Tăng mức hỗ trợ đến 55.000 đồng/kg hơi gia súc buộc tiêu hủy do bệnh, người chăn nuôi mong chờ từng ngày quy định có hiệu lực
GĐXH - Quy định mới về hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc, gia cầm buộc tiêu hủy vì dịch bệnh, có hiệu lực từ ngày 25/7 tới đây. Theo đó, mức hỗ trợ cao nhất là 55.000 đồng/kg hơi cừu, hươu sao; 50.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, ngựa, dê và lợn là 40.000 đồng/kg hơi.
Nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi và ổn định sản xuất, Nghị định 116/2025 quy định chính sách khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật đã nâng mức hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc, gia cầm, thủy hải sản… buộc tiêu hủy do dịch bệnh, so với Nghị định 02/2017 trước đó.
Theo quy định mới, từ ngày 25/7, người chăn nuôi có động vật, sản phẩm động vật buộc tiêu hủy do nhiễm bệnh thuộc danh mục bệnh lây giữa động vật và người hoặc thuộc danh mục phải công bố dịch sẽ được nhận hỗ trợ.
Theo đó, đối với cơ sở sản xuất động vật trên cạn như: Trâu, bò, ngựa, dê có cùng mức hỗ trợ là 50.000 đồng/kg hơi;
Cừu, hươu sao: 55.000 đồng/kg hơi; Lợn: 40.000 đồng/kg hơi; Gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu: 35.000 đồng/kg hơi;
Chim cút: 20.000 đồng/kg hơi; Đà điểu: 50.000 đồng/kg hơi; Trứng gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút, đà điểu): 20.000 đồng/kg.
Đối với cơ sở sản xuất động vật thủy sản như: Tôm hùm giống sẽ có mức hỗ trợ là 10.000 đồng/con; Tôm giống (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) từ giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae 12 trở lên: 10.000.000 đồng/01 triệu con;
Cá giống (cá biển, cá tra, cá truyền thống, cá rô phi, cá nước lạnh): 10.000 đồng/kg;
Diện tích nuôi tôm sú quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp): 9.000.000 đồng/ha…
Trường hợp được xem xét hỗ trợ gồm: khu vực đã công bố dịch hoặc ổ dịch chưa đủ điều kiện công bố nhưng có xác nhận dương tính hoặc nghi nhiễm do cơ quan thú y.
Mức hỗ trợ mới này tăng từ 5-25% so với Nghị định cũ và được đánh giá là phù hợp với thực tiễn.
Ngày 10/6, chia sẻ với PV Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống), ông Nguyễn Văn Thịnh - hộ chăn nuôi tại Khu 5, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - nơi được coi là "thủ phủ" chăn nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, cho rằng, mức hỗ trợ mới sẽ bù được phần nào chi phí đầu tư ban đầu cho người chăn nuôi.
Theo ông Thịnh, Bình Lục từng được coi là thủ phủ của lợn của miền Bắc khi mỗi năm, hàng ngàn con lợn được xuất đến lò mổ phục vụ nhu cầu các thành phố lớn, đông đúc. Tuy nhiên, sau đợt bùng phát dịch tả châu Phi năm 2019, từ đó đến nay, thời hoàng kim của nghề chăn nuôi lợn nơi này đã xa dần và số tiền hơn 200 triệu đồng đầu tư ban đầu của gia đình ông Thịnh cũng "đội nón" ra đi.
Kể từ đó đến nay, gia đình ông Thịnh cũng cắt giảm số lượng đàn, nuôi duy trì từ 50 – 65 con.
Ông Thịnh cho biết, năm 2019, gia đình ông được hỗ trợ đến 38.000 đồng/kg lợn hơi. Do đó, dịch bệnh trên vật nuôi không chỉ là hiểm họa sinh học mà còn là cơn ác mộng về kinh tế.
"Với người chăn nuôi, đàn nuôi chính là tài sản tích lũy mà tiêu hủy động vật vì dịch bệnh không chỉ trắng tay mà còn khiến người chăn nuôi lâm cảnh nợ nần. Do đó, mức hỗ trợ mới sẽ bù được phần nào chi phí đầu tư ban đầu cho người chăn nuôi. Đặc biệt, trong bối cảnh giá cả vật tư đầu vào leo thang, chi phí chăn nuôi tăng mạnh, thì mức hỗ trợ cũ dần trở nên lạc hậu, không đủ để người dân tái đàn hay phục hồi sản xuất", ông Thịnh cho hay.



Hà Nội: Chuyển cơ quan công an 4 vụ việc về vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo gia công La Phù
Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/6, Chi cục QLTT TP Hà Nội cho biết, 4 vụ việc liên quan đến hàng hóa tại xã La Phù (huyện Hoài Đức) được chuyển đến cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định trong giai đoạn từ năm 2023 đến hết ngày 15/6/2025.

Ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV thông báo trường hợp sẽ bị đóng vĩnh viễn tài khoản nếu không đáp ứng được điều này
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV… sẽ đóng tài khoản nếu có số dư bằng 0 và không hoạt động trong thời gian dài.

Bộ Y tế đề nghị thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé là hàng giả trên toàn quốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcChiều 20/6, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã có văn bản đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé là hàng giả hiện đang còn trên thị trường...

Vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh: Sắp kỷ luật đối với viên chức đóng dấu lưu thông lên lợn bệnh?
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 20/6, theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang, đơn vị đang xin ý kiến Sở NN&MT tỉnh Hậu Giang để thành lập hội đồng xem xét kỷ luật đối với cán bộ đóng dấu vào lợn bệnh của Công ty C.P Việt Nam.

Trước khi bị khởi tố, chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' đã bán những sản phẩm nào?
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Không chỉ riêng sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé, Lê Văn Hải - chủ kênh tiktok "Gia đình Hải Sen", "Hải Sen" còn bán nhiều sản phẩm khác, bao gồm: Xịt khử mùi hôi nách Hải Sen, kem tẩy lông Hải Sen, viên uống sâm tố nữ Hải Bé, sữa rửa mặt YLE…

Ngân hàng cảnh báo liên quan tới việc ngừng giao dịch, đổi thẻ ATM từ 1/7
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cảnh báo về tình trạng một số đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin yêu cầu cung cấp thông tin thẻ, mã OTP, số tài khoản... với lý do "hỗ trợ đổi thẻ".

Trước khi bị khởi tố, siro ăn ngon Hải Bé từng thổi phồng công dụng, gây hiểu lầm cho phụ huynh
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Núp bóng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé từng quảng cáo rầm rộ như "thần dược" giúp trẻ ăn khỏe, ngủ ngon, tăng đề kháng. Rõ ràng, đây là một hình thức sai phạm nghiêm trọng đang bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Hai người dân tộc Mông bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng tiền taxi, xe ôm ở Hà Nội được tặng vé xe 0 đồng trong ngày trở về quê
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Chiều 17/6, hai người dân tộc Mông trong vụ bị tài xế xe taxi và xe ôm "chặt chém" gần 5 triệu đồng đã chính thức khởi hành trở về quê ở Lào Cai. Theo đó, hai người này được tặng 1 vé xe trị giá 0 đồng.

Hơn một tháng 3.100 vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị xử lý, hình thức ngày càng tinh vi
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 17/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, chỉ trong 1 tháng, hơn 3.100 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý, đủ cho người tiêu dùng nhận ra tính chất phức tạp, tinh vi trong việc trà trộn hàng giả với hàng hóa hợp pháp.

Huế 'mạnh tay' với các hành vi buôn bán hàng giả, không rõ nguồn gốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Trước thực trạng buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, cơ quan chức năng TP Huế tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Hai người dân tộc Mông bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng tiền taxi, xe ôm ở Hà Nội được tặng vé xe 0 đồng trong ngày trở về quê
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Chiều 17/6, hai người dân tộc Mông trong vụ bị tài xế xe taxi và xe ôm "chặt chém" gần 5 triệu đồng đã chính thức khởi hành trở về quê ở Lào Cai. Theo đó, hai người này được tặng 1 vé xe trị giá 0 đồng.