Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xông hơi vào mùa đông: Cẩn trọng những nguy hiểm rình rập nếu không muốn bị bỏng nặng, thậm chí tử vong

Thứ hai, 19:00 04/01/2021 | Sống khỏe

Xông hơi là một phương pháp chữa bệnh, giải độc cơ thể đem lại hiệu quả cao. Vào mùa đông, xông hơi càng được trọng dụng nhưng cần lưu ý điều gì để tránh nguy hiểm?

Mới đây, thông tin một người đàn ông đến phòng khám đông y để xông hơi và bị tử vong do bỏng nặng khiến nhiều người vô cùng kinh hãi. Cụ thể, theo người nhà bệnh nhân, vào ngày 29/11/2020 ông H. có đến một phòng khám đông y tại đường số 2, khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP.HCM) để khám theo lịch hẹn. Đến khoảng 11h cùng ngày, sau khi đưa ông H. vào phòng xông hơi 1 thời gian, phía phòng khám bất ngờ thông báo cho gia đình biết bệnh nhân bị bỏng nặng.

Sau khi vào khoa Cấp Cứu BV Chợ Rẫy, bệnh nhân được chuyển lên khoa Phỏng và vào phòng chăm sóc đặc biệt trong tình trạng bỏng 30% vùng mặt, thân, tứ chi, bỏng đường hô hấp... Đến khoảng 15h30 ngày 30/11/2020, gia đình được bác sĩ điều trị thông báo bệnh nhân bị giãn đồng tử, không còn khả năng cứu chữa.

Xông hơi vào mùa đông: Cẩn trọng những nguy hiểm rình rập nếu không muốn bị bỏng nặng, thậm chí tử vong - Ảnh 1.

Sau khi đưa ông H. vào phòng xông hơi 1 thời gian, phía phòng khám bất ngờ thông báo cho gia đình biết bệnh nhân bị bỏng nặng.

Sự việc đã gây rúng động với nhiều người, nhất là những người có thói quen xông hơi chữa bệnh vào mùa đông.

Vậy, xông hơi vào mùa đông cần lưu ý những gì để tránh nguy cơ bị bỏng cũng như tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), xông hơi là một phương pháp chữa bệnh, giải độc cơ thể đem lại hiệu quả cao. Theo đó, bạn sử dụng những loại lá thuốc dễ kiếm đun vào nồi nước to. Hơi nước từ nồi nước xông bốc lên có tác dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết, đồng thời thúc đẩy việc đào thải hàn khí ra ngoài theo tuyến mồ hôi.

"Xông hơi đem lại nhiều lợi ích trong chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, nhất là với những người có hệ miễn dịch suy yếu do cảm cúm, cảm lạnh, người mệt mỏi, đau nhức do ảnh hưởng từ thời tiết, sự tấn công của virus, vi khuẩn... Phương pháp xông hơi giúp bạn hồi phục sức khỏe mà không cần uống thuốc. Đây là một kinh nghiệm chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được Đông y ghi nhận từ lâu đời và được thế giới áp dụng rộng rãi", chuyên gia khẳng định.

Xông hơi vào mùa đông: Cẩn trọng những nguy hiểm rình rập nếu không muốn bị bỏng nặng, thậm chí tử vong - Ảnh 2.

"Xông hơi có tác dụng giải cảm đặc biệt hiệu quả", lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh. Sức nóng từ hơi nước cùng tinh dầu của các loại thảo dược sẽ giúp giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết, thúc đẩy đào thải khí độc ra ngoài. Chưa kể, làn da của người được xông hơi sẽ trở nên mềm mại, dịu mát, tình trạng đau đầu, chóng mặt cũng nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, xông hơi như thế nào cho đúng, tránh nguy cơ bị bỏng cũng như nguy hiểm tính mạng thì không phải ai cũng nắm rõ. Theo chuyên gia, trước khi xông hơi, bạn cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng sau đây:

Không phải lúc nào cũng có thể xông hơi

Xông hơi bằng lá giúp người bệnh nhanh khỏi nhưng không phải lúc nào cũng tiến hành xông được. Chuyên gia khuyến cáo, đối với những người bị nhiễm lạnh vào mùa đông, chỉ nên xông hơi bằng lá 1-2 ngày để giải cảm.

Khi bị nhiễm lạnh, gió độc đang nằm dưới da, tiến hành xông hơi trong 1-2 ngày đầu sẽ giúp đẩy khí độc thoát ra ngoài. Nhưng đến ngày thứ 3 trở đi, nếu vẫn còn tình trạng cảm lạnh nghĩa là đã bị nhiễm sâu vào bên trong, xông hơi không có tác dụng giải cảm nữa.

Giải pháp: Không nên tiến hành xông hơi. Thay vào đó nên áp dụng các phương pháp giải cảm khác.

Xông hơi vào mùa đông: Cẩn trọng những nguy hiểm rình rập nếu không muốn bị bỏng nặng, thậm chí tử vong - Ảnh 3.

Xông hơi bằng lá giúp người bệnh nhanh khỏi nhưng không phải lúc nào cũng tiến hành xông được.

Tránh nhiệt độ tăng đột ngột khi xông hơi

Theo lương y Bùi Hồng Minh, nhiều người có thói quen mở hết vung nồi xông hơi ngay lập tức khi ngồi trước nồi để giải cảm. Thói quen này vô cùng tai hại, có thể khiến cơ thể bị mất nước do bị đổ mồ hôi nhiều. Không kiểm soát được lượng mồ hôi khiến cơ thể nhanh chóng bị mất nước. Khi đó, cảm lạnh, cảm cúm chưa khỏi mà bạn còn có nguy cơ bị trụy tim mạch, tụt huyết áp, đột quỵ ... Chưa kể, thói quen mở vùng nồi xông đột ngột, lượng khí nóng cực mạnh bốc lên ồ ạt có nguy cơ khiến bạn bị bỏng, rất nguy hiểm.

Giải pháp: Mở nồi xông từ từ, he hé nồi, sau một thời gian nước đỡ nóng thì hãy mở hẳn vung nồi ra.

Chú ý nhiệt độ và thời gian xông hơi

Theo lương y Bùi Hồng Minh, nhiều người cho rằng xông hơi ngay khi nồi nước sôi vừa bắc ra khỏi bếp mới tốt là suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ sốc nhiệt, bỏng nặng bất ngờ... Thời gian xông hơi kéo dài cũng không tốt vì khi nước nguội không còn khả năng đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể nữa, thậm chí bị phản tác dụng.

Giải pháp: Chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7-8 độ C và không được quá 30 phút.

Những đối tượng tuyệt đối không được áp dụng biện pháp xông hơi

Xông hơi để giải cảm là phương thuốc dân gian hiệu quả, rẻ tiền với những loại lá xông có sẵn quanh ta. Tuy nhiên, không phải cứ thấy người đau mỏi là xông hơi và cũng không phải cứ bị cảm cúm, cảm lạnh là ai cũng có thể xông hơi được.

Xông hơi vào mùa đông: Cẩn trọng những nguy hiểm rình rập nếu không muốn bị bỏng nặng, thậm chí tử vong - Ảnh 4.

Không phải cứ thấy người đau mỏi là xông hơi và cũng không phải cứ bị cảm cúm, cảm lạnh là ai cũng có thể xông hơi được.

Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, xông hơi không áp dụng với những người bị bệnh huyết áp, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy thể trạng còn yếu, người cao tuổi, trẻ em, người có biểu hiện tâm thần...

Ngoài ra, đối tượng bị suy nhược cơ thể, người mệt mỏi sau khi uống rượu... cũng không được tự ý xông hơi, có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong nhanh chóng.

Giải pháp: Chỉ tiến hành xông hơi khi mới bị cảm lạnh, cảm cúm. Nếu thuộc nhóm đối tượng bên trên mắc những chứng bệnh này cũng không được tiến hành xông hơi. Tốt nhất đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn cũng như có phác đồ điều trị đúng đắn.

Không tắm ngay sau khi xông hơi

Chuyên gia nhận định, việc tắm ngay sau khi xông hơi có thể khiến lỗ chân lông đang hở gặp lạnh sẽ bị bít lại, không thoát nước ra được. Điều này vô tình khiến cơ thể dễ bị cảm trở lại, thậm chí bị cảm nặng hơn, máu huyết cũng bị lưu thông chậm.

Giải pháp: Sau khi xông hơi dùng khăn khô sạch lau người. Ít nhất 6 giờ sau khi xông hơi mới được tắm.

Xông hơi vào mùa đông: Cẩn trọng những nguy hiểm rình rập nếu không muốn bị bỏng nặng, thậm chí tử vong - Ảnh 5.

Việc tắm ngay sau khi xông hơi có thể khiến lỗ chân lông đang hở gặp lạnh sẽ bị bít lại, không thoát nước ra được.

Không lạm dụng xông hơi

Xông hơi có tác dụng giải cảm tốt nên nhiều người hễ cứ thấy mệt mỏi, bị cảm cúm, cảm lạnh là nghĩ ngay đến việc xông hơi. Điều này thật sự không tốt. Theo đông y, mồ hôi là một loại tân dịch, là một dạng của âm huyết. Huyết và khí nương nhau. Nếu ra quá nhiều mồ hôi có thể làm tổn thương âm huyết và hao hụt cả dương khí. Cơ thể sẽ bị mất nhiều dưỡng khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch.

Giải pháp: Không xông hơi liên tục trong tuần. Mỗi tuần chỉ nên xông hơi 1 lần. Ngoài ra có thể dùng thêm những phương pháp khác chữa cảm lạnh, cảm cúm bằng đồ uống kháng sinh tự chế, món ăn chữa bệnh... theo gợi ý của chuyên gia Đông y.

Theo Nhịp Sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người

Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu

Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Mâu thuẫn trong bữa nhậu khiến anh Trần bị bạn đánh phải nhập viện cấp cứu.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...

Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc

Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.

Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.

Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều

Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều

Sống khỏe - 10 giờ trước

Gia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Y tế - 12 giờ trước

Sau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.

Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?

Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo người đăng tải, cô gái người Trung Quốc này đã gặp biến chứng nặng sau khi đi hút mỡ bụng từ 1 spa giá rẻ.

Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này

Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhiễm nấm đen có biểu hiện liên tục sốt cao, đau nhức mặt, hàm, đau đầu, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.

Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?

Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Để tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?

Top