5 bệnh 'rình rập', tàn phá nội tạng nếu thường xuyên ăn lẩu sai cách, người Việt nhất định phải tránh
GĐXH - Dù các món ăn trong nồi lẩu đều mạng lại những công dụng nhất định, nhưng chỉ cần sai sót một chút, bạn cũng có thể biến chúng thành thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả gia đình.

Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, món ăn này ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng chúng ta sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu như thưởng thức món ăn này không đúng cách.
5 bệnh rình rập nếu thường xuyên ăn lẩu không đúng cách

Ảnh minh họa
Gây béo phì và các bệnh về tim mạch
Hàm lượng chất béo và cholesterol tính được trong 1 nồi lẩu là rất cao. Các loại thịt đỏ hay sử dụng ăn lẩu là thịt bò, thịt lợn, thịt gà hay nội tạng động vật, có lượng protein và chất béo cao làm nguy cơ tăng béo phì, bệnh gout và các bệnh về tim mạch.
Bên cạnh đó, nội tạng động vật thường tồn dư nhiều chất độc, cặn bã khó có thể loại bỏ hết trong quá tình rửa, gây nguy hại cho sức khỏe người ăn. Vậy nên khi ăn lẩu nên thay thế một phần thịt đỏ bằng các loại hải sản như tôm, cá để đảm bảo lượng protein và giảm chất béo bão hòa
Các vấn đề về tiêu hóa
Nguyên liệu của lẩu rất đa dạng cả về đồ sống lẫn đồ chín. Do đó, nhiều trường hợp ăn phải đồ chưa chính kỹ, để lẫn đồ sống với đồ chính, hay ăn những loại thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau rất dễ gây ra những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Dễ bị đau dạ dày
Món lẩu chua cay thường được chọn nhiều trong những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.
Dễ bị nhiễm giun sán
Các loại rau sống như rau muống, xà lách, rau cải… đều có khả năng chứa nhiều giun sán. Nếu như rau không được rửa sạch, nhất là khi ăn lẩu bạn rất dễ có nguy cơ bị nhiễm giun sán.
Bên cạnh đó, các loại hải sản như tôm, ngao, cua cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh nếu không phải là hàng tươi ngon đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Tăng lượng độc tố trong cơ thể
Nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitrit trong nước lẩu tăng lên theo thời gian. Lúc nồi lẩu bắt đầu sôi, nồng độ nitri trong nước lẩu không quá cao, chỉ khoảng 1.3 đến 1,8 mg/l, cao gấp 9.38 lần so với lúc đầu, ở lẩu hải sản là 12.70mg/l, cao gấp 7,06 lần. Vì vậy uống nước canh lẩu rất độc hại đối với sức khỏe. sẽ làm hàm lượng nitric tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo cũng bão hòa và gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, ngồi ăn lẩu quá lâu sẽ khiến dạ dày phải làm việc liên tục bởi các loại dịch vị, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra nhiều, liên tục, dễ gây đau bụng, đi ngoài, viêm lá lách mãn tính.
Nên ăn lẩu thế nào cho an toàn?
Thực chất, nếu nguyên liệu từ lẩu an toàn thì ăn lẩu đúng cách sẽ mang lại nhìu lợi ích cho sức khỏe. Để ăn toàn, khi ăn lẩu bàn cần lưu ý những điều sau:

Ảnh minh họa
- Khi ăn lẩu, bạn nên rửa thêm các loại rau củ như khoai tây, củ sen thái sợi, nên kết hợp giữa thịt và rau, tỷ lệ thịt với rau nên là 1: 3 càng tốt.
- Có nhiều loại nước canh lẩu như canh cà chua, canh xương, canh nấm… tuy ngon nhưng không phù hợp với người đang bị tăng acid uric máu và bệnh gút. Do vậy, để không làm tăng acid uric và bệnh nặng hơn, những người có bệnh nên hạn chế ăn lẩu và nước lẩu.
- Các loại nước chấm, gia vị chấm cũng là thứ không thể tách rời khi ăn lẩu, việc pha nước chấm cần càng nhạt càng tốt, nên cho ít muối, dầu hào, xì dầu.
- Thời gian ăn lẩu không nên quá lâu, vì nước lẩu càng đun lâu càng dễ sinh ra các chất độc hại và gây ra tác hại cho cơ thể càng lớn. Tốt nhất là nên kiểm soát thời gian ăn lẩu trong vòng một giờ.
3 nhóm người cần hạn chế ăn lẩu
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu sẽ dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến bệnh lý về ký sinh trùng như sán lá. Tốt nhất, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Người bị cao huyết áp, tiểu đường
Thịt đỏ, hải sản, nội tạng,... là những món không thể thiếu khi ăn lẩu. Chúng giàu dinh dưỡng nhưng lại dồi dào chất purine, rất không có lợi cho người mắc các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp.
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém
Ăn lẩu quá cay thường dẫn đến tình trạng tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người có tiền sức mắc bệnh dạ dày. Thực phẩm sau khi nhung trong nồi nước lẩu sôi sùng sục sẽ rất nóng, cộng với gia vị cay đặc chưng của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, viêm tụy cấp tính thậm chí là chảy máu dạ dày, hoặc thủng dạ dày,...



Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 giờ trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 6 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 7 giờ trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 7 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 18 giờ trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Người phụ nữ 25 tuổi phải nhập viện cấp cứu thừa nhận sai lầm khi đi làm đẹp nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay, nhu cầu làm đẹp của người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải các tai biến do thực hiện thẩm mỹ ở những cơ sở không đảm bảo an toàn.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.