành trình 14 năm một mình nuôi con.

Phạm Hương lại mang thai ?

Phạm Hương lại mang thai ?

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Dù đã rời showbiz Việt để sang Mỹ sinh sống được 6 năm nhưng Phạm Hương vẫn là cái tên được công chúng dành sự quan tâm đặc biệt.

Gây tranh cãi khi khoe clip ôm hôn con trai lớn, Việt Trinh vô tư đáp trả: "Con trai không cho đâu... nhưng mà Trinh ghiền quá"

Gây tranh cãi khi khoe clip ôm hôn con trai lớn, Việt Trinh vô tư đáp trả: "Con trai không cho đâu... nhưng mà Trinh ghiền quá"

Giải trí - 13 giờ trước

Hành động ôm hôn con trai lớn của Việt Trinh nhận về nhiều chỉ trích từ cư dân mạng.

Brad Pitt - Tom Cruise: Hai người cha 'thất bại' của Hollywood, bị con ruột chối bỏ 'họ cha'

Brad Pitt - Tom Cruise: Hai người cha 'thất bại' của Hollywood, bị con ruột chối bỏ 'họ cha'

Giải trí - 13 giờ trước

Brad Pitt và Tom Cruise có thể là thần tượng trong mắt rất nhiều người nhưng chưa chắc có thể trở thành "người hùng" trong trái tim những đứa con của họ.

Song Joong Ki lộ diện sau bão tranh cãi ở Baeksang, có hành động bảo vệ vợ con gây chú ý

Song Joong Ki lộ diện sau bão tranh cãi ở Baeksang, có hành động bảo vệ vợ con gây chú ý

Giải trí - 13 giờ trước

Song Joong Ki vừa bị bắt gặp đi dạo công viên cùng vợ con ở Hàn Quốc.

Nữ NSND xứ Nghệ nổi tiếng dòng nhạc đỏ có cuộc sống độc thân bình yên trong nhà vườn 8.000m2

Nữ NSND xứ Nghệ nổi tiếng dòng nhạc đỏ có cuộc sống độc thân bình yên trong nhà vườn 8.000m2

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Phạm Phương Thảo là nữ nghệ sĩ trẻ nhất trong dòng nhạc đỏ, nhạc dân gian được phong tặng NSND. Ngoài tài năng âm nhạc, cô còn khiến khán giả tò mò về cuộc sống riêng tư.

Nhóc tỳ Vbiz gây sốt vì visual như soái ca, hóa ra là em bé từng gây bão cách đây 10 năm

Nhóc tỳ Vbiz gây sốt vì visual như soái ca, hóa ra là em bé từng gây bão cách đây 10 năm

Giải trí - 14 giờ trước

Cư dân mạng và dàn sao ngỡ ngàng với diện mạo tuổi 16 của nhóc tỳ từng gây bão ở Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?

Không phải Hương Giang, người đẹp nào là sao Việt đầu tiên đi dự thảm đỏ Cannes 2024?

Không phải Hương Giang, người đẹp nào là sao Việt đầu tiên đi dự thảm đỏ Cannes 2024?

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Lần đầu xuất hiện tại LHP Cannes, Á hậu Thảo Nhi Lê lộ khoảnh khắc bị ekip BTC nhắc nhở trên thảm đỏ.

Bảo mẫu chia sẻ video hiếm, nhắn gửi xúc động tới con gái cố diễn viên Mai Phương

Bảo mẫu chia sẻ video hiếm, nhắn gửi xúc động tới con gái cố diễn viên Mai Phương

Giải trí - 15 giờ trước

Vào năm 2020, Phùng Ngọc Huy đã uỷ quyền nuôi con gái Lavie cho bảo mẫu.

Top