Loại củ được ví như 'sâm nước', ăn chơi mùa hè nhưng giúp thải độc gan và ngừa bệnh tim mạch cực tốt
GĐXH - Củ mã thầy tốt cho người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, thải độc gan và thải độc ruột cực tốt.

Củ mã thầy hay là củ năng, là một loại củ ăn chơi, có vị ngọt mát, rất thích hợp với mùa hè.
Đông y cho rằng, củ mã thầy có vị ngọt, tính hàn, có công năng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực, được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn…

Ảnh minh họa
Về giá trị dinh dưỡng, củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Đặc biệt, nó còn chứa Puchiin, một chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt. Điều này giải thích tại sao nước ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli...
Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi nhanh sức khỏe đường ruột bởi chất xơ và tinh bột từ loại củ này thuộc loại tiêu hóa chậm.
5 công dụng hữu hiệu của củ mã thầy với sức khỏe
Giải độc, mát gan
Củ mã thầy thường sử dụng dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.
Ngừa bệnh tim mạch
Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy củ mã thầy có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch thông qua việc làm giảm huyết áp và mức cholesterol trong máu.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ và tinh bột của củ mã thầy thuộc loại tiêu hóa chậm, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Ảnh minh họa
Tốt cho tuyến giáp
Nước củ mã thầy chứa nhiều kali. Chất khoáng này cần thiết cho chức năng hoạt động của cơ và thần kinh. Ngoài ra hàm lượng iốt và mangan của củ mã thầy cũng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Giúp giải rượu
Những người uống rượu nhiều, sau đó cảm giác nóng bụng, khó chịu có thể sử dụng lợi thế tiêu khát của củ mã thầy bằng cách dùng nước ép củ này, cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người.
Cảnh giác với tác dụng phụ của củ mã thầy

Ảnh minh họa
Theo Đông Y, vì có tính lạnh nên mã thầy không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu...
Ngoài ra củ mã thầy cũng thường được nhiều người ăn sống điều này rất nguy hiểm. Bởi củ mã thầy mọc dưới nước nhiều khi nhiễm ấu trùng sán từ loại củ này mà không biết. Vì vậy, khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch. An toàn hơn, bạn nên ngâm củ mã thầy vào nước sôi trong vài phút trước khi ăn. Việc này có thể giúp giảm bớt rủi ro do nhiễm khuẩn.
Nếu dùng củ mã thầy làm nước ép, bạn nên ép nước tươi, không nên đun sôi. Việc đun nóng nước mã thầy có thể làm bay hơi các hoạt chất chữa bệnh, do đó làm giảm hiệu quả điều trị.



Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và bé - 9 giờ trướcGĐXH - Viêm mủ vòi trứng là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do vệ sinh kinh nguyêt chưa đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn...

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Thai sản trọn gói: phác đồ cá nhân hóa, nhiều ưu việt cho các mẹ bầu từ Khoa Phụ sản - Bệnh viện Mặt Trời
Sống khỏe - 12 giờ trướcSáng 13/5/2025, các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Mặt Trời (Hà Nội) vui mừng đón "công dân nhí" đầu tiên chào đời bằng phương pháp "đẻ không đau" tại Khoa Phụ sản của bệnh viện.

Phòng ngừa COVID-19: Không hoang mang nhưng cũng không được chủ quan
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Nhiều chuyên gia nhận định, COVID-19 hiện được xem là cảm cúm thông thường. Bên cạnh đó, phần lớn người dân hiện nay đã có miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 là rất thấp. Tuy nhiên, mọi người cũng không được chủ quan.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 18 giờ trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 27, bệnh nhân được cứu sống nhờ ghép quả thận do mẹ hiến tặng
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Người hiến là mẹ ruột của người bệnh H – cặp ghép có cùng huyết thống. Trước tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng của con, người mẹ đã tự nguyện hiến thận.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Phát thuốc 2 tháng/lần cho người mắc tiểu đường, huyết áp... để giảm thời gian chờ khám BHYT, giảm tải bệnh viện
Y tế - 19 giờ trướcSKĐS - Theo Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa, trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn các bệnh viện phát thuốc 2-3 tháng/lần cho người bệnh mắc bệnh mạn tính (như tiểu đường, huyết áp...) để được điều trị ổn định...

Hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam do thuốc lá gây ra
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Tại Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm. Trong đó 84.500 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc chủ động và 18.800 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc thụ động.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.