Sự may mắn nữa của người phụ nữ bị rơi xuống vực ở Yên Tử là mùa dương xỉ mọc rộ nhưng không ăn phải loại dương xỉ độc này
GiadinhNet - Trong tình huống sinh tồn buộc phải đi tìm thức ăn người phụ nữ bị rơi xuống vực Yên Tử 7 ngày vẫn sống sót ngoài nhờ cây lạc tiên còn có cây dương xỉ - nhưng rất may là bà không ăn phải loại dương xỉ độc này.
Giá trị dinh dưỡng của dương xỉ
Bà N.T.B.L (Hà Nội) - người phụ nữ bị rơi xuống vực ở Yên Tử 7 ngày vẫn sống sót nhờ đang mùa dương xỉ và lạc tiên sinh trưởng mạnh mẽ, non tươi khắp các triền núi, là nguồn rau dược liệu tuyệt vời cung cấp cho cơ thể con người.
Ở Việt Nam cây dương xỉ (còn gọi là thái quyết, cẩu tích, mọc nhiều ở nơi ẩm ướt, ven rừng, bờ suối, vực sâu...) và bị coi như cỏ dại, không dùng để ăn.

Cây dương xỉ hay mọc ở triền núi, nơi ẩm ướt... phía Bắc. Ảnh minh họa.
Theo Đông y, dương xỉ vị ngọt đắng, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, cầm máu, hóa đàm, trị cảm, ho, đau họng, suy yếu khí huyết, chữa phong hàn thấp, tiêu chảy, bong gân, lang ben, bạch biến, bệnh ngoài da, mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư, tay chân nhức mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động… Hoặc bị chảy máu, bong gân, nhai (giã nát) lá xương xỉ đắp lên vết thương sẽ nhanh lành.
Trong cây dương xỉ có các chất protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung nước và chất xơ rất tốt cho cơ thể. Lá dương xỉ non và tươi giúp bồi bổ ngũ tạng, lợi kinh lạc gân cốt... Nhưng dương xỉ phải kết hợp cùng các loại thuốc đông y trong từng bài cụ thể, gia giảm liều lượng, chế biến phù hợp, linh hoạt... mới hiệu quả.
Dương xỉ được trồng ở những nơi bị ô nhiễm vì giúp xử lý nhanh ô nhiễm và lọc nước sinh hoạt. Đầu nguồn nước trồng dương xỉ nhằm lọc nước, giảm hàm lượng asen trong đất (có khả năng tách asen ra khỏi nguồn nước sinh hoạt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, thương tổn da...).
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm), người phụ nữ rơi xuống vực Yên Tử trong cái không may nhưng lại gặp rất may mắn.
Đó là người phụ nữ đó có kỹ năng sinh tồn tốt để tự cứu mình, biết về cây cối ăn được trong rừng, và đúng mùa dương xỉ, lạc tiên sinh trưởng phát triển để bà duy trì sự sống.
Ông Thịnh cho rằng, cây dương xỉ và lạc tiên mà người phụ nữ rơi xuống vực Yên tử ăn 7 ngày là những loài thực vật không có độc, tuy không giàu dinh dưỡng đặc biệt nhưng có chút dưỡng chất có thể ăn để duy trì sự sống một thời gian.
Nếu bà L. không hiểu rõ về cây cối rất có thể sẽ ăn phải loại dương xỉ có độc, hoặc cây có độc dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng (ví như cùng là dương xỉ nhưng dương xỉ diều hâu ăn nhiều có thể gây ung thư, ngộ độc).

Không phải tất cả các loại dương xỉ đều ăn được. Ảnh minh họa.
Cách xác định loài dương xỉ ăn được
Cây dương xỉ mọc ở nhiều nước, hay gặp ở châu Á, bắc Trung Quốc, Triều Tiên… các khu rừng ở Trung Á, Nga và Ukraine, Mexico… phát triển trên sa mạc và đầm lầy. Mùa xuân dương xỉ thường được thu hái để chế biến thành nhiều món ăn ngon ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga...
Nhưng không phải tất cả dương xỉ đều ăn được, theo kinh nghiệm chia sẻ của một số cư dân mạng thì một số loài dương xỉ có độc thường có tán lá màu xanh đậm với các chấm đỏ.
Loại dương xỉ ăn được kích thước hơi nhỏ hơn so với dương xỉ không ăn được - hoàn toàn là cây thân thảo, có màu xanh nhạt tươi sáng. Phần ăn được của cây dương xỉ là đọt dương xỉ non có lông (gọi là dương xỉ đầu Violon).
Dương xỉ ăn được gồm các giống: Bìm bịp thường (Pteridium aquilinum) mọc ở Siberia, Viễn Đông, Urals, Moscow; Đà điểu thường (Matteuccia struthiopteris) phổ biến ở miền trung nước Nga và Osmunda châu Á .
Người ta thu hái những mầm non dương xỉ đầu violon xanh tươi mát, dài 10 - 12cm và có xu hướng phát triển thành cụm 6, có một rãnh sâu trên thân cây (khá giống với cây cần tây). Họ ngắt/bứt phần đầu, phần thân để lại giúp cây phát triển tiếp.
Người ta thu hái đọt dương xỉ vào đầu tháng 5 - khi mầm dương xỉ vừa vươn ra khỏi mặt đất xoắn như con ốc sên. Rồi thân non duỗi thẳng, cuộn tròn mở ra, lá xuất hiện trên ngọn – thời gian tốt nhất để thu hái dương xỉ ăn được chỉ trong khoảng 3-5 ngày sẽ ngon ngọt, sớm hơn thì chưa ăn được, thu hái muộn hơn thì cây phát triển thành dương xỉ trưởng thành, ăn đắng, xơ và dai, giảm độ tươi mới, hương vị kém đi và không ăn được.
Theo đó cây dương xỉ non cuộn tròn có màu xanh lục tươi sáng ở những khu vực có bóng râm hoặc ẩm ướt được bẻ (chứ không cắt) theo chiều dài cuống lá 20 - 30cm (cách 5 cm so với mặt đất), các cuống lá phải có cùng màu sắc và kích thước - nếu có sự khác biệt thì phải kiểm tra kỹ lại.
Hái xong dương xỉ phải vuốt thẳng ngọn, đặt dưới tán cây và tưới mát (không xếp đống vì sẽ sinh nhiệt, nhanh hỏng). Dương xỉ ăn được không bảo quản được lâu, nhưng đọt non của nó được chế biến đúng cách thì người sành ăn khó tính cũng phải ngạc nhiên vì hương vị của nó, và rất tốt cho sức khỏe.

Món ăn dương xỉ được coi là an toàn là ăn vừa phải và phải nấu chín kỹ. Ảnh minh họa.
Món ăn từ dương xỉ được coi là an toàn cần ăn vừa phải, và nấu chín kỹ. Mối lo ngại về một số loại dương xỉ có ptaquiloside - hợp chất gây ung thư dạ dày thì có ý kiến cho rằng chất này dễ bị loại bỏ bởi nó có thể hòa tan trong nước, bị phá hủy khi đun sôi và tiếp xúc với muối.
Trong tình huống sinh tồn thì phải ăn sống, không làm sạch được chất trên thì cũng không lo ngại lắm, bởi phải ăn một lượng lớn dương xỉ trong thời gian dài thì hợp chất trên mới có đủ lượng để phát tác.
Muốn ăn dương xỉ cần biết nguồn gốc nơi trồng, và phải được trồng ở nơi không bị ô nhiễm, không có hóa chất độc gây hại cho con người. Những quốc gia dùng dương xỉ làm món ăn đều có kiểm nghiệm kỹ về mức độ an toàn và thành phần dinh dưỡng.
Các cơ quan y tế khuyến cáo nên luộc đầu dương xỉ trong 15 phút, hoặc hấp 10-12 phút trước khi ăn. Nhiệt độ nước tăng cao sẽ trung hòa mọi yếu tố độc hại trong rau, giảm tanin và loại bỏ vị đắng từ dương xỉ.
Cũng không dùng nhiều dương xỉ lâu dài vì dễ gây trướng bụng, ngạt mũi, mờ mắt, sinh lý giảm, yếu nhược chân, có thể ung thư.
Đặc biệt, dương xỉ diều hâu - pteridium aquilinum có độc tố gây ngộ độc, ung thư.
Lưu ý:
- Không phân biệt được dương xỉ lành và dương xỉ độc thì không nên ăn. Nếu bắt buộc phải ăn thì dùng tối đa 10g, không nên ăn nhiều và ăn lâu dài.
- Ăn đọt dương xỉ cần nấu chín. Không nên ăn sống vì có khả năng ngộ độc nhẹ.
Nếu không thể đun sôi để loại bỏ các chất ô nhiễm, độc hại, thì có thể bảo vệ mình bằng cách:
- Ngâm đầu dương xỉ giúp hòa tan ptaquiloside, rửa vài lần để hợp chất giống chất gây ung thư này khó có thể phát triển.
- Bất cứ thứ gì thu hái trong tự nhiên cũng cần ngâm nước, rửa sạch để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vi rút, vi khuẩn (giảm bớt nguy cơ tiêu chảy, nôn mửa hoặc co thắt dạ dày…).
Dương xỉ vừa để làm cảnh, vừa lọc được các chất độc hại như xylen, toluene, aldehyde formic trong không khí, có khả năng hấp thụ độc tố asen trong đất, làm sạch nguồn nước, bảo vệ nước khỏi các chất gây ô nhiễm.
Nếu ăn nguyên cây, hay lá dương xỉ sẽ gây hại – nhất là những cây dương xỉ sống ở môi trường độc hại thì độc tính sẽ càng cao (như dương xỉ mọc nơi asen nhiễm độc nặng sẽ có hàm lượng asen lớn gấp nhiều lần).
Vì vậy không nên ăn dương xỉ không rõ nguồn gốc vì nguy cơ ngộ độc rất cao.
Theo TS. BS Ngô Quang Hải
(Nguyên Phó giám đốc TT đào tạo và chỉ đạo tuyến
BV Châm cứu Trung ương, chia sẻ trên VnExpress),

Loại hạt tốt cho tim mạch, tuổi thọ và giảm cân đang vào mùa đắt khách, nhưng khi ăn và bảo quản nhất định phải biết điều này
Ăn - 12 giờ trướcGĐXH - Hạt macca tươi hiện được bán nhiều trên thị trường. Loại hạt này tốt cho tim mạch, giảm cân, nhưng để đảm bảo sức khỏe khi ăn và bảo quản, mọi người cần biết điều dưới đây.

Loại rau 10.000 đồng/bó nhưng chỉ nhặt được 1 'nhúm': Ở nước ngoài có tiền cũng chưa chắc mua được!
Ăn - 17 giờ trướcDù rẻ và quen mặt với người Việt, nhưng loại rau này lại khiến nhiều người nước ngoài phải "thèm dài cổ" vì hiếm gặp.

Việt Nam có 'vua của các loại rau củ', siêu dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân và phòng chống ung thư, được bán rẻ bèo đầy chợ
Ăn - 20 giờ trướcGĐXH - Ít ai biết rằng, bên cạnh vẻ ngoài bắt mắt và hương vị đặc trưng, cà tím lại là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng.

Khách Hàn Quốc có biểu cảm cực 'khó hiểu' khi ăn món canh bình dân của Việt Nam
Ăn - 22 giờ trướcHành động này khiến hơn 4,5 triệu người phải chăm chú theo dõi.

Tôm kho với thịt băm theo cách sau, ăn là ghiền và ngon hoàn hảo
Ăn - 23 giờ trướcGĐXH - Vài mẹo nhỏ sau giúp đĩa tôm kho thịt băm mặn ngọt ngon hoàn hảo, đậm hương vị quê nhà... Ai cũng dễ ăn, kể cả trẻ nhỏ, người già, người yếu mệt đều ngon miệng.

Làm món tôm rang thịt thì rang thịt hay tôm trước ngon hơn - kinh nghiệm của nhiều đầu bếp giỏi
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH – Tôm rang thịt là món rất dễ ăn ngày hè, nhưng để rang chuẩn và ngon miệng không phải ai cũng làm được. Và nên rang tôm hay rang thịt trước để món ngon trọn vị?

Tận dụng nắng hè, đem phơi 5 loại rau quả này để quanh năm lúc nào cũng có 'món rau trái mùa' ngon, giá cả siêu rẻ
Ăn - 1 ngày trướcSau khi chế biến, những loại rau củ khô này có hương thơm đậm đà và dai dai, đôi khi còn hấp dẫn hơn cả rau củ tươi!

Loại rau gia vị rẻ bèo ở chợ Việt, tăng cường miễn dịch, tốt cho xương khớp, có nhiều cách chế biến món ngon
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Trong đời sống có rất nhiều món ăn ngon được làm từ hẹ, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để đưa lá hẹ vào thực đơn bữa ăn gia đình.

Đừng chỉ ăn củ, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo', ở quê rất nhiều bỏ qua quá phí
Ăn - 1 ngày trướcMột loại rau dân dã, dễ mua, nhưng lại có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt được mệnh danh là vua của các loại rau bình dân. Hầu như nhà nào cũng ăn mà ít để ý.

Cách làm cá chép om dưa ngon như nhà hàng
Ăn - 2 ngày trướcCá chép om dưa hấp dẫn bởi hương vị chua thanh của dưa cải muối hòa quyện cùng vị ngọt béo của cá chép, cách làm không quá cầu kỳ, chi phí cũng rất bình dân.

Vải thiều vào cuối vụ giá bán siêu rẻ, chị em truyền nhau bí quyết bảo quản quả vải tươi cả tháng
ĂnGĐXH – Hiện vải thiều đã bước vào cuối vụ. Giá bán vải thiều hiện rẻ chưa từng có, quả lại ngon ngọt nên nhiều người tranh thủ mua về ăn dần, thậm chí học nhau cách bảo quản vải để ăn cả tháng vẫn tươi.