7 "nguyên tắc vàng" nhất định phải làm đúng khi ăn lẩu để tránh rước họa vào thân
GiadinhNet - Tránh những sai lầm cơ bản khi ăn lẩu sau đây, bạn sẽ yên tâm hơn để thưởng thức món lẩu khoái khẩu trong mùa đông lạnh.
Khi thời tiết chuyển lạnh, món lẩu luôn là sự chọn lựa hấp dẫn cho những buổi tụ họp gia đình hoặc liên hoan, gặp gỡ bạn bè. Tuy nhiên, món ăn tưởng chừng quen thuộc này lại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, viêm túi mật. Nguyên nhân là do người ăn vẫn chưa biết cách ăn lẩu an toàn.
7 "nguyên tắc vàng" sau đây giúp bạn không lo hại tới sức khỏe mỗi khi ăn lẩu:

Ảnh minh họa
Không ăn quá nóng
Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.
Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. Vì vậy, khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.
Không ăn thịt trước
Thông thường thực phẩm chính trong các món lẩu là các loại thịt. Nhưng xét từ góc độ sức khỏe nếu có khoai tây, khoai lang hoặc rau thì ăn trước, sau đó mới ăn đến thịt. Lý do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể hình thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.
Mặt khác trong khoai tây và khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.
Không kéo dài thời gian ăn
Thường thì có thời gian bạn mới chọn ăn lẩu. Có những mâm lẩu thời gian ăn kéo dài đến vài tiếng. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn.
Thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.
Không dùng đũa chung để gắp thức ăn sống, chín
Nếu bạn chỉ dùng một đôi đũa để gắp thức ăn sống cho vào nồi lẩu, rồi dùng đôi đũa ấy để gắp thức ăn chín cho vào miệng. Việc này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống xâm nhập vào khoang miệng của bạn. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị hai đôi đũa để dùng gắp thức ăn sống và chín riêng khi ăn.
Không nên ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Nhiều người sẽ thích vị tươi mềm, nên khi thả thịt sống vào nồi đã nhanh chóng gắp ra ăn ngay dù chỉ tái bên ngoài mà chưa xem kỹ bên trong đã chín hay chưa. Khi bạn ăn thịt nhúng còn tái, đỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn. Do đó, bạn cần đợi thịt chín kỹ hoàn toàn rồi mới ăn. Trước đó bạn hãy đợi nước lẩu sôi cao rồi mới để thức ăn vào nồi lẩu, để đảm bảo thức ăn của bạn được làm nóng và chín kỹ.
Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc
Nếu bạn ăn lẩu chua cay thường dễ toát mồ hôi khi ăn, nhiều người thường uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, bạn có biết cách ăn này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày của ta. Bởi khi bạn ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.
Cần thay nước lẩu nếu bạn ăn lâu
Khi nước lẩu nấu càng lâu, càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại sẽ khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó là hàm lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần khác gây hại cho cơ thể của bạn tăng cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút (gout), tiểu đường hoặc một số bệnh khác cho ta.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Tóc tiên và cuộc đời nhiều thăng trầm, từng bị tấn công trên mạng xã hội

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 6 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.