Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thức khuya và làm thêm cả tuần, người phụ nữ suýt bị mù, tác hại của thức khuya nhiều hơn bạn nghĩ

Thứ tư, 13:37 23/12/2020 | Sống khỏe

Ngày càng có nhiều người thức khuya để xem phim truyền hình, chơi game, sử dụng điện thoại di động, có một số người làm thêm giờ... Tuy nhiên, thức khuya thường xuyên có thể gây hại lớn cho cơ thể, trường hợp của một nữ công nhân ở Thâm Quyến suýt bị mù là một điển hình.

Tiểu Khiết năm nay 35 tuổi, gần đây cô đặc biệt căng thẳng vì lý do công việc. Thức đêm tăng ca để làm việc liên tục một tuần, khiến cô thấy khó chịu ở mắt và luôn có cảm giác mắt hơi sưng, cô nghĩ là do sử dụng mắt quá nhiều, chỉ cần sau đó nghỉ ngơi vài ngày là có thể hồi phục, nên cô cũng không quan tâm quá nhiều. Mãi đến vài ngày trước, Tiểu Khiết cảm nhận mắt sưng lên rõ rệt, mờ mắt, triệu chứng này kéo dài cả ngày không thuyên giảm nên mới vội vàng đến Bệnh viện Mắt Thâm Quyến điều trị.

Bác sĩ kiểm tra cho Tiểu Khiết phát hiện IOP (áp lực nội nhãn) ở mắt phải của cô cao tới 55mmHg (IOP bình thường là 10-21mmhg), kết mạc của mắt phải xung huyết nhẹ, phù nề biểu mô giác mạc, và một số cặn lắng được nhìn thấy ở phía sau giác mạc, Tiểu Khiết được chẩn đoán là bệnh tăng nhãn áp .

Thức khuya và làm thêm cả tuần, người phụ nữ suýt bị mù, tác hại của thức khuya nhiều hơn bạn nghĩ - Ảnh 1.

Hình ảnh một số cặn lắng được nhìn thấy phía sau giác mạc

Bác sĩ cho biết, bệnh dễ tái phát và trường hợp nặng sẽ mất thị lực một phần. Sau đó, Tiểu Khiết được điều trị bằng thuốc kháng viêm và điều trị nhãn áp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, các triệu chứng đã cải thiện đáng kể.

Trong thời buổi giá nhà cao, thu nhập thấp, các chi phí sinh hoạt đều đắt đỏ, thì mọi tầng lớp trong xã hội, chúng ta đều ít nhiều phải đối mặt với việc phải làm thêm giờ. Làm việc ngoài giờ và thức khuya quá nhiều, ngoài chấn thương ở mắt, còn có những nguy hiểm nào nữa?

1. Khiến con người trở nên "ngốc nghếch"

Gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Boston đã chụp ảnh não bộ tự "tẩy não" sau khi chìm vào giấc ngủ. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng máu (màu đỏ) chỉ chảy ra khỏi não một cách định kỳ khi ngủ. Lúc này, dịch não tủy (màu xanh) có cơ hội phát động cuộc tấn công và đổ vào não để được đào thải độc tố, bao gồm việc loại bỏ β-amyloid (một loại protein bệnh lý gây ra bệnh Alzheimer).

Vì vậy, nếu bạn không ngủ, dịch não tủy tự nhiên sẽ không thể "tẩy não" bạn. Nếu không dọn sạch nó, rác sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Tất nhiên, nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn có thể rất mệt mỏi, trở nên "ngốc nghếch" vào ngày hôm sau.

2. Tăng nguy cơ ung thư

Thức khuya và làm thêm cả tuần, người phụ nữ suýt bị mù, tác hại của thức khuya nhiều hơn bạn nghĩ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi bị xáo trộn, dẫn đến các chức năng cơ thể bất thường và đột biến tế bào, là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ung thư, những người thức khuya dễ bị ung thư hơn những người ngủ bình thường. Vì vậy không quá lời khi nói rằng thức khuya tương đương với việc tự sát mãn tính.

3. Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Khi thức khuya, cơ thể con người rơi vào trạng thái căng thẳng trong thời gian dài, các hormone như adrenaline tiếp tục tăng cao, gây co mạch bất thường, dễ gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp. Đối với những người bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành và các bệnh lý khác, việc thức đêm vô hình trung làm tăng gánh nặng cho tim, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và các bệnh lý khác.

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thức khuya và làm thêm cả tuần, người phụ nữ suýt bị mù, tác hại của thức khuya nhiều hơn bạn nghĩ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Những người thức khuya thường gây rối loạn nội tiết, kèm theo đó là tinh thần căng thẳng, áp lực của tim và cảm xúc hưng phấn làm cơ thể hồi hộp quá mức, thần kinh giao cảm hưng phấn có thể tiết ra catecholamine và các hormone khác liên quan đến đường huyết, làm tăng lượng đường trong máu. Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, thức khuya có xu hướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

5. Dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch

Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể con người luôn trong tình trạng yếu ớt, dễ bị cảm lạnh, và mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.

6. Tăng nếp nhăn

Một báo cáo từ London chỉ ra rằng trong vòng một tuần, việc giảm hai giờ ngủ mỗi ngày sẽ có tác động nghiêm trọng đến ngoại hình: mắt của mọi người trở nên đỏ và sưng, da của họ trở nên chùng nhão và chảy xệ, và nhiều nếp nhăn hơn. Không chỉ vậy, thức khuya sẽ khiến quá trình trao đổi chất của da diễn ra bất thường, từ đó sẽ tích tụ một lượng lớn độc tố trên da, dễ dẫn đến các vấn đề về da như mụn, đốm, da khô ráp.

Dù là vì công việc hay giải trí, thức đêm nhiều quá thì phải làm sao?

Thức khuya nhưng không được dậy muộn

Thức khuya và làm thêm cả tuần, người phụ nữ suýt bị mù, tác hại của thức khuya nhiều hơn bạn nghĩ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Thức khuya làm tổn thương dương khí, tạng phủ không được sửa chữa, dương khí không được tích trữ, lúc nào cũng hưng phấn, dễ sinh nội nhiệt, nóng giận. Sáng sớm dương khí bình thường có thể làm thông khí nội nhiệt, dậy muộn nội nhiệt sẽ bị phong bế, sinh ra lo lắng. Nếu bạn làm tổn thương dương quá mức, con người cuối cùng sẽ chuyển từ hưng phấn sang trầm cảm.

Ăn nhiều rau quả

Sau khi thức khuya nên chú ý chế độ ăn nhẹ, nhất là bữa tối, không nên ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, nên ăn nhiều rau củ quả, dễ tiêu để giảm gánh nặng cho dạ dày.

Ngủ bù kịp thời vào buổi trưa

Thức khuya, ngày hôm sau sẽ rất mệt mỏi, nên tranh thủ ngủ bù kịp thời, quan trọng nhất là ngủ buổi trưa.

Bổ sung vitamin nhóm B

Thức khuya sẽ tiêu hao nhiều năng lượng trong cơ thể, tế bào não bị quá tải, quá trình này vitamin nhóm B trong cơ thể sẽ bị tiêu hao rất nhiều, vì vậy những người thường xuyên thức đêm cần chú ý bổ sung vitamin nhóm B.

Theo Nhịp sống Việt

Nguồn: Sohu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 23 giờ trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Top