Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn
GĐXH - Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...
Măng tây là loại rau quý giá có nguồn gốc từ châu Âu và được mệnh danh là "rau hoàng đế". Măng tây khi ăn có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Dùng làm súp hay đem xào, luộc, hấp, nướng... đều có vị ngon đặc trưng của măng tây.
Về dinh dưỡng, măng tây được biết đến như một trong số những thực phẩm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của cơ thể. Măng tây khá phong phú với các Vitamin A, C, E, K và B - B1, B2, B3 (niacin), B5 và Vitamin B6, cũng như choline, một chất dinh dưỡng liên quan đến vitamin.
Măng tây cũng cung cấp flavonoid, chất xơ, protein và axit folic (rất hữu ích trong việc gặt hái những lợi ích của vitamin B12 và trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu mới). Và nó chứa rất nhiều khoáng chất - canxi, sắt, kẽm, magiê, đồng, selen, phốt pho và kali.

Ảnh minh họa
9 công dụng tuyệt vời của măng tây với sức khỏe
Măng tây tốt cho tim mạch
Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.
Măng tây tốt cho đường ruột
Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràn.
Măng tây giúp chống viêm
Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2. Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang, ngừa sỏi thận, mật… có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác…
Măng tây giúp ngăn ngừa lão hóa
Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.
Măng tây giúp ngừa loãng xương
Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.
Măng tây giúp giảm cân
Là một loại thực phẩm thấp calories nên tác dụng của măng tây rất tốt trong “công cuộc” giảm cân.

Ảnh minh họa
Măng tây tốt cho thai nhi
Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Ngoài ra, măng tây giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi phụ nữ đang có kinh.
Măng tây giúp làm đẹp da
Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.
Măng tây giúp ngừa ung thư
Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.
4 nhóm người cần cảnh giác khi ăn măng tây

Ảnh minh họa
Người bị dị ứng
Măng tây nếu ăn quá nhiều có thể khiến bạn gặp phải vấn đề như đầy bụng, nước tiểu có mùi khó chịu. Một số người dị ứng với cần tây, tỏi tây.... cũng tăng nguy cơ dị ứng với măng tây. Do vậy sau khi ăn măng tây nếu gặp các triệu chứng như: Nước mũi chảy, phát ban, khó thở, bọng nước quanh mắt hay sưng đau khoang miệng… thì tốt nhất không nên ăn.
Người bị phù nề
Nếu người bệnh bị phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, vui lòng không động đến các món ăn chế biến từ măng tây. Nghiên cứu cho rằng loại rau này có thể gây hại cho những bệnh nhân bị phù nề. Để tránh các biến chứng, điều quan trọng là phải kiệng kỵ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm.
Người đang dùng thuốc cao huyết áp
Măng tây được biết đến là một nhân tố đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh huyết áp, do đó có thể giảm các rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu người bệnh tăng huyết áp và đang trong giai đoạn uống thuốc chống tăng, hãy thận trọng trong việc ăn măng tây vì nó có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.
Người bị bệnh gút
Người mắc bệnh gút (gout) cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý nhằm giúp hạ axit uric huyết bằng cách hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể. Măng tây nằm trong nhóm có nhân purin cao nhất (trên 150mg/100g thực phẩm) nên cần tránh cho người bị gút vì chúng có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng.


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.