Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ ghiền smartphone: liên quan đến 12 loại ung thư chết người!

Thứ sáu, 16:15 09/11/2018 | Sống khỏe

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới chứng minh rằng tuổi thơ gắn liền với thiết bị công nghệ liên quan đến ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại tràng, gan, thận, tuyến tụy…khi trưởng thành.

Nghiên cứu mới công bố của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) dựa trên hồ sơ của 200.000 người sinh sống khắp toàn cầu và các dữ liệu khác từ hơn 80 nghiên cứu khoa học trước đó.

Họ cảnh báo rằng những thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn…chịu trách nhiệm lớn trong việc gia tăng chóng mặt số trẻ bị cận thị và tăng nguy cơ 12 loại ung thư chết người.


Các thiết bị công nghệ có thể trở nên rất nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em - ảnh: SHUTTERSTOCK

Các thiết bị công nghệ có thể trở nên rất nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em - ảnh: SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu cho thấy không chỉ liên quan tới việc kém hoạt động thể chất, trẻ em bị bỏ mặc với các thiết bị công nghệ phát triển cái gọi là "tiêu thụ quá mức thụ động" và ngốn ngấu các đồ ăn không lành mạnh nhiều lần hơn những trẻ được hướng tới các hoạt động vui chơi giải trí tốt.

Nguy cơ béo phì ở nhóm trẻ này tăng vọt và khi đã béo phì ở tuổi nhỏ, nguy cơ thành một người lớn béo phì tăng gấp 5 lần. Theo một công trình đã công bố trước đó cũng của WCRF, béo phì lại liên quan đến 12 loại ung thư chết người: dạ dày, miệng – cổ họng, gan, buồng trứng, ruột, túi mật, thận, thực quản, tuyến tụy, tử cung, vú, tuyến tiền liệt. Béo phì đang dần soán ngôi hút thuốc, trở thành nguyên nhân gây ung thư hàng đầu trên thế giới.

Trong 50 năm qua, tỉ lệ trẻ em cận thị đã tăng hơn gấp đôi, từ 7,2% lên tới 16,4% và theo nghiên cứu mới này, chính là do các bé nhìn chằm chằm vào màn hình với quãng thời gian dài trong ngày. Một nghiên cứu trước đó từ King’s College London (Anh) cho thấy cứ thêm 1 giờ tiếp xúc với trò chơi trên thiết bị công nghệ, nguy cơ cận thị sẽ tăng thêm 3%, được gọi là hiệu ứng "cận thị kỹ thuật số".

Theo WCRF, một số khảo sát gần đây cho thấy thời gian mà trẻ em, thanh thiếu niên nhìn vào màn hình đã tăng lên 8 giờ mỗi ngày, bao gồm chơi game, tham gia các ứng dụng giải trí, thông tin liên lạc – mạng xã hội.

Một công trình khác từ Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore thậm chí cho rằng có tới 96% thanh niên châu Á có vấn đề cận thị ở nhiều mức độ khác nhau. Một số trẻ chỉ mới 2 tuổi nhưng đã dành tới 2 giờ mỗi ngày cho các thiết bị công nghệ!

Các chuyên gia cho rằng cách duy nhất để thoát khỏi các hậu quả nghiêm trọng nói trên là hạn chế một cách quyết liệt thời gian tiếp xúc màn hình của trẻ em, đồng thời trẻ phải được huấn luyện tư thế chuẩn khi sử dụng các thiết bị công nghệ.

Theo NLĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 13 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 13 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top