Cân bằng giới tính
Hòa Bình: Tỷ số giới tính khi sinh “hạ nhiệt” nhờ nhiều giải pháp tốt
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Là một trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cao nhất cả nước, Hòa Bình đã từng bước nỗ lực triển khai các hoạt động can thiệp. Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đến nay, TSGTKS tại Hòa Bình đã có chiều hướng giảm rõ rệt.
Áp lực mang tên “đứa đi giật lùi”
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Xã hội hiện đại, nam nữ bình quyền nhưng quan niệm “một trăm đứa khóc như ri không bằng một đứa đi giật lùi” vẫn hiện hữu một cách cố hữu trong suy nghĩ của rất nhiều người dân. Mong ước phải sinh cho được một “thằng chống gậy” để thờ cúng, nối dõi tông đường luôn mãnh liệt trong tâm trí của rất nhiều người, đặc biệt ở cả những người tưởng chừng như cực kỳ tiến bộ.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Năm 2018, công tác DS-KHHGĐ Khánh Hòa chuyển dần trọng tâm từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Vì vậy, các hoạt động sẽ có nhiều thay đổi theo hướng đầu tư nâng cao chất lượng dân số, tiếp tục tăng cường thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh theo 2 phương thức miễn phí và xã hội hóa.
TP Vinh (Nghệ An): 100% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ cam kết thực hiện chính sách DS - KHHGĐ
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiều 20/12, Trung tâm Dân số - KHHGĐ TP Vinh (Nghệ An) tổ chức hội nghị tổng kết công tác Dân số năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Nỗ lực giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Ngày 24/10, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức lễ cổ động, diễu hành phát động các hoạt động truyền thông về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Đây đang là vấn đề nóng của ngành Dân số, cần có sự chung tay giải quyết của toàn xã hội. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng, ước tính đến năm 2050 Việt Nam sẽ phải đối mặt với viễn cảnh có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.
Bắc Giang: Nhiều biện pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, công tác DS - KHHGĐ tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo đà cho việc thực hiện công tác này trong thời gian tới.
Nỗ lực nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nối tiếp những nội dung định hướng đã được nêu ra tại Hội thảo tổng kết 1 năm triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (khu vực phía Nam) tổ chức tại Quảng Nam trung tuần tháng 5 vừa qua, trong 2 ngày 23-24/5, tại Vĩnh Phúc, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tổ chức Hội thảo về Đề án này tại các tỉnh khu vực phía Bắc.
Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh sau 1 năm triển khai: Chủ động vượt qua những khó khăn
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Mặc dù tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của cả nước đạt kế hoạch đề ra nhưng tại một số địa phương, chỉ tiêu này là không đạt mặc dù đã có nhiều giải pháp can thiệp. Trên 50% số tỉnh, thành phố TSGTKS của năm sau cao hơn năm trước; nhiều hoạt động không thực hiện được do nguồn kinh phí cấp chậm… Những khó khăn, thách thức trên đã được nêu ra tại “Hội thảo đánh giá 1 năm triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025”, do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế phối hợp với Liên minh châu Âu, tổ chức tại Quảng Nam trong hai ngày 16 - 17/5.
Đà Nẵng triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Sáng 22/2, Chi cục DS-KHHGĐ TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, Đề án sàng lọc trước sinh – sơ sinh và Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai năm 2017.
Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2017: Nhiều khó khăn tiếp tục thử thách ngành Dân số
Dân số và phát triểnGiadinhNet - 2016 là một năm công tác DS-KHHGĐ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh phí đầu tư cho Chương trình DS-KHHGĐ bị cắt giảm, dẫn tới không đủ nguồn lực để đảm bảo thực hiện các hoạt động thiết yếu nhằm đạt các mục tiêu Chương trình. Do đó, một số chỉ tiêu đã không đạt như kế hoạch đề ra. Bước vào năm 2017, lãnh đạo Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ đã chỉ rõ những khó khăn, thách thức mà ngành Dân số phải đối diện và vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7 sự kiện nổi bật của ngành DS - KHHGĐ năm 2016
Dân số và phát triểnGiadinhNet - 2016 là một năm công tác DS-KHHGĐ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, song toàn ngành DS-KHHGĐ đã nỗ lực vượt qua. Năm 2017, công tác dân số sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề chính, như duy trì mức sinh thấp hợp lý đối với những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế, đặc biệt tại những nơi có mức sinh thấp. Đồng thời, đẩy mạnh việc giảm sinh trên những địa bàn còn ở mức sinh cao; khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh... Báo GĐ&XH điểm lại các sự kiện nổi bật của ngành DS-KHHGĐ trong năm 2016.
Chuyển trọng tâm chiến lược sang Dân số và phát triển
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và phát triển với các nhiệm vụ chính như: Nâng cao chất lượng dân số; đầu tư chăm sóc người cao tuổi (NCT); giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS)… là những vấn đề cốt lõi trong Hội thảo Cung cấp tin về dân số và phát triển cho các cán bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức ngày 1/12 tại Hà Nội.
Cuộc sống “đảo lộn” khi thiếu bàn tay phụ nữ
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nâng cao nhận thức, kêu gọi toàn xã hội tích cực đầu tư cho trẻ em gái, đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới... là những nội dung chính trong Lễ Tổng kết Chiến dịch truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNPFA) tổ chức ngày 23/11 tại Hà Nội. Cũng tại đây, Ban Tổ chức cuộc thi Kể chuyện bằng hình ảnh “Con gái thật tuyệt” trên mạng xã hội đã trao giải cho các tập thể, cá nhân có bài dự thi xuất sắc.
Trẻ em gái vị thành niên: Quyền được hưởng một cuộc sống an toàn
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Các trẻ em gái vị thành niên có quyền được hưởng một cuộc sống an toàn, có sức khỏe và giáo dục tốt, không chỉ trong suốt những năm tháng đầu đời quan trọng mà cả khi trở thành phụ nữ. Nếu được quan tâm trong thời vị thanh niên, trẻ em gái sẽ có tiềm năng để thay đổi thế giới, trở thành những người lao động, các bà mẹ, các doanh nhân, cố vấn, các nhà lãnh đạo trong gia đình, và các nhà lãnh đạo chính trị của ngày mai.
Bước ngoặt lớn trong việc thực hiện bình đẳng giới
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Ngày 20/4, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1472/QĐ-BYT về việc ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (mcbgtks) giai đoạn 2016 - 2025. Trước đó, ngày 23/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án này. Đây là một Đề án mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động vận động, truyền thông giáo dục về giảm thiểu MCBGTKS, định hình vững chắc quan điểm, nhận thức về bình đẳng giới cho thế hệ trẻ…
Kiếm đâu ra “cô dâu ngoại” cho trai Việt!?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Đàn ông Việt có thể lấy vợ ở nước nào, trong khi các nước láng giềng cũng đang “nhập khẩu” cô dâu của ta? Câu hỏi này không phải là" đặt ra cho vui" vì nhãn tiền của vấn đề này có thể nhìn sang các quốc gia láng giềng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Họ đang phải đối mặt với tình trạng thừa nam, thiếu nữ khiến hàng chục triệu nam giới đến tuổi trưởng thành không có bạn đời. Hiện Chính phủ và ngành Y tế, Dân số nước ta đang có những động thái quyết liệt nhằm ngăn ngừa tình trạng này.
Bi hài tư duy “phải có thằng chống gậy”
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Những ngày qua, bài viết “Thằng chống gậy hay tính sĩ diện hão của người Việt” của nhà văn Đoàn Bảo Châu trên một tờ báo điện tử đã nhận được rất nhiều phản hồi từ cộng đồng mạng. Nhiều người đồng tình với cái nhìn thẳng thắn của nhà văn về tính sĩ diện hão của một bộ phận người dân khi quyết đẻ cho được con trai. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại “công kích” quan điểm đó và cho rằng “đẻ con trai vẫn hơn”.