Quý ông đột quỵ tăng vọt mùa World Cup
Diễn biến căng thẳng, gay cấn, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác của World Cup tại nước Nga đang khiến hàng triệu người yêu bóng đá “lên bổng xuống trầm” về cảm xúc. Không ít fan hâm mộ lại đứng trước nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tập trung xem bóng đá World Cup ở sảnh BV Bạch Mai - Ảnh: DanViet
Các bác sĩ cảnh báo những người có tiền sử huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên liên tục thức khuya xem bóng đá và khi cổ vũ cho các đội tuyển tại World Cup 2018 đang diễn ra ở nước Nga cũng cần "giảm tông" hưng phấn.
Vui quá hóa buồn
Mới đây, một người đàn ông hơn 60 tuổi có tiền sử mắc bệnh tim sau khi thức xuyên đêm xem 3 trận bóng đá World Cup liên tiếp đã phải nhập viện cấp cứu. Theo bác sĩ Phan Thảo Nguyên, Trưởng Khoa Nội tim mạch, Trưởng đơn vị can thiệp Tim mạch (Bệnh viện E Trung ương), lúc đầu, người đàn ông này chỉ nghĩ do vui mừng, cười nhiều nên bị đau thắt ngực nên bệnh nhân đã nằm nghỉ ngơi tại nhà nhưng sau đó bệnh nhân liên tiếp xuất hiện những cơn đau thắt ngực nên đã được gia đình đưa đến BV.
Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ phát hiện có mảng xơ vữa bị bong ra làm tắc mạch nên gây ra các cơn đau thắt ngực. Rất may mắn dòng chảy vẫn còn nên mạch chưa bị hoại tử. Ngay sau đó các bác sĩ đã phẫu thuật can thiệp và sức khỏe đã ổn định trở lại. "Nếu bệnh nhân chủ quan không đến viện sớm nếu thấy cơn đau thắt ngực sẽ rất nguy hiểm, tiên lượng rất khó nói. May mắn cho bệnh nhân là người nhà đã đưa vào viện kịp thời, không bị nguy hiểm tới tính mạng"- bác sĩ Nguyên nói.
Tiến sĩ - bác sĩ Lê Tuấn Thành, Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai), cho biết tuy không có số liệu chính thức nhưng cứ đến mùa World Cup là số lượng bệnh nhân tim mạch và tai biến nhập viện lại tăng lên. Các bệnh tim mạch thường gặp là: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp, đột quỵ tim, rối loạn nhịp tim… Đây cũng là một hệ lụy của việc "cùng ăn, cùng thức, cùng hưng phấn, vui buồn" với bóng đá.
Theo các bác sĩ, sự bất ngờ trong diễn biến của vòng bảng World Cup những ngày qua đang khiến người hâm mộ sống trong nhiều cảm xúc vui buồn, hưng phấn, bất ngờ. Đây là sự quyến rũ, hấp dẫn của bóng đá nhưng lại là "kẻ thù lớn" của những người có tiền sử huyết áp cao, bệnh tim mạch. Những người không được phép để cảm xúc lên xuống bất thường.
Trước đó, theo tin quốc tế, nam diễn viên 39 tuổi Maher Essam người Ai Cập đã lên cơn đột quỵ khi ngồi xem trận cầu nghẹt thở giữa tuyển Ai Cập và Uruguay trong loạt trận vòng bảng World Cup 2018 ngày 15-6. Bác sĩ đã chẩn đoán diễn viên này bị vỡ mạch máu não do kích động khi theo dõi diễn biến trận đấu của đội tuyển nước nhà tại sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh.
Không nên thức khuya xem bóng đá
Theo bác sĩ Thành, với những người có sẵn bệnh lý tim mạch, huyết áp thì việc thức khuya triền miên để xem bóng đá có thể ảnh hưởng tới tim mạch, làm tăng nguy cơ tai biến và biến chứng. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu như những người có bệnh lý trước đó hoặc tiềm ẩn bệnh lý tim mạch mà chưa được phát hiện. "Bệnh tim mạch và đặc biệt là đột quỵ có liên quan trực tiếp đến yếu tố cảm xúc. Trong khi đó, bóng đá là một môn thể thao giàu cảm xúc... và người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam rất giàu cảm xúc, đơn cử như chiến thắng của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam mới đây. Và khi ở trạng thái căng thẳng quá, hay sung sướng tột độ cũng làm cho cơ thể con người hoặc rơi vào trạng thái stress hormone, hoặc bị kích thích hệ thần kinh giao cảm. Từ đó làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng các nhạy cảm phản ứng của cơ thể đối với môi trường và hậu quả là đột quỵ, nhồi máu cơ tim..."- bác sĩ Thành giải thích.

Nhiều quý ông thích nhậu lai rai cùng nhau để cổ vũ bóng đá
Theo giới chuyên môn, với những người có sẵn bệnh mạch vành, khi gắng sức cổ vũ đội bóng mình yêu thích, với hành động ăn mừng quá khích có thể gây nên co thắt mạch đột ngột và gây ra nhồi máu cơ tim. Còn đối với những bệnh nhân bị bệnh rung nhĩ, yếu tố môi trường, cảm xúc hay quá gắng sức là tác nhân gây nên tăng huyết áp, đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp tăng nếu cổ vũ bóng đá quá mức có thể gây nên nhồi máu não hoặc xuất huyết não ngay lập tức. Dù không khuyến cáo người có bệnh lý tim mạch, huyết áp "nói không với bóng đá" nhưng các bác sĩ cũng khuyên những người có bệnh lý tim mạch không nên cố gắng xem bóng đá vào khung giờ quá muộn như lúc 1 giờ sáng mà nên xem lại vào sáng hôm sau. "Nhiều người có thói quen uống rượu bia, ăn đêm, thậm chí vừa nhậu lai rai vừa xem bóng đá. Việc thức khuya, ăn uống lộn xộn, hay quên cả việc uống thuốc sẽ làm tăng nguy cơ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng"- bác sĩ Thành lưu ý.
Các bác sĩ cũng khuyên những người mắc bệnh tim mạch nên ngừng xem bóng đá khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, tránh để quá sức. Người bị huyết áp cao nếu có dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, trống ngực… đo huyết áp thấy cao hơn bình thường cũng không nên xem bóng đá. Những người đang bị đau dạ dày không nên thức khuya để xem bóng đá vì thức khuya sẽ làm cho tình trạng viêm loét dạ dày thêm nặng nề hơn do hoạt động tăng tiết dạ dày.
Theo Diệu Thu/NLĐ

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 1 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 16 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.