Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ dứt cơn đau cột sống nhờ cách này!
GĐXH - Sau khi được các bác sĩ thực hiện bơm xi măng có bóng vào đốt sống, người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ cảm thấy hết đau và có thể vận động bình thường...

Theo thông tin từ BVĐK Phú Thọ, vừa qua các bác sĩ đã tiếp nhận và điều trị cho người bệnh chấn thương cột sống không loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng có bóng.
Bệnh nhân là nam thanh niên 33 tuổi (ở Cẩm Khê, Phú Thọ) nhập viện tại Khoa Ngoại thần kinh trong tình trạng đau lưng nhiều, vận động khó khăn, không thể ngồi lâu.

Phim chụp của người bệnh trước và sau điều trị.
Được biết, khoảng một năm trước người bệnh bị ngã và đã đi khám, điều trị nhiều nơi nhưng tình trạng không cải thiện. Người bệnh vẫn cảm thấy đau nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Sau khi được thực hiện chụp chiếu và các cận lâm sàng cần thiết khác, kết quả cho thấy người bệnh có tình trạng lún thân đốt sống L2.
Do người bệnh rất lo lắng sẽ gặp các vấn đề hậu phẫu và mong muốn giảm thiểu chi phí cũng như thời gian điều trị nên sau khi hội chẩn, thấy tình trạng người bệnh không loãng xương nên các bác sĩ đã quyết định thực hiện kỹ thuật bơm xi măng có bóng điều trị cho người bệnh.
Ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Chỉ sau một ngày người bệnh đã cảm thấy hết đau và có thể vận động bình thường, tình trạng sức khỏe trở lại như trước khi chưa bị ngã.

Bác sĩ thăm khám và chăm sóc cho người bệnh
Kỹ thuật bơm xi măng sinh học là gì?
Xi măng sinh học là một loại vật liệu được sử dụng trong ngành y học khá phổ biến nhờ vào có tính chất vật lý đặc biệt.
Xi măng sinh học là 1 vật liệu gồm 2 thành phần: PMMA/MMA-styren copolymer và MMA dạng lỏng. Đây là 2 thành phần có khả năng tương thích với mô sinh học con người. Khi trộn 2 thành phần với nhau sẽ xảy ra quá trình trùng hợp gốc tự do và đông cứng do quá trình polymer hóa (phản ứng tỏa nhiệt).
Có hai kỹ thuật bơm xi măng sinh học là bơm xi măng sinh học không dùng bóng (Vertebroplasty) và bơm xi măng sinh học dùng bóng (Kyphoplasty)
Xi măng sinh học được áp dụng trong các lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, từ đó mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.

Ảnh minh họa
Chăm sóc bệnh nhân sau bơm xi măng
Hỗ trợ giảm đau
Đau sau phẫu thuật là một hiện tượng thường gặp. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau hoặc chống viêm để kiểm soát đau. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn về cách sử dụng thuốc.
Tập luyện
Hướng dẫn bệnh nhân về cách tập luyện và di chuyển một cách an toàn để tránh gây hại cho cột sống sau phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân nên tránh nâng đồ nặng và các hoạt động căng sức trong một thời gian.
Theo dõi tình trạng sức khỏe
Theo dõi sự phát triển của tổn thương sau phẫu thuật, chẳng hạn như sưng, đỏ, đau tại vị trí phẫu thuật. Đo lường huyết áp, nhịp tim và kiểm tra tình trạng tổn thương.
Dinh dưỡng
Khuyến nghị một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu canxi để tăng cường sức khỏe xương.
Tái khám
Lên lịch hẹn tái khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi tiến trình hồi phục và xem xét các điều chỉnh trong kế hoạch điều trị.
Ai không nên thực hiện bơm xi măng cột sống
Bơm xi măng cột sống mặc dù là một phẫu thuật nhẹ, vẫn có thể tạo ra các tình huống phức tạp hoặc nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe yếu, các vấn đề tim mạch nghiêm trọng hoặc tình trạng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp cũng có thể không phù hợp với phẫu thuật này.
Ngoài ra, để thực hiện bơm xi măng cột sống, cần xác định rõ vị trí của đốt sống bị tổn thương thông qua hình ảnh chẩn đoán. Trong trường hợp không thể xác định vị trí chính xác, phẫu thuật này có thể không mang lại hiệu quả.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.