Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật bất ngờ về công dụng của gừng với sức khỏe, đây là 6 lý do nên bổ sung gừng khi trời lạnh

Thứ hai, 11:42 23/10/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Có khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng, qua đó có thể thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh.

Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là bệnh này!Sai lầm của người Việt mỗi khi ăn lẩu tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và dạ dày, sợ nhất là bệnh này!

GĐXH - Khi ăn lẩu, người Việt thường mắc một sai lầm lớn nhất là ăn lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện, ăn lâu, ăn nhiều và ăn nóng...

Củ gừng từ lâu được dùng phổ biến như một loại gia vị rất phổ biến trong ẩm thực và chữa bệnh, gừng được dùng chủ yếu dưới dạng tươi, khô, bột hoặc nước ép.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội), gừng có thể chữa được cảm lạnh và là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong đông y. Theo đó, có khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng, qua đó có thể thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh.

Theo phân tích của y học hiện đại, gừng có chứa tinh dầu 2%–3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng được cho là có nhiều công dụng tốt với sức khỏe.

Sự thật bất ngờ về công dụng của gừng với sức khỏe, đây là 6 lý do nên bổ sung gừng khi trời lạnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM) cho biết theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng vào phế, tỳ, vị giúp chữa cảm lạnh, làm ấm dạ dày, dịu cơn ho, ngừng nôn ói, tiêu đàm, giải độc.

Bác sĩ Vũ cho biết, chất cineol trong gừng có tác dụng kích thích tại chỗ, diệt khuẩn. Hợp chất gingerol trong gừng hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, phòng trị bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Do đặc tính cay nóng, ấm, gừng tươi ăn sẽ giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, làm ấm cơ thể từ bên trong. Khi ấy, tuần hoàn máu tốt hơn, cơ thể chống lại virus hợp bào hô hấp, phòng ngừa các bệnh liên quan đường hô hấp.

Lý do nên bổ sung gừng khi thời tiết chuyển lạnh

Gừng giúp giảm viêm xương khớp

Những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động khi tiêu thụ gừng thường xuyên. Điều này là do các chất hoạt tính sinh học có trong củ gừng giúp ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây viêm.

Gừng tốt cho tiêu hóa

Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng khó tiêu.

Sự thật bất ngờ về công dụng của gừng với sức khỏe, đây là 6 lý do nên bổ sung gừng khi trời lạnh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gừng chống vi khuẩn

Gừng thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, và chiết xuất của nó có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella. Ngoài ra, loại gia vị này có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn miệng gây ra bệnh viêm nướu.

Gừng giúp ngăn ngừa tế bào ung thư

Tiêu thụ gừng có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Nó đã được chứng minh rằng các hợp chất hoạt tính của gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào hình thành khối u. Đặc biệt, chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của u bạch huyết, u gan, ung thư ruột, vú, da, gan và bàng quang. Ngoài ra, chúng làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

Gừng giúp giảm đau

Với tác dụng chống viêm và chống co thắt, gừng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên cho chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt và chứng đau nửa đầu.

Gừng giúp cải thiện độ nhạy insulin

Bổ sung gừng đã được chứng minh là có liên quan đến việc cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất trong các nghiên cứu. Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2, nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.

4 nhóm người không nên ăn gừng vì gây hại sức khỏe

Sự thật bất ngờ về công dụng của gừng với sức khỏe, đây là 6 lý do nên bổ sung gừng khi trời lạnh - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Ăn gừng bao nhiêu là đủ?

Trong những ngày lạnh, gừng là món thích hợp để ngăn ngừa triệu chứng lạnh bụng, khó tiêu, chân tay lạnh, mạch nhỏ, nhiều đờm, ho suyễn và thấp khớp...

Theo chuyên gia dinh dưỡng, gừng rất tốt nhưng không nên sử dụng quá 5g gừng mỗi ngày. 

Để tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên dùng gừng vào ban ngày, thời điểm tốt nhất là dùng vào buổi sáng. Khi dùng gừng nên rửa sạch vỏ chứ không nên gọt bỏ vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Nhạc sĩ Trần Tiến nhớ lại cảm xúc khi biết mắc ung thư giai đoạn 4 ở tuổi 80, căn bệnh ông mắc nguy hiểm thế nào?Nhạc sĩ Trần Tiến nhớ lại cảm xúc khi biết mắc ung thư giai đoạn 4 ở tuổi 80, căn bệnh ông mắc nguy hiểm thế nào?

GĐXH - "Những người bình thường xạ 14,15 tia, tôi xạ đến 30 tia. Khi điều trị tới tia thứ 30, tôi gục ngã hoàn toàn...", nhạc sĩ tâm sự.

Mắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránhMắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránh

GĐXH - Tập thể dục quá sức sau khi bị ốm, người đàn ông ở Hà Nội nhập viện vì bị tình trạng toan chuyển hoá, suy thận cấp, tăng CK máu...

4 sai lầm cần tránh khi bị ốm sốt, đây là tất cả những điều nên và không nên làm khi bị sốt để phòng biến chứng4 sai lầm cần tránh khi bị ốm sốt, đây là tất cả những điều nên và không nên làm khi bị sốt để phòng biến chứng

GĐXH - Khi bị sốt, tuyệt đối không nôn nóng tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt để giảm nhiệt độ nhanh vì dùng thuốc quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên

10 loại kháng sinh tự nhiên

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Mẹ và bé - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Top