Vì sao vua triều Nguyễn chỉ dùng cơm bằng đũa làm từ gỗ cây Kim Giao?
GiadinhNet - Từ xa xưa, vua chúa các nước đã có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn khi ăn uống các món sơn hào hải vị. Còn để đề phòng bị đầu độc trong thức ăn, vua triều Nguyễn dùng đũa Kim Giao để ăn.
Tại Việt Nam, theo các ghi chép lịch sử, các ông vua Triều Nguyễn có những quy định chi tiết về việc chuẩn bị và phục vụ món ăn ngon, bổ dưỡng và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Cụ thể, nhà Nguyễn thành lập các sở là Lý Thiện và Thượng Thiện để phục vụ bữa ăn cho nhà vua. Trước đó, thời các đời chúa Nguyễn thì đội lo việc nấu ăn cho chúa gọi là đội Nội Trù hoặc Tư Thiện. Vào năm 1820, vua Minh Mạng cho lập đội Thượng Thiện trực thuộc cấm binh và xây dựng sở Thượng Thiện ở gần Thái Y viện.
Nhân viên đội Thượng Thiện có khoảng 50 người, đều là người tuyển từ làng Phước Yên. Phước Yên vốn là ngôi làng nơi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên từng đóng phủ chính. Theo Đại Nam hội điển sự lệ, quy định nhiệm vụ của đội Thượng thiện là "Phàm hằng ngày tiến các thứ ngọc thực mỹ vị đều chuẩn bị theo đúng cách thức nấu món ăn mà làm... Phàm thứ gạo quý nào dành cho vua dùng thì chiếu cho Bộ Hộ chuyển tiến, mỗi tháng 3 lần, phải lính cẩn kiểm tra cho đủ.

Mô phỏng một mâm cơm ngự thiện của vua Nguyễn. Ảnh: Vietnamnet.
Đến như nước lã dùng hằng ngày cung tiến vào trong cung ngự do chức chuyên tu lo việc ấy cung nạp, phải lính cẩn coi xét, gạn lọc cho đúng phép. Về phần hộ kiếm cá, hàng ngày kiếm cá tươi; hộ kiếm củi hàng ngày cung củi đóm, đều chiếu số đăng ký cho đủ dâng dùng. Khi nấu món ăn cốt phải mười phần tinh sạch... Đến như sở Thượng thiện có đủ lệ cấm giới, những nhân viên không có bổn phận thì không được ra vào..."
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho thiên tử, nhân viên đội Thượng thiện phải chịu những hình phạt nghiêm khắc khi để xảy ra sự cố dù nhỏ: "Nếu làm cơm cho vua lầm thức ăn gì phải kiêng thì người làm bếp phải bị phạt đánh 100 trượng; Những thực phẩm làm không sạch sẽ phải bị phạt đánh 60 trượng". Thực phẩm không sạch sẽ đơn giản chỉ như là có 1 sợi tóc hay một hạt sạn...
Ngoài ra, sự sạch sẽ và cầu kỳ còn thể hiện ở việc ngay nước lã dùng để nấu ăn và pha trà cho vua cũng phải lấy ở nơi có gốc gác xuất xứ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì nước dùng nấu cơm hoặc pha trà cho vua phải lấy từ giếng Hàm Long dưới chân đồi chùa Báo Quốc. Có khi phải chèo đò về Phú Lộc lấy nước Cam Lồ chùa Túy Vân hoặc lên lấy nước tận thượng nguồn sông Hương.
Để đề phòng bị đầu độc trong thức ăn, vua chúa dùng đũa Kim Giao để ăn. Vua chúa triều Nguyễn dùng đũa vót bằng gỗ cây Kim Giao lấy từ núi Bạch Mã. Đặc điểm của đũa Kim Giao là nhẹ, có màu trắng ngà và khi tiếp xúc với chất độc thì đũa sẽ đổi thành màu thâm đen.

Không riêng vua chúa Việt Nam, các hoàng đế Trung Quốc thời xưa cũng có những quy định chặt chẽ trong việc chuẩn bị thực phẩm sạch để chế biến và an toàn trong thưởng thức món ăn.
Các món ăn dâng lên vua chúa Trung Quốc thời xưa đều phải thông qua quy trình kiểm tra, nấu nướng chặt chẽ.
Theo sử sách, những thực phẩm cung cấp cho hoàng cung đều phải có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm tra cẩn thận. Thông thường, các thực phẩm dùng để chế biến món ăn dâng lên vua chúa cho nhà vua đến từ đặc sản các vùng miền dâng lên, hoàng cung tự sản xuất các loại thực phẩm và một số nguyên liệu thu mua tại các nơi.
Để tránh trường hợp hoàng đế Trung Quốc bị hạ độc trong các món ăn, một thái giám sẽ chịu trách nhiệm thử các món ăn dâng lên vua để xem chúng có độc hay không. Việc làm này được gọi là "Thường thiện".
Thêm nữa, hoàng cung Trung Quốc sử dụng đồ ăn bằng bạc như bát, đũa để thử xem có thuốc độc bên trong hay không. Nguyên do là vì khi tiếp xúc với chất độc, bạc sẽ chuyển từ màu trắng sang màu đen.
Mỗi món ăn dâng lên vua chúa dùng đều có tấm biển nhỏ để cạnh ghi rõ tên đầu bếp làm ra. Điều này giúp các bậc vua chúa dễ dàng biết được ai là người nấu món nào và nếu xảy ra sự cố thì sẽ nhanh chóng bắt tìm ra hung thủ.
Đặc biệt các hoàng đế Thanh triều chỉ dùng 2 bữa/ngày, bữa thứ nhất khoảng 6 – 8h sáng, bữa thứ hai 12 – 14h chiều. Dù có thích món nào đó cũng không được biểu lộ ra và phải tuân thủ nguyên tắc "một món không quá ba thìa" để tránh bị hạ độc.

Mỗi bữa ăn của các Hoàng đế Trung Hoa thường có rất nhiều món (Ảnh minh họa).
Dụng cụ ăn uống của vua cũng chủ yếu làm từ vàng, bạc và đồ gốm hảo hạng. Riêng đồ dùng của vua Càn Long hầu hết đều bằng từ bạc. Người xưa thường hạ độc bằng thạch tín (asen), nếu đồ ăn có chứa thứ này thì bạc sẽ biến thành màu đen. Vì thế khi dâng món ăn lên vua lúc nào cũng phải kèm theo một thanh bạc. Trước sự chứng kiến của vua, thái giám sẽ dùng thanh bạc để thử độc trong đồ ăn. Sau khi vua ngự xong, mỗi món sẽ được lưu lại một ít ở Ngự thiện phòng để lỡ có chuyện thì dễ dàng kiểm tra, đối chiếu.
Tiến sĩ Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết: từ xa xưa, giới khoa học đã biết đến tính năng của bạc như một kim loại có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.
Chính vì thế, bạc được sử dụng trong chế tác bát, đĩa, dĩa, thìa, đũa cho vua chúa. Khi gặp phải hóa chất độc hại như sunfua, lưu huỳnh… bạc biến màu lập tức và giúp người phát hiện ra chất độc. Như vậy tác dụng dễ thấy của bạc là giúp nhận biết một số loại chất độc trong thức ăn.
Sở dĩ sự biến màu đó xảy ra là quá trình xúc tác hóa học diễn ra chỉ có kim loại bạc mới phản ứng nhanh được. Bạc bị sạm đen có thể do yếu tố môi trường có hóa chất như chất tẩy rửa nhà vệ sinh, nước lau nhà, mồ hôi người… Khi gặp phải hóa chất độc hại như sunfua, lưu huỳnh… bạc biến màu lập tức và giúp người phát hiện ra chất độc
Do đó nhờ vào nguyên lý này mà những trang sức bạc như những chiếc kim hay trâm thử độc được sử dụng rất phổ biến trong việc bảo vệ sức khỏe của vua chúa cũng như giới quan lại, hoàng tộc. Trang sức bạc cũng được sử dụng rộng rãi nhằm bảo vệ cơ thể.
Ngày nay do công cuộc sản xuất thạch tín trở nên hiện đại nên việc lẫn tạp chất lưu huỳnh là rất ít nên các kim bạc rất khó phát hiện, bên cạnh đó có những chất vốn không độc nhưng trong thành phần lại chứa rất nhiều lưu huỳnh hoặc ngược lại những chất rất độc như cỏ độc, axit nitric, bả chuột,… nhưng lại không chứa lưu huỳnh. Do đó việc dùng bạc để thử độc chỉ mang tính chất tương đối.

Mách bạn cách làm giấm mận giúp đẹp da, giảm mệt mỏi
Ăn - 5 phút trướcNhững trái mận cuối mùa thường rất ngọt và thơm, bạn hãy học cách làm giấm mận hậu để gia tăng hiệu quả chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Loại rau đại bổ cực sẵn ở Việt Nam, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chế biến được nhiều món ngon
Ăn - 2 giờ trướcGĐXH - Dinh dưỡng trong loại rau này có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch.

Cách nấu canh cải cá rô với gừng không tanh lại hết mùi bùn - món xưa đậm đà tình mẹ, tình quê trong tôi
Ăn - 4 giờ trướcGĐXH - Vị ngon của món canh cải cá rô với gừng một thời không thể quên. Nhưng sao giờ cũng món đó do nhà hàng nấu lại tanh và nhiều mùi bùn đến thế? Sau đây là cách nấu canh cải cá rô với gừng ngon ngọt kiểu xưa.

Món ăn làm từ 'vua của sa mạc', có mặt tại Việt Nam mà nhiều người không ngờ tới
Ăn - 4 giờ trướcNgỡ chỉ có trong các vùng đất khô cằn, nắng cháy, nhưng "vua sa mạc" lại xuất hiện đầy hấp dẫn trong các món ăn đặc sản ở một tỉnh ven biển Việt Nam.

Dưa chuột đem thái mỏng rồi trộn cùng nguyên liệu này, cực ngon lại giúp chống nắng và làm đẹp da mịn màng
Ăn - 17 giờ trướcSau khi món ăn hoàn thành, bạn gắp một miếng, ăn thử sẽ bất ngờ với hương vị. Kết cấu giòn tan của dưa chuột xen chút vị mặn từ muối và sốt bơ đậu phộng đậm đà thật tuyệt vời!

Mẹo giúp khử mùi tanh của cá dễ dàng và hiệu quả
Ăn - 22 giờ trướcGĐXH - Khi chế biến cá các bà nội trợ thường rất vất vả để khử được mùi tanh. Cùng vào bếp tham khảo bài viết sau, để biết một số mẹo khử mùi cho cá nhanh và hiệu quả.

Loại lá rất tốt giúp giảm đau nhức xương khớp, rẻ bèo, bán đầy chợ Việt
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Trong tiết trời chuyển mùa, người lớn tuổi thường bị đau nhức, tê cứng khớp. Các món ăn dân dã từ lá lốt dưới đây giúp xương khớp dễ chịu hơn.

Tôi thường nấu món canh này vào mùa hè, nguyên liệu phổ biến mà vị thanh mát, cả nhà ai ăn cũng khen!
Ăn - 1 ngày trướcMón canh này vừa tươi ngon, vừa thơm phức, ngay cả nước dùng cũng tuyệt hảo, mang lại cảm giác rất dễ chịu.

Món nhộng tằm rất ngon nhưng mẹ dặn tôi phải biết một điều, kẻo một lần ăn sai cả đời sợ hãi
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Mùa hè món nhộng tằm dân dã thơm ngon có sức hút khó cưỡng. Nhưng nhộng tằm có thể gây ngộ độc vì chế biến sai cách, và sau đây là cách ăn nhộng tằm an toàn.

Chị em đua nhau mua sấu về ngâm, nhưng quên bước này dễ đổ bỏ vì sấu ngâm bị nổi váng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH – Vào mùa sấu, nhiều chị em đua nhau mua sấu về làm sấu ngâm. Thế nhưng nhiều người phải đổ bỏ đi cả bình sấu vì ngâm bị nổi váng. Đâu là nguyên nhân và cách khắc phục không phải ai cũng biết.

Vải thiều vào cuối vụ giá bán siêu rẻ, chị em truyền nhau bí quyết bảo quản quả vải tươi cả tháng
ĂnGĐXH – Hiện vải thiều đã bước vào cuối vụ. Giá bán vải thiều hiện rẻ chưa từng có, quả lại ngon ngọt nên nhiều người tranh thủ mua về ăn dần, thậm chí học nhau cách bảo quản vải để ăn cả tháng vẫn tươi.