Loại quả đặc sản mùa thu, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để phòng biến chứng, kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được quả hồng mặc dù có vị ngọt. Tuy nhiên cần ăn có chừng mực với số lượng ít và cần biết đặc tính của loại quả này để tránh.
Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được hồng ngâm không?
Quả hồng là một trong số những loại quả có vị ngọt cùng hàm lượng sucrose và glucose dồi dào. Lượng đường huyết có trong quả hồng là Gl=70, thuộc mức trung bình. Vì vậy, với người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn hồng, nhưng tốt nhất khi ăn cần có chừng mực với số lượng ít và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quả hồng ngâm có chứa nhiều vitamin E và magie có khả năng tăng cường hoạt động cho mạch máu. Điều này giúp người bệnh bảo vệ thận và hạn chế các nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.
Nếu bạn sử dụng hồng ngâm ở mức thấp sẽ được hưởng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: chất xơ, kali, photpho, canxi, sắt, vitamin A, B, C,....
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều gặp vấn đề liên quan tới tim mạch và mắt. Bởi vậy, khi bạn sử dụng lượng hồng ngâm ở mức thấp sẽ giúp tăng cường mạch máu và kali tốt cho cơ tim và cải thiện thị lực.
Biến chứng của người mắc tiểu đường có thể gặp là suy giảm chức năng thận. Trong khi đó, quả hồng ngâm chứa lượng lớn magie có khả năng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Bởi vậy loại trái cây này sẽ phát huy tác dụng nếu bạn dùng ở mức vừa phải.
Người bệnh tiểu đường khi ăn hồng cần biết điều này
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân bị tiểu đường nên thận trọng khi ăn hồng. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.
- Nếu ăn hồng, bạn cần cân nhắc đến việc giảm ăn các loại thực phẩm có chứa đường khác trong ngày, để đảm bảo đường huyết của bạn được ổn định.
- Trái hồng không phù hợp cho người bị thiếu máu thiếu sắt, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, dẫn đến cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không nên ăn trái hồng khi đang uống thuốc bổ sung sắt.
- Do hồng có chứa nhiều tanin và chất xơ nên những người có bệnh viêm loét dạ dày thường sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, khó tiêu sau khi sử dụng. Vì thế, người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn hồng.
- Không ăn vỏ trái hồng. Trong vỏ trái hồng có chứa nhiều tanin, đây là lý do vỏ hồng ăn có vị chát.
- Không ăn hồng lúc bụng đói. Dưới tác động của axit dạ dày, tanin dễ bị kết tủa tạo phức. Hồng giòn tuy có vị ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Nên ăn hồng sau khi ăn cơm, hoặc lúc bụng no.
- Theo Đông y, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ mới sinh.
Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcChóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.
Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...
Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...
Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcSKĐS - Viêm khớp thái dương hàm (hay còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, loạn năng khớp thái dương hàm) là một nhóm các tình trạng gồm: đau và rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ quanh khớp thái dương.
Những điều cần biết về virus cúm A
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcHiểu biết đúng cúm A, nhận biết bệnh sớm, theo dõi tích cực và dự phòng hiệu quả là cách chủ động để đẩy lùi bệnh cúm A ở từng cá nhân và cho cả cộng đồng.
Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề.
Trời lạnh, người bệnh tiểu đường uống nước chanh mật ong cần biết điều này để ngừa bệnh hô hấp, tăng đề kháng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một ly nước chanh ấm và mật ong vào buổi sáng sớm sẽ giúp người bệnh tiểu đường nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tật như cảm lạnh thông thường, cùng nhiều công dụng khác...
Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường type 2, người có mức cholesterol cao, vấn đề về đường tiêu hóa,... là những đối tượng được khuyến khích nên ăn chuối xanh.
Trẻ 7 tuổi ở Hà Giang sốc phản vệ vì thói quen nhiều cha mẹ Việt hay làm mỗi khi bị ho
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhi bị ho khan nên gia đình đã tự mua thuốc cho uống. Sau 1 ngày, bé H. đau bụng, sốt gần 38 độ C, mẩn ngứa, phát ban toàn thân.
Thanh niên 21 tuổi bất ngờ phải chạy thận, huyết áp tăng cao vì thói quen sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Đau đầu, mất ngủ, uống thuốc giảm đau thuốc giảm đau nhiều lần nhưng không khỏi, thanh niên 21 tuổi đến viện khám mới biết mình bị huyết áp tăng cao và suy thận từ lâu mà không biết.
Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường type 2, người có mức cholesterol cao, vấn đề về đường tiêu hóa,... là những đối tượng được khuyến khích nên ăn chuối xanh.