Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ hành động triệu người làm như một thói quen lại bị cấm kỵ trên bàn ăn người Nhật

Thứ sáu, 08:52 29/10/2021 | Ăn

GiadinhNet - Những quy tắc ăn uống của người Nhật giúp cho họ luôn có những bữa ăn gọn gàng, lịch sự. Nhưng đối với những người nước ngoài, đôi khi đó sẽ là sự khắt khe và hơi nghiêm khắc!

Với nhiều người việc tay phải cầm đũa, cầm thìa dĩa, tay trái như bản năng dùng dơ ra đỡ lấy thức ăn rơi là một hành động bình thường, một thói quen đã định hình in hằn nếp sâu trong não. Nhưng với người Nhật, việc sử dụng tay trái để đỡ thức ăn rơi hay nước là một hành động không đẹp mắt. Mặc dù hành động này có thể tránh việc thức ăn rơi gây ra những vết bẩn không đáng có trên áo quần hoặc khăn trải bàn nhưng đó thực sự là một thói quen ăn uống nên tránh khi dùng bữa kiểu Nhật.

Là một đất nước tôn trọng quy tắc và luật lệ, người ở xứ sở Hoa Anh Đào có những quy định riêng trong mỗi bữa ăn. Những quy tắc ăn uống của người Nhật thể hiện sự quy củ, nghiêm túc không chỉ trong công việc, mà ở cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người nơi đây.

Sự khó tính của người Nhật thể hiện rất rõ trong những ứng xử trên bàn ăn. Ngoài điều cấm kỵ đó còn có những điều khác mà bạn cần phải biết để có những ứng xử đúng đắn, chính xác và văn minh khi dùng cơm với người Nhật.

Bất ngờ hành động triệu người làm như một thói quen lại bị cấm kỵ trên bàn ăn người Nhật - Ảnh 1.

Không cùng gắp một miếng thức ăn

Việc 2 người cùng gắp 1 miếng thức ăn trong đĩa được xem là tối kỵ, bởi người Nhật luôn tránh để hai đôi đũa tiếp xúc trực tiếp trong lúc thưởng thức bữa ăn. Lý do là vì trong truyền thống lễ an táng của người Nhật, sau khi hỏa táng, theo phong tục xương của người chết sẽ được người trong gia đình chuyền từ đôi đũa này sang đôi khác. Chính vì thế, mà họ coi đây là hành động tối kỵ trong cuộc sống hàng ngày.

Không dùng đũa kéo các đĩa thức ăn

Dùng đũa kéo các chén (đĩa) thức ăn ở phía xa về phía mình, hoặc đẩy đĩa thức ăn ra xa. Không chỉ là hành động khó coi, việc làm này còn có thể làm xước, hư hỏng chén đĩa và bàn ăn. Cách làm đúng trong trường hợp này là dùng tay nhấc hẳn đĩa thức ăn lên rồi di chuyển đến nơi khác.

Không lật ngược nắp bát

Lật ngược nắp bát là dấu hiệu khiến nhiều người hiểu lầm rằng bạn đã dùng xong bát. Do vậy hãy để nắp bát như khi chúng được người phục vụ mang ra bàn. Thêm một nguyên nhân khác nên tránh làm điều này vì rất có thể bạn sẽ làm hỏng chiếc nắp khi úp ngược chúng lại.

Không cắm đôi đũa thẳng đứng trên chén cơm

Đây là hình ảnh chỉ có trên bàn cơm cúng vong linh người chết theo nghi thức Phật giáo. Do đó hình ảnh này không được phép xuất hiện trong bữa ăn. Đôi đũa Nhật Bản có nhiều thứ “đi kèm” và người dùng bữa ngoài nắm được cách ăn bằng đũa và cách hành xử sao cho đúng khi dùng bữa còn cần phải biết cách sử dụng những vật dụng này cho đúng đắn.

Không cầm đũa trước khi nhấc bát lên

Khi tham gia một bữa ăn Nhật, bạn hãy lưu ý nhấc bát ăn trước khi cầm đũa. Nếu muốn chuyển sang bát khác thì hãy đặt đũa xuống, sau đó mới đổi bát. Chỉ sau khi nhấc bát, bạn mới được phép cầm lại đũa.

Bất ngờ hành động triệu người làm như một thói quen lại bị cấm kỵ trên bàn ăn người Nhật - Ảnh 2.

Phải đảo đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa chung

Do đầu đũa đó là nơi bạn đặt tay nên thực chất không sạch và không nên dùng để gắp thức ăn. Nếu muốn gắp thức ăn bằng đũa sạch hãy hỏi người phục vụ để lấy thêm một đôi đũa mới.

Không giơ đồ ăn lên cao quá miệng

Khi ăn uống, phong thái dùng đồ ăn rất quan trọng và được đánh giá khắt khe với con người ở xứ sở Mặt trời mọc này. Trong bữa ăn, việc giơ đồ ăn lên cao quá miệng bị coi là bất lịch sự. Do vậy, mà bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi gắp đồ ăn, tránh khua khoắng hay giơ đồ ăn lên cao trong bữa ăn.

Không đặt đũa lên trên bát

Đây là một thói quen rất phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên lại là điều cấm kỵ khi ăn ở Nhật Bản. Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng gác đũa. Nếu không có, bạn phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt xuống trên bàn.

Ngoài ra trong quá trình ăn uống, bạn cũng cần biết các quy tắc ngầm để luôn trở thành một vị khách dễ chịu, có văn hóa trên bàn ăn.

Cách lên bàn ăn và tìm chỗ ngồi

Nhiều nhà hàng Nhật có các bàn thấp và nệm ngồi trên chiếu Tatami thay vì bàn ăn kiểu phương Tây. Bạn phải khoanh chân, ngồi bệt và không được ngồi ở vị trí đầu bàn nếu như bạn không phải người lớn tuổi nhất hoặc chủ nhà. Bạn phải cởi giày và dép trước khi bước lên chiếu, tránh giẫm lên nệm của người khác.

Đầu tiên, bạn hãy ngồi theo sự hướng dẫn của người phụ trách, người đi trước hoặc của lãnh đạo. Trường hợp được mời ăn tại gia đình, bạn nên ngồi sau khi chủ nhà hoặc vợ chủ nhà nói “Hãy ngồi vào chỗ này”. Khi được ngồi vào vị trí nào đó, bạn hãy nói “tôi xin phép và ngồi vào vị trí như đã được mời” và ngồi vào vị trí được chỉ định, không được phản đối. Nếu bạn không được hướng dẫn ngồi vào một vị trí cụ thể thì hãy đợi và ngồi vào vị trí cuối cùng!

Trước khi ăn

Trước bữa ăn, mọi người phải đợi người phụ trách, lãnh đạo,… uống trước. Đặc biệt lưu ý là không được uống một mình. Mọi người sẽ cùng cạn chén sau khi người phụ trách nói tất cả mọi người “cạn chén” hoặc “xin cảm ơn tất cả mọi người “!

Người Nhật thường nói lời cảm ơn những thực vật và động vật đã đánh đổi mạng sống của mình đem đến một bữa ăn ngon. Đây cũng là lời biết ơn tới những người săn bắt, hay người nông dân đã mất công mất sức để góp phần tạo ra được bữa ăn này. 

Bất ngờ hành động triệu người làm như một thói quen lại bị cấm kỵ trên bàn ăn người Nhật - Ảnh 3.

Người Nhật thường ăn trọn món ăn một lần và không cắn đôi

Trong khi ăn

Bạn không được cắn đôi thức ăn. Việc cắn đồ ăn thành nhiều miếng được coi là bất lịch sự tại Nhật Bản. Người Nhật hạn chế tối đa việc đặt một đồ ăn nào đó còn dang dở trên đĩa. Do vậy hãy cố gắng ăn mọi thứ chỉ bằng một miếng, trừ khi miếng đồ ăn quá lớn thì hãy dùng tay che miệng lại.

Bạn cũng nên ăn hết thức ăn của mình. Tại Nhật, người ta coi đó là phí phạm, thậm chí là không tôn trọng người nấu nếu không ăn hết đồ ăn còn trên đĩa. Bạn cần phải ăn hết số thức ăn trên đĩa của mình. Bởi có những thứ đã phải từ bỏ sự sống của mình vì bữa ăn của bạn, nếu bạn bỏ phí tức là bạn không coi trọng điều đó. Vì vậy một khi bạn đã gọi thì nên ăn hết thức ăn. Còn trong trường hợp nếu không ăn hết bạn có thể gói mang về một cách thoải mái.

Sau khi ăn xong

Bạn không nên bày bừa bát đũa trên bàn khi đã kết thúc việc ăn uống của mình. Sau khi ăn xong, bạn cần xếp bát đũa lại theo trật tự ban đầu như lúc đồ ăn được dọn ra, úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Người Nhật kết thúc bữa ăn với câu “cảm ơn vì bữa ăn”, thể hiện sự trân trọng không chỉ với đầu bếp mà còn với các nguyên liệu chế biến ra món ăn.

Bạn sẽ bị khinh bỉ, coi như một kẻ ăn mày nếu phạm phải thói quen bao năm này trên mâm cơm HànBạn sẽ bị khinh bỉ, coi như một kẻ ăn mày nếu phạm phải thói quen bao năm này trên mâm cơm Hàn

GiadinhNet - Với mỗi quốc gia, dân tộc, bữa ăn không chỉ là một hoạt động thông thường để thoả mãn thu cầu của con người mà đã trở thành một nét văn hoá riêng mang đặc trưng quốc gia đó.

9 điều đại kỵ trong bữa ăn tuyệt đối đừng phạm phải nếu không muốn gặp xui xẻo, đặc biệt điều thứ 59 điều đại kỵ trong bữa ăn tuyệt đối đừng phạm phải nếu không muốn gặp xui xẻo, đặc biệt điều thứ 5

GiadinhNet - Theo quan niệm xưa có nhiều điều kiêng kỵ trong việc ăn uống vì họ tin rằng chúng có thể ảnh hưởng đến tài vận.


Phương Nghi (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gỏi mận gà xé hạt điều xốt chua ngọt

Gỏi mận gà xé hạt điều xốt chua ngọt

Ăn - 16 phút trước

Mận đang vào mùa, bạn có thể thử làm món gỏi mận gà xé hạt điều xốt thái chua ngọt, dễ ăn, đổi món cho bữa cơm nhà.

H’Hen Niê bất ngờ công khai bữa cơm '0 đồng', có cách ăn gây ngỡ ngàng

H’Hen Niê bất ngờ công khai bữa cơm '0 đồng', có cách ăn gây ngỡ ngàng

Ăn - 4 giờ trước

GĐXH - Không váy áo lộng lẫy hay sơn hào hải vị, nàng hậu H’Hen Niê vừa khiến mạng xã hội “ấm lòng” khi đăng ảnh bữa cơm trưa giản dị đến bất ngờ – chỉ gồm một đĩa bơ cắt miếng và chén cơm trắng.

Cách làm ba chỉ kho dưa đậm vị, hao cơm

Cách làm ba chỉ kho dưa đậm vị, hao cơm

Ăn - 7 giờ trước

Món ba chỉ kho dưa với vị chua dịu, béo mềm là gợi ý hoàn hảo cho bữa cơm gia đình ngày mưa hay những dịp cuối tuần quây quần.

Vải thiều vào cuối vụ giá bán siêu rẻ, chị em truyền nhau bí quyết bảo quản quả vải tươi cả tháng

Vải thiều vào cuối vụ giá bán siêu rẻ, chị em truyền nhau bí quyết bảo quản quả vải tươi cả tháng

Ăn - 19 giờ trước

GĐXH – Hiện vải thiều đã bước vào cuối vụ. Giá bán bản thiều hiện rẻ chưa từng có, quả lại ngon ngọt nên nhiều người tranh thủ mua về ăn dần, thậm chí học nhau cách bảo quản vải để ăn cả tháng vẫn tươi.

Con gái diễn viên Minh Tiệp gây sốt với visual như hoa hậu, đôi chân dài 'cực phẩm' ở tuổi thiếu niên nhờ chế độ ăn đơn giản đến bất ngờ

Con gái diễn viên Minh Tiệp gây sốt với visual như hoa hậu, đôi chân dài 'cực phẩm' ở tuổi thiếu niên nhờ chế độ ăn đơn giản đến bất ngờ

Ăn - 22 giờ trước

GĐXH - Bí quyết tăng trưởng chiều cao cho con nhờ dinh dưỡng đã từng được Minh Tiệp chia sẻ.

6 mẹo bảo quản rau củ tươi lâu cả tháng

6 mẹo bảo quản rau củ tươi lâu cả tháng

Ăn - 23 giờ trước

Sử dụng các vật dụng sẵn có trong nhà đúng cách, bạn có thể bảo quản cải thảo, cà chua, dưa chuột... tươi đến cả tháng.

Top 7 món nhộng tằm dân nhậu dễ ghiền, người thành phố cũng mê, lại rất dễ làm tại nhà

Top 7 món nhộng tằm dân nhậu dễ ghiền, người thành phố cũng mê, lại rất dễ làm tại nhà

Ăn - 23 giờ trước

GĐXH - Nhộng tằm – món ăn gói ghém cả tinh hoa dân dã trong bữa cơm Việt. Món ăn từ nhộng tằm có mặt từ bữa cơm gia đình đến thực đơn nhậu "chuẩn gu", đã được chế biến thành top 7 món ai ăn cũng dễ ghiền. Các bà nội tướng lại rất dễ làm món ngon này tại nhà đãi khách.

Loại rau bổ dưỡng chẳng kém 'nhân sâm', cực sẵn ở chợ giá chỉ vài nghìn một bó

Loại rau bổ dưỡng chẳng kém 'nhân sâm', cực sẵn ở chợ giá chỉ vài nghìn một bó

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH - Rau bí, hay còn gọi là ngọn bí, là một loại rau dân dã, quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Tuy giản dị nhưng rau bí lại chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Món phở sợi như lưới đánh cá

Món phở sợi như lưới đánh cá

Ăn - 1 ngày trước

Phở sắn đặc sản vùng Quế Sơn gây thích thú với sợi phở tạo hình như lưới đánh cá, màu trong giống bột lọc và tròn giống sợi bún.

Gợi ý các mâm cơm tối ‘chạm tim’, tuy giản dị nhưng khiến gia đình chẳng nỡ rời bàn ăn

Gợi ý các mâm cơm tối ‘chạm tim’, tuy giản dị nhưng khiến gia đình chẳng nỡ rời bàn ăn

Ẩm thực 360 - 1 ngày trước

GĐXH - Gợi ý mâm cơm gia đình cho bữa tối đơn giản mà ngon, giúp bạn tiết kiệm thời gian, giữ trọn hạnh phúc bên mâm cơm ấm cúng mỗi ngày.

Top