Bé trai 2 tuổi phải lọc máu liên tục sau 7 ngày được người lớn vệ sinh lưỡi
GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận một trường hợp nguy kịch do điều trị nấm miệng sai cách.
Cụ thể, bé trai (gần 2 tuổi, quê Phú Thọ) được người nhà đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch: vật vã, kích thích, sốt cao, tinh thần lơ mơ, không tỉnh táo.
Theo lời kể người nhà, bé bị nấm miệng nên gia đình đã mua thuốc cam để đánh tưa lưỡi cho con trong suốt 7 ngày. Tuy nhiên, sau đó, thấy con xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng nên gia đình vội đưa đi cấp cứu.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết trẻ bị biến chứng nghiêm trọng bao gồm sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa nặng nên ngay lập tức được đặt ống nội khí quản, thở máy và chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, bé tiếp tục được thở máy, lọc máu nhưng tình trạng vẫn rất nguy kịch.
Trên thực tế, việc trẻ gặp họa do người lớn dùng thuốc cam chữa bệnh không phải là hiếm. Trước đó, vào tháng 2/2024, một bệnh nhi 9 tuổi ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng ngộ độc chì nặng sau khi gia đình dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc cho trẻ uống để chữa bệnh động kinh.
Hoặc tại các Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ và nhiều bệnh viện trên cả nước cũng đã tiếp nhận các trường hợp trẻ phải nhập viện do người lớn dùng thuốc cam để chữa tiêu chảy, biếng ăn, lở loét miệng… Nhiều trẻ may mắn được cứu sống nhưng cũng có những trẻ không qua khỏi do ngộ độc quá nặng.
Thận trọng ngộ độc chì do dùng thuốc cam chữa bệnh cho trẻ
Thuốc cam được biết đến là một loại thuốc Đông y có thành phần từ rất nhiều những cây thuốc Nam và dược liệu kết hợp lại. Từ xưa, loại thuốc này đã được truyền miệng có thể giúp con hết biếng ăn, mau tăng cân hoặc dùng để chữa các bệnh lở loét, tưa lưỡi, viêm nhiễm, tiêu chảy...cho trẻ em.
Tuy nhiên, ở những loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Vì vậy, các chuyên gia y tế đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc nhưng trên thực tế, nhiều phụ huynh vẫn quá tin tưởng vào loại "thần dược" này.
Họ cho rằng thuốc cam có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường hoặc có thể dùng để vệ sinh lưỡi cho trẻ. Những sai lầm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ, trong đó, nguy hại nhất là trường hợp trẻ tử vong do ngộ độc chì sau khi được dùng thuốc cam chữa bệnh.
Theo bác sĩ CKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, chì là chất rất độc hại cho sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan như thần kinh, xương, hệ huyết học, máu, gan, thận, hệ tiêu hóa, tim mạch. Khi vào cơ thể, chì có thể tích lũy lâu trong nội tạng, đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài.
Riêng đối với trẻ nhỏ, chì đặc biệt nguy hại do chúng tích lũy trong xương lâu dài khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển thể chất. Kim loại này còn gây thiếu máu, có trường hợp tổn thương não không hồi phục dẫn tới các di chứng nặng nề như chậm phát triển trí tuệ, co giật.
Cũng theo BS Hùng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, pin, đồ chơi bằng nhựa có sơn chì, đồ hộp đựng thức ăn có hàn chì đặc biệt, dùng các loại thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam không rõ nguồn gốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biết nhất gây ngộ độc chì ở trẻ em.
Vì vậy, để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh để điều trị bệnh cho trẻ.
Bên cạnh đó, gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác.
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm độc chì
- Về thần kinh:
Các biểu hiện cấp tính: kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt.
Các biểu hiện lâu dài, không điển hình: chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi.
- Về tiêu hóa: Nôn, đau bụng, chán ăn.
- Về máu: Da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.
- Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.
4 thời điểm 'vàng' uống mật ong cực tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 9 giờ trướcMật ong, món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon mà còn được ví như "thần dược" cho sức khỏe.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Loại củ giàu tinh bột giúp thanh lọc cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây vì lượng đường có trong thực phẩm này không cao, nhưng chỉ nên tiêu thụ loại bột này một cách có chừng mực.
Bác sĩ tim mạch nói gì về chế độ ăn hạn chế tinh bột?
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgày càng có nhiều người hạn chế tinh bột bằng cách ăn rất ít cơm hoặc bỏ cơm và ngũ cốc khác hoàn toàn. Trong đó một số người không tìm hiểu cặn kẽ lợi ích và rủi ro mà chỉ nghe nói ăn tinh bột không tốt cho sức khỏe. Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 22 giờ trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhi ăn tôm, bạn cần thận trọng vì loại hải sản này hay gây dị ứng, có thể chứa một lượng nhỏ thủy ngân, kháng sinh.
Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcNâng ngực là một trong các phẫu thuật phổ biến hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ. Nâng ngực có thể bằng nhiều loại vật liệu khác nhau cùng kỹ thuật, dụng cụ tiên tiến… Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tai biến khi phẫu thuật.
Người phụ nữ 61 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện gấp vì một sai lầm trong điều trị ung thư tuyến giáp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Mắc ung thư tuyến giáp ở tuổi 61, nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy uống để trị bệnh nhưng bị ngộ độc và phải nhập viện ngay sau đó.
Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.
Thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh bị hoại tử tầng sinh môn thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần tự mua thuốc đắp do bị bệnh trĩ, người bệnh xuất hiện 2 ổ loét rộng khoảng 5cm, vết loét có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng.