Tắm vào mùa Đông, nên lưu ý 4 điều này để phòng cảm lạnh, đột quỵ
GĐXH - Tắm quá lâu, nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh... có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, nhất là trong những ngày lạnh.
Vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm thấp nên làn da dễ trở nên hành khô, nứt nẻ. Việc tắm nước quá nóng sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, bong tróc và nhanh lão hoá. Nguy hiểm hơn, việc tắm nước quá nóng cũng sẽ gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ, gây thiếu oxy cung cấp cho tim, dẫn đến triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu.
Ngược lại, việc tắm nước lạnh cũng nguy hiểm. Một số người lầm tưởng rằng tắm nước lạnh sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng chịu lạnh để chống chọi với thời tiết bên ngoài, trong khi nước lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí là tử vong.

Ảnh minh họa
Trời lạnh nên tắm bao nhiêu lần/tuần là hợp lý?
Tắm nhiều khi trời lạnh khiến da khô và nứt nẻ, dễ bị ngứa. Nguyên nhân là do làn da mất đi lớp dầu khô tự nhiên gây kích ứng, khô nẻ.
Ngoài ra, tắm nhiều trong mùa đông dễ làm cơ thể bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh đường hô hấp. Huyết quản dưới da cũng co lại, làn da dễ bị kích ứng, tổn thương bởi lớp phòng vệ tự nhiên giảm và vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Vào mùa đông cứ 2 -3 ngày thì nên tắm 1 lần, điều này phù hợp khi thời tiết ở ngưỡng 10 độ C. Những người da khô, hay nứt nẻ có thể 3 - 4 ngày mới tắm 1 lần cũng được. Người già da mỏng và da hay co lại thì 1 tuần tắm 1 lần.
Tắm vào thời điểm này sẽ an toàn nhất?
Từ 17h đến 19h là khoảng thời gian bạn nên đi tắm, lúc đó nhiệt độ ngoài trời chưa hạ thấp hẳn. Trẻ em nên tắm sớm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều, nhớ sử dụng thêm máy sưởi để không gian tắm của trẻ luôn được giữ ấm.
Khi thời tiết giá lạnh, bạn không nên tắm vào đêm muộn vì dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi. Nếu mới ngủ dậy hoặc mới ăn xong, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi 30 phút rồi mới đi tắm.
Để cơ thể vẫn sạch sẽ mà đảm bảo sức khoẻ, bạn nên sử dụng nước ấm từ 35 - 40 độ C để tắm khi trời lạnh, đồng thời cần thay đổi thói quen ngâm nước, tắm quá lâu. Thời gian hợp lý để tắm là khoảng 10 phút.

Ảnh minh họa
Nên tắm đúng trình tự, tránh đột ngột
Nếu bạn tắm dưới vòi hoa sen và để đầu tiếp xúc với nước đầu tiên, lưu lượng máu lên não sẽ được đẩy nhanh hết mức để bù đắp cho sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Điều này làm tăng nguy cơ rách các mao mạch, động mạch cung cấp máu cho các cơ quan khác, trong đó có tim, gây nhồi máu cơ tim cấp.
Hãy bắt đầu bằng việc làm ướt bàn chân trước, sau đó đến toàn bộ chi dưới, lên dần đến vai và cuối cùng mới là đầu. Thực hiện đúng những bước này giúp bạn làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn nở lỗ chân lông.
Nên dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm
Khi dùng các loại bông tắm có nhiều bọt trong thời gian dài cùng với việc kì cọ mạnh sẽ làm mất đi lớp dầu và lớp biểu bì tự nhiên giúp bảo vệ da. Hệ quả của tình trạng này có thể làm cho da dễ bị khô, mẩn ngứa tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn gây hại tấn công vào sâu bên trong da hình thành bệnh lý về da.
Sau khi tắm xong nên dùng kem dưỡng ẩm. Đây là lúc lỗ chân lông mở rộng nhất có thể hấp thu được dưỡng chất tốt hơn, vì thế làn da của bạn sẽ đẹp hơn khi dùng kem dưỡng ẩm vào thời điểm khác.
Để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh trong và sau khi tắm, bạn cần:
- Tắm ở phòng kín gió, sau đó lau khô người, mặc đủ ấm trước khi ra khỏi phòng tắm.
- Uống một tách trà gừng nóng sau khi tắm.
- Uống nước trước và sau khi tắm sẽ giúp cân bằng lượng nước, đảm bảo huyết áp ổn định.
- Sấy tóc ngay sau khi tắm xong để tránh nhiễm lạnh.



Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 8 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 10 giờ trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 15 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 16 giờ trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 16 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.