Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Thứ bảy, 18:06 01/06/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở ganNgười phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

GĐXH - Người phụ nữ bị đau bụng dữ dội, khó thở được người thân đưa đến một bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán thai bám tại gan.

Khi nào cho trẻ đi uống vitamin A liều cao?

Không phải ai cũng hiểu rõ về tầm quan trọng của vitamin A với trẻ nhỏ nên nhiều người đã bỏ qua lịch uống vitamin A liều cao được nhà nước tiến hành định kỳ hàng năm. 

Theo các chuyên gia y tế, vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hằng năm, trẻ sẽ được uống vitamin A liều cao theo chiến dịch quy mô toàn quốc với 2 đợt mỗi năm: Đợt 1 vào tháng 6 và đợt 2 vào tháng 12. Hãy đưa trẻ trong độ tuổi đến uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường ở địa phương.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A- Ảnh 2.

Viên nang vitamin A liều cao được cung cấp miễn phí tại cơ sở y tế.

Vitamin A có vai trò quan trọng thế nào với cơ thể?

Vitamin A là một vitamin tan trong dầu, tuy cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Cụ thể:

- Vitamin A rất cần cho chức năng nhìn, thiếu vitamin A sẽ gây hiện tượng quáng gà (trẻ không nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu). Bên cạnh đó, nếu thiếu vitamin A ở mức nặng sẽ gây tổn thương giác mạc mắt, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

- Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Khi bị thiếu vitamin A, trẻ bị chậm phát triển về thể chất hơn so với những trẻ bình thường cùng lứa tuổi.

- Vitamin A có vai trò biệt hóa tế bào. Khi thiếu vitamin A, các tế bào biểu mô sẽ bị sừng hóa, các nhung mao bị thưa và mất đi. Vì vậy, trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột và rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.

- Vitamin A có vai trò miễn dịch. Do đó, việc thiếu vitamin A dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và thường kéo dài hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em.

Trẻ đang ốm có uống được vitamin A được không?

Theo PGS.TS. Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Nhiều mẹ rất lo lắng vì không cho trẻ uống Vitamin A đúng lịch bởi lý do riêng hoặc vì bé đang bị ốm. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng. Cha mẹ có thể tới các trung tâm y tế ở xã, phường sau khi con hết ốm để cho trẻ uống Vitamin A bổ sung.

Cần bổ sung ngay vitamin A càng sớm, càng tốt. Nếu vì lý do nào đó, trẻ không có điều kiện đi tới các trung tâm y tế xã phường thì cán bộ Y tế sẽ tới tận nhà cho trẻ uống viamin A theo đúng quy trình của Bộ Y tế.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trẻ quên bổ sung vitamin A liều cao cần làm gì?

Thực tế hiện nay có không ít nơi quảng cáo bán vitamin A và nhiều cha mẹ đã dùng loại vitamin được quảng cáo để bổ sung cho con khi bỏ lỡ lịch uống vitamin A miễn phí của nhà nước. Tuy nhiên, cha mẹ cần ghi nhớ rằng, vitamin A liều cao được dùng trong chương trình bổ sung vi chất miễn phí của nhà nước hoàn toàn không được bán trên thị trường.

Nếu bỏ lỡ mất lần uống này, cha mẹ có thể bổ sung cho con trong quá trình chích ngừa. Trường hợp trẻ bị sốt hay đang dùng các loại thuốc điều trị khác vào đợt uống vitamin A của nhà nước thì cha mẹ có thể đến trạm y tế địa phương xin về đợi bổ sung cho con sau đó hoặc đưa trẻ đến uống bù càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ cũng nên tăng cường bổ sung vitamin A cho con qua các thực phẩm như: sữa, bơ, trứng, cá biển, rau của quả,...

Lạm dụng vitamin A ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý bổ sung Vitamin A quá mức cần thiết sẽ gây nhiều hệ lụy, ngộ độc, ảnh hưởng gan, thậm chí tử vong.

Cụ thể, người lớn nếu dùng vitamin liều cao trên 1.500.000 đơn vị/ngày, trẻ em trên 300.000 đơn vị/ngày sẽ nguy cơ ngộ độc cấp sau khi uống thuốc từ 4 – 6 giờ. Trường hợp dùng liều cao trên 100.000 đơn vị/ngày liên tục trong 10-15 ngày có nguy cơ ngộ độc mạn với các triệu chứng điển hình tiêu chảy, gan to, da đổi màu, tăng calci, phù. Trẻ nhỏ ngộ độc có nguy cơ tăng áp lực nội sọ, ù tai,…

Sử dụng vitamin A liên tục kéo dài gây hại cho gan, thậm chí có nguy cơ dẫn đến xơ gan. Chúng ta có nguy cơ tổn thương gan khi uống 15.000 – 40.000 đơn vị/ngày trong một năm, nếu sử dụng liều cao hơn, chỉ mất vài tháng sẽ ngộ độc.

Vitamin A có trong thực phẩm nào?

Thông thường, vitamin A có trong sữa mẹ, đặc biệt sữa non. Do đó trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung vitamin này. Ngoài ra, vitamin A có trong thực phẩm như gan, thịt, cá, trứng, sữa, Các loại rau quả màu xanh, vàng, đỏ đậm như bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gấc, rau dền,… có chứa nhiều provitamin A carotenoid (chủ yếu là beta carotene).

Dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, song chúng ta không được tự ý sử dụng vitamin A một cách tùy ý. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu hụt vitamin A, phụ huynh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định liều bổ sung phù hợp. 

 4 nguyên tắc cha mẹ cần biết khi cho trẻ uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Không xin bổ sung thêm liều vì mỗi trẻ chỉ được dùng 1 liều duy nhất, nếu dùng hơn sẽ gây dư thừa và dễ bị ngộ độc.

- Thông báo với bác sĩ mọi loại thuốc mà con đang sử dụng trong thời điểm bổ sung vitamin A để tránh kết hợp với một số loại thuốc gây tương tác không tốt như: cholestyramine, neomycin, paraffin,...

- Trẻ có thể gặp một số phản ứng sau khi uống vitamin A như: nôn, đau bụng, đi ngoài,... nhưng sau khoảng vài ngày sẽ chấm dứt và không gây ra ảnh hưởng nào với sức khỏe của trẻ.

- Trường hợp sau khi uống vitamin A trẻ gặp các tình trạng như: tổn thương gan tăng, đau xương, suy giảm miễn dịch,... thì cần đến bệnh viện can thiệp ngay.

Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách nàyThanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này

GĐXH - Sau 1 tháng ăn trái cây để giảm cân, thanh niên 29 tuổi phải nhập viện gấp vì đường huyết lên 50,78mol/l, gấp 10 lần người bình thường.

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặpBé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

GĐXH - Đang khỏe mạnh, bé 10 tháng tuổi ở Bếnh Tre bỗng sốt cao và nôn ói, co giật toàn thân, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não nguy hiểm.

Người đàn ông 67 tuổi ở TP HCM bị hạ natri máu, nguy kịch vì bỏ qua dấu hiệu nấc cụtNgười đàn ông 67 tuổi ở TP HCM bị hạ natri máu, nguy kịch vì bỏ qua dấu hiệu nấc cụt

GĐXH - Người đàn ông bị hạ natri máu có dấu hiệu nấc cụt suốt 3 ngày, đau đầu nặng và hay nói sảng.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 23 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 23 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 1 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Top