Người đàn ông 42 tuổi nguy kịch khi làm điều này dưới trời nắng nóng
GĐXH - Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng co cứng toàn thân, cắn vào lưỡi gây chảy máu khoang miệng và sốt cao tới 42 độ C.
Ngày 5/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch sau một ngày làm việc ngoài trời giữa thời tiết nắng nóng gay gắt.
Theo đó, bệnh nhân là T.V.T. (42 tuổi, ở Bắc Ninh) làm nghề thợ xây, có thói quen uống rượu thường xuyên. Theo người nhà, anh T. bắt đầu cảm thấy mệt lả vào khoảng 15–16h sau nhiều giờ lao động liên tục dưới trời nắng. Anh trở nên thẫn thờ, không giao tiếp, sau đó xuất hiện các biểu hiện bất thường như co giật, rối loạn ý thức và mất kiểm soát hành vi.
Khi được người nhà đưa đến cơ sở y tế, bệnh nhân đã trong tình trạng co cứng toàn thân, cắn vào lưỡi gây chảy máu khoang miệng và sốt cao tới 42 độ C.

Bệnh nhân đang được theo dõi sát tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Theo ThS.BS Trương Tư Thế Bảo, bệnh nhân nhập viện với các dấu hiệu điển hình của tình trạng sốc nhiệt nghiêm trọng, bao gồm: tăng thân nhiệt quá mức, rối loạn thần kinh trung ương như co giật, lơ mơ, hôn mê; kèm theo rối loạn điện giải và tổn thương gan và thận cấp tính.
Đáng lưu ý, người bệnh có tiền sử lạm dụng rượu, xơ gan – yếu tố này thúc đẩy bệnh nhân dễ bị say nắng, say nóng và tình trạng khi mắc say nắng, say nóng cũng diễn tiến nặng nề và phục hồi chậm hơn bình thường.
"Các xét nghiệm cho thấy men gan tăng cao, dấu hiệu rõ rệt của tổn thương gan, nhiều khả năng do tác động đồng thời của rượu và sốc nhiệt", bác sĩ Bảo cho biết.
Hiện tại, bệnh nhân T. đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi sát tại bệnh viện và điều trị tích cực bằng các biện pháp như truyền dịch, điều chỉnh điện giải, hỗ trợ chức năng gan, thận... Các chỉ số sinh hóa sẽ tiếp tục được theo dõi để đánh giá khả năng hồi phục trong những ngày tới.
Thận trọng với sốc nhiệt trong ngày hè
Theo bác sĩ Bảo, sốc nhiệt là hậu quả của tình trạng cơ thể bị tích tụ nhiệt do môi trường nắng nóng kéo dài, khi các cơ chế điều nhiệt tự nhiên không còn hoạt động hiệu quả.
Có 2 cơ chế hay gặp, một là do nắng chiếu trực tiếp vào đầu và cổ gáy, có thể gây rối loạn thần kinh trung ương, dẫn đến lơ mơ, ngất hoặc thậm chí tử vong. Hai là, môi trường nóng do tiếp xúc lâu với nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể không thể đào thải nhiệt kịp thời, dẫn đến rối loạn điện giải, suy tuần hoàn và tổn thương đa cơ quan như gan, thận, não.

Các chuyên gia cảnh báo, người dân cần thận trọng nguy cơ sốc nhiệt ngày hè. Ảnh minh họa.
Những triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt bao gồm: Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, thở nhanh, thân nhiệt tăng cao, lơ mơ và co giật. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể nhanh chóng rơi vào hôn mê sâu, suy gan cấp, hoại tử cơ, suy đa cơ quan và tử vong.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, để tránh sốc nhiệt, người lao động ngoài trời cần được bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt tránh làm việc trong khung giờ nắng gắt từ 10h đến 16h. Khi làm việc, nên đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay, sử dụng khăn bảo vệ cổ gáy, đồng thời uống đủ nước và bổ sung điện giải đều đặn để tránh mất nước và rối loạn thân nhiệt.
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mệt lả, choáng váng hoặc đau đầu, cần lập tức dừng công việc, tìm nơi râm mát để nghỉ ngơi và theo dõi sát tình trạng sức khỏe.
Bên cạnh đó, với những người có bệnh mạn tính như xơ gan, suy thận… hoặc đang lạm dụng rượu, nguy cơ bị sốc nhiệt và các biến chứng nghiêm trọng sẽ cao hơn nhiều. Do đó, cần đặc biệt thận trọng khi làm việc trong điều kiện thời tiết oi bức.
Nếu nghi ngờ có người bị say nắng hoặc sốc nhiệt, cần nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi mát mẻ, hạ thân nhiệt bằng cách lau người bằng khăn ấm, quạt nhẹ, cho uống nước nếu còn tỉnh táo và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

'Thời gian vàng' trong cấp cứu đột quỵ thiếu máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim
Sống khỏe - 9 phút trướcGĐXH - Trong cấp cứu đột quỵ và nhồi máu cơ tim, mỗi giây phút đều quan trọng, quyết định sự sống của người bệnh.

Sai lầm dễ mắc khi ăn chay có thể gây bệnh tim
Sống khỏe - 26 phút trướcĂn chay đúng cách mang lại lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, có một sai lầm nhiều người dễ mắc khi ăn chay lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nguyên tắc '3 không' giúp người trên 50 tuổi khỏe mạnh sống lâu
Sống khỏe - 28 phút trướcTừ độ tuổi 50 trở đi, chúng ta cần đặt ra những nguyên tắc sống nhất định để không chỉ an yên mà còn có sức khỏe dẻo dai.

Người phụ nữ 33 tuổi mất con ở tuần 26 vì nguyên nhân hiếm gặp
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc hội chứng Budd-Chiari trên nền thai kỳ, kèm theo các biến chứng nặng như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng, viêm phúc mạc và suy thai cấp.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

4 thói quen buổi sáng giúp đánh bay mỡ bụng sau tuổi 40 mà không cần tập thể dục
Sống khỏe - 6 giờ trướcVòng eo thon gọn luôn là niềm mơ ước của nhiều người và những thói quen hàng ngày có thể giúp loại bỏ mỡ bụng mà không cần tập thể dục.

Những loại rau giúp giảm axit uric trong cơ thể
Sống khỏe - 9 giờ trướcĐể hỗ trợ hạ axit uric, bạn hãy thường xuyên ăn những loại rau có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể dưới đây.

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Không ngủ suốt 264 giờ, người đàn ông tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột người đàn ông thức trắng suốt 264 giờ đã kể chi tiết về những tổn hại kinh hoàng mà việc này gây ra cho cơ thể và tinh thần của anh.

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch
Mẹ và béGĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...