Mùa đông, uống mật ong cùng thực phẩm này sẽ thành 'thần dược' để trị bệnh hô hấp, nâng cao đề kháng, kéo dài tuổi thọ!
GĐXH - Mật ong và củ cải trắng đều mang nhiều lợi khuẩn, bổ ích cho sức khỏe. Khi được kết hợp cùng nhau sẽ là bài thuốc hữu hiệu điều trị các bệnh phổ biến trong mùa đông lạnh.
Khi dùng mật ong chữa bệnh, chúng ta vẫn thường chỉ biết đến mật ong kết hợp với chanh, quất, tỏi, gừng... Nhưng rất ít người biết rằng, mật ong khi kết hợp cùng với củ cải trắng sẽ thành là bài thuốc chữa ho, viêm họng, tiêu đờm cực hiệu quả.
Củ cải trắng được ví như "nhân sâm của mùa đông" bởi nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người như protein, sắt, vitamin B1, vitamin C, carbohydrate, phốt pho,…

Ảnh minh họa
Trong củ cải trắng chứa chất paraphin có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn như staphylococcus aureus, streptococcus pneumoniae, e.coli,… Đây là những loại vi khuẩn gây ra một số bệnh về đường hô hấp và gây ho. Đồng thời, mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp tiêu viêm do ho. Vậy nên, sự kết hợp hoàn hảo giữa củ cải trắng và mật ong sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ho đáng kể và nhanh chóng khỏi bệnh.
Từ lâu, người Nhật đã có thói quen sử dụng mật ong và củ cải trắng để điều trị những cơn ho, viêm họng, tiêu đờm, làm ấm cơ thể và đẹp da. Bởi phương pháp sản xuất này rất đơn giản, tự nhiên nên mọi người đều có thể tự làm tại nhà.
Một số món ăn bài thuốc trị bệnh từ mật ong - củ cải trắng
Giúp kháng viêm, trị ho
Lấy 250g củ cải rửa sạch, thái lát mỏng. Cho mật ong, củ cải trắng và đường phèn với lượng vừa đủ vào 1 cái bát. Đổ nước lọc vào xâm xấp bát rồi tiến hành hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Khi chín bạn nên uống cả nước và ăn củ cải. Ngày uống và ăn 2 lần, kiên trì áp dụng trong 3 ngày.

Ảnh minh họa
Hỗ trợ trị viêm phế quản mạn tính
Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống trong ngày. Hay lấy củ cải hầm bì sứa: bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày.
Chữa khản tiếng, mất tiếng
Để chữa trị hiện tượng này các bạn có thể dùng nước ép của cải trắng, cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Nên ngậm nhiều lần trong ngày để phát huy tác dụng.
Chữa ho nhiều, suy nhược
Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Cô nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày 2 lần.
Giúp tiêu cơm, tan đờm
Củ cải trắng 250g, thịt lợn nạc 100g, bột gạo hoặc mì 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.
Giảm bệnh đái tháo đường
Củ cải tươi 200g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3-5 ngày liền.
Chữa rối loạn tiêu hóa
Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200 g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ninh nhừ xương trước với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).
Chữa viêm loét dạ dày
Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày.

Ảnh minh họa
4 nhóm người hạn chế ăn củ cải trắng
- Phụ nữ có thai mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 bữa củ cải nấu chín như củ cải hầm, củ cải luộc, hay canh củ cải,... Tuyệt đối không ăn củ cải sống vì sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi mang thai.
- Người bị bệnh tuyến giáp không nên ăn củ cải vì củ cải trắng chứa nhiều hợp chất có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và cản trở hoạt động của hormone.
- Người đang dùng thuốc nitrat không ăn củ cải bởi loại củ này chứa hàm lượng nitrat cao.
- Những người đang dùng thuốc làm loãng máu như Coumadin hoặc Warfarin cần tránh ăn đột ngột một lượng lớn củ cải, vì củ cải có tác dụng đông máu có thể cản trở hiệu quả của thuốc.



Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.