Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: Người nổi tiếng quảng cáo sữa bột giả có công dụng như 'thần dược', không thể 'né' trách nhiệm
GĐXH - Theo luật sư, ngay cả trong trường hợp không chứng minh được yếu tố đồng phạm, người tham gia quảng cáo gian dối vẫn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 16/4, thông tin tới phóng viên, TS. Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho biết, một trong những thủ đoạn tinh vi của đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả chính là tận dụng sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội để "thổi phồng" công dụng sản phẩm.
Những lời quảng cáo như rót mật vào tai, biến sữa bột thành "thần dược" có thể chữa bệnh, giúp trẻ cao lớn, người già khỏe mạnh… đã khiến hàng ngàn người tiêu dùng mù quáng tin theo.
Theo Luật sư Cường, việc điều tra vụ án không chỉ dừng ở các đối tượng sản xuất, buôn bán, mà còn cần mở rộng làm rõ vai trò của những cá nhân tham gia quảng bá, tiếp thị, đặc biệt là các KOL – người có ảnh hưởng – nếu họ biết đó là hàng giả mà vẫn tiếp tay vì lợi nhuận, hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.

Nhờ hình ảnh từ người nổi tiếng, những lời quảng cáo như rót mật vào tai, biến sữa bột thành "thần dược" có thể chữa bệnh, giúp trẻ cao lớn, người già khỏe mạnh… đã khiến hàng ngàn người tiêu dùng mù quáng tin theo.
Thậm chí, ngay cả trong trường hợp không chứng minh được yếu tố đồng phạm, người tham gia quảng cáo gian dối vẫn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi quảng cáo sai sự thật, quảng cáo gian dối và xử lý đối với những người đã tiếp tay cho các hoạt động bán hàng giả này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành vi quảng cáo gian dối, vi phạm luật quảng cáo là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi quảng cáo gian dối sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Cường cảnh báo, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức. Nó phơi bày những lỗ hổng lớn trong quản lý hoạt động tiếp thị sản phẩm y tế vmà dinh dưỡng. Đã đến lúc cần bổ sung, siết chặt các quy định pháp luật về quảng cáo, kiểm nghiệm đầu ra sản phẩm thực phẩm, thuốc, sữa... để bảo vệ sức khỏe nhân dân và quyền lợi người tiêu dùng.
Sản xuất gần 600 loại sữa bột giả không chỉ là hành vi gian thương thông thường – đó là tội ác có tổ chức, có hệ thống, nhắm vào những nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất như trẻ sơ sinh, người bệnh và phụ nữ mang thai. Hành vi này có thể bị xử lý tới mức án cao nhất là tù chung thân, theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự.
Đây là một loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, gây hậu quả khôn lường về sức khỏe và tính mạng cho người tiêu dùng. Không chỉ gây thiệt hại kinh tế, nó xâm phạm trực tiếp đến đạo lý xã hội và sự tử tế tối thiểu trong kinh doanh thực phẩm.
Theo luật, người sản xuất – buôn bán hàng giả là thực phẩm có thể bị phạt tù từ 2 - 5 năm, nhưng nếu thu lợi bất chính trên 1,5 tỷ đồng hoặc gây hậu quả tương đương, thì khung hình phạt sẽ là 15 - 20 năm tù, thậm chí tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn đối diện nguy cơ bị phạt tiền, cấm hành nghề, tịch thu tài sản hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.
Đặc biệt, với hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, các bị can còn có thể đối diện mức án tới 20 năm tù, theo Điều 221 Bộ luật Hình sự. Đó là chưa kể đến trách nhiệm dân sự khi người tiêu dùng khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả Người sử dụng sữa giả có quyền và trách nhiệm gì

Nhiều lô Dầu mù u Thái Dương buộc thu hồi để tiêu hủy do không đạt chất lượng
Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 18/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo 4 lô Dầu mù u Thái Dương nằm trong diện đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc do mẫu thử không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu thể tích và không rõ nguồn gốc.

Từ 1/9, ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank... sẽ đóng vĩnh viễn hàng triệu tài khoản không đáp ứng được điều kiện này
Bảo vệ người tiêu dùng - 20 giờ trướcGĐXH - Những tài khoản không đáp ứng các tiêu chí của các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank... sẽ bị xóa bỏ.

Kích tiêu dùng nội địa, 'giải quyết' việc làm cho hàng trăm lao động
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Mở rộng địa giới hành chính thông qua chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện sẽ làm tăng đáng kể quy mô dân số, lao động tại mỗi địa phương. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với vấn đề phát triển hạ tầng thương mại, đáp ứng tiêu dùng bền vững.

Công khai sản xuất nước giặt giả gắn thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau, một doanh nghiệp ở Hưng Yên bị phạt 180 triệu đồng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 17/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, vì công khai sản xuất nước giặt giả mang thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau và nhiều sản phẩm tẩy rửa khác, công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ H.V đã bị xử phạt hành chính, mức 180 triệu đồng.

Đề xuất giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản chưa hết 'nóng', lại thêm đề xuất giao dịch vàng bằng phương tiện điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Một số ngân hàng thương mại đề xuất cần có quy định cụ thể về việc giao dịch mua, bán vàng bằng phương tiện điện tử.

Xử phạt tiểu thương công khai bày bán hàng thời trang 'thượng lưu' giả mạo nhãn hiệu
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - UBND TP Đà Nẵng vừa có Quyết định xử phạt 102,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Gucci, Chanel, Christian Dior, Dior, Bottega Veneta, Celine giả.

Giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản: Nhà đầu tư vẫn nhiều trăn trở
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vừa được công bố. Theo đó, NHNN chính thức bổ sung quy định giao dịch vàng từ 20 triệu đồng trong ngày trở lên buộc thanh toán qua tài khoản ngân hàng (không dùng tiền mặt).

Gần 200 con lợn bị nhiễm Dịch tả châu Phi nhưng tài xế ô tô vẫn ngang nhiên vận chuyển tiêu thụ trong đêm
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 14/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng chức năng vừa chặn đứng gần 200 con lợn dương tính với Dịch tả châu Phi tại Phú Thọ, khi tài xế ô tô đang vận chuyển, lưu thông trên đường.

Gửi tiết kiệm 6 tháng hay 1 năm: Ngân viên ngân hàng giàu kinh nghiệm đưa ra lời khuyên chính xác
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Nhân viên ngân hàng lâu năm phân tích tỉ mỉ, đưa lời khuyên chính xác để tiền sinh lời cao nhất chứ không hẳn là 6 tháng hay 1 năm.

17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc diện thu hồi giấy công bố
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 11/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ban hành nhiều Quyết định về việc thu hồi hiệu lực số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 loại mỹ phẩm nhập lậu, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 9/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.