Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về ông Pó tiên phong làm 'chuyện lạ' để xóa bỏ tục treo người chết trong nhà tại huyện vùng cao Mường Lát

Thứ tư, 16:17 13/03/2024 | Xã hội

GĐXH - Ông Pó từng cãi lời bố, chống lại ý kiến của dòng họ để đưa thi thể chú ruột vào quan tài... Ông được xem là người đặt nền móng, xóa bỏ hủ tục treo người chết trong nhà.

Loại bỏ "hủ tục"

Nhắc đến huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của Thanh Hóa, ai cũng thầm nghĩ đến huyện nghèo Mường Lát. Nơi đây, phần lớn là cộng đồng người Mông sinh sống. Cũng như các dân tộc khác, đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát có những nét văn hoá, phong tục tập quán đặc trưng riêng. 

Trong đó có việc tang với nhiều nghi lễ đặc biệt thể hiện đạo lý, sự tri ân của người đang còn sống đối với người đã khuất. Tuy nhiên, đồng bào nơi đây còn lưu giữ một số hủ tục, tập quán lạc hậu kéo dài nhiều năm, cần xóa bỏ để đổi mới.

Chuyện về ông Pó tiên phong làm 'chuyện lạ' để xóa bỏ tục treo người chết trong nhà tại huyện vùng cao Mường Lát- Ảnh 1.

Trước kia, thi thể người chết không được táng vào quan tài, mà được buộc vào chiếc cáng rồi treo lên vách nhà 5-7 ngày.

Nhắc về người tiên phong loại bỏ "hủ tục lạc hậu" nơi đây, có lẽ không ai xa lạ với cái tên Lầu Minh Pó - nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát. Ông được xem là người đặt nền móng, xóa bỏ hủ tục treo người chết trong nhà của đồng bào Mông, tạo thói quen sử dụng quan tài để an táng người quá cố.

Năm nay đã 63 tuổi, là người con của đồng bào Mông, hiện cư trú tại bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát. Dù đã về hưu nhưng ông Pó là người có uy tín với bà con địa phương. Những dịp lễ, Tết, đặc biệt là đám tang, ông thường được người dân mời dự để chứng kiến sự đổi thay, xóa bỏ những hủ tục mà người dân đã làm được trong nhiều năm qua.

Chuyện về ông Pó tiên phong làm 'chuyện lạ' để xóa bỏ tục treo người chết trong nhà tại huyện vùng cao Mường Lát- Ảnh 2.

Đám tang của người Mông thường kéo dài, ăn uống suốt nhiều ngày khiến không ít gia đình lâm vào cảnh nợ nần.

Suốt thời gian làm lãnh đạo địa phương, việc xóa bỏ hủ tục trong đám tang của người Mông là một ấn tượng khó phai nhất với ông. "Trước kia, mỗi khi có người chết, đồng bào Mông thường chuẩn bị rất nhiều thủ tục, trong đó có quan niệm chọn ngày an táng. 

Thông thường, thân nhân của người quá cố sẽ chọn ngày an táng không trùng với những đám tang trước của tổ tiên. Họ chọn ngày chẵn cho người nữ và ngày lẻ cho nam giới. Điều đáng nói, thi thể người chết không được bỏ vào quan tài, mà được buộc vào chiếc cáng rồi treo lên vách nhà 5-7 ngày mới đưa đi chôn", ông Pó cho biết.

Không chỉ mất vệ sinh, mỗi đám tang của người Mông còn rất tốn kém. Người Mông luôn quan niệm khi bố mẹ mất, các con trai trong gia đình phải đóng góp mỗi người một con bò để làm lễ cúng bố mẹ. Có gia đình 5-7 anh, em trai thì phải đóng góp 5-7 con bò, chi phí từ vài chục triệu đồng đến hơn cả trăm triệu đồng.

Chuyện về ông Pó tiên phong làm 'chuyện lạ' để xóa bỏ tục treo người chết trong nhà tại huyện vùng cao Mường Lát- Ảnh 3.

Ông Lầu Minh Pó, người tiên phong xóa bỏ hủ tục lạc hậu của quê mình. Ông được xem là người đặt nền móng, xóa bỏ hủ tục treo người chết trong nhà của đồng bào Mông, tạo thói quen sử dụng quan tài để an táng người quá cố.

"Việc treo người chết trong nhà rất mất vệ sinh. Tôi sinh ra là người con của bản Mông nên luôn bị ám ảnh bởi những đám tang ở địa phương. Có những đám tang để 7 ngày, thi thể người quá cố bốc mùi. 

Nhiều nhà không có tiền buộc phải đi vay, mượn để mua trâu, bò. Sau đám tang, họ lâm cảnh nợ nần, đi làm vài năm sau còn chưa trả hết nợ. Đám tang đã lãng phí, mất vệ sinh, còn con cháu ở bên ngoài thì ăn uống say sưa", ông Pó chia sẻ.

Thay đổi từ nhận thức tới hành động

Xác định rõ hủ tục là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của Mường Lát, ông Lầu Minh Pó bộc bạch, bản thân là người Mông, được học tập, thấy sự tiến bộ, văn minh của đồng bào các dân tộc khác, nên đã rất trăn trở.

Nhắc lại hành trình đưa người chết vào quan tài, đến nay, ông Pó không thể tin mình có thể làm được. Ông cho rằng đây là cuộc "cách mạng", để thành công như ngày hôm nay là nhờ sự quyết đoán và may mắn. Ông kể, ý định đưa người chết vào quan tài đã được ông suy nghĩ, ấp ủ từ khi còn làm giáo viên. 

Năm 1989, ông giữ chức Hiệu phó Trường Phổ thông cơ sở cấp 1-2 xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát. Nhiều lần viếng đám tang tại gia đình các giáo viên trong trường, ông nhận thấy, đám tang của đồng bào Thái, Kinh và các dân tộc khác rất văn minh. Đặc biệt, người chết được đưa vào quan tài rất sạch sẽ.

Chuyện về ông Pó tiên phong làm 'chuyện lạ' để xóa bỏ tục treo người chết trong nhà tại huyện vùng cao Mường Lát- Ảnh 4.

Hiện100% người Mông trên địa bàn đã xóa bỏ hủ tục, đưa người chết vào quan tài để đưa đi an táng.

Năm 2005, ông Pó giữ chức Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Mường Lát. Lúc này, ông Pó bắt đầu công cuộc tuyên truyền, vận động đồng bào Mông xóa bỏ hủ tục tang ma. Nhưng việc tuyên truyền của ông chưa được người dân làm theo. Vì vậy, ông nghĩ bản thân là cán bộ thì phải làm gương cho bà con noi theo...

Tháng 3/2013, chú ruột ông Pó qua đời. Lúc bấy giờ, ông quyết định sẽ đi tiên phong, đưa chú mình vào quan tài để đưa đi an táng để làm gương cho mọi người. Tuy nhiên, quyết định này của ông Pó gặp nhiều phản đối của người thân trong dòng họ. 

"Khi bố gọi điện thông báo chú tôi mất, tôi nói sẽ đưa vào quan tài thì bố con cãi nhau. Bố bảo không được nhưng tôi đã cãi lời ông. Sau đó, tôi gọi cho mấy cán bộ huyện, xã xuống đưa chú tôi vào quan tài", ông Pó nhớ lại.

Chuyện về ông Pó tiên phong làm 'chuyện lạ' để xóa bỏ tục treo người chết trong nhà tại huyện vùng cao Mường Lát- Ảnh 5.

Nếp sống văn hóa mới được người Mông đồng thuận nhờ sự kiên trì vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người đặt nền móng đầu tiên là ông Lầu Minh Pó.

Thi thể của chú ông Pó được đưa vào quan tài, nhiều người chỉ trích, nói ông Pó sẽ gặp những điều không may mắn. "Họ bảo anh Pó sẽ ‘nhanh đi’ thôi, sau 3 tháng, ‘các cụ’ sẽ về đưa anh Pó đi cùng, anh Pó làm như thế thì gia đình làm ăn không phát triển, ốm đau suốt đời... Nhưng tôi không sợ vì tôi nghĩ mình có như thế nào thì đã có Nhà nước, có Đảng lo cho rồi", ông Pó cười nói.

Sau 3 tháng kể từ ngày đưa thi thể người chú vào quan tài an táng, nhìn thấy ông Pó không có gì bất thường, vẫn khỏe mạnh. Lúc này, mọi người trong bản mới nhận ra việc làm của ông Pó là văn minh, sạch sẽ nên đã noi theo. Mỗi khi có người thân qua đời, họ đều đưa vào quan tài để an táng, thời gian làm tang ma cũng rút ngắn chỉ còn 2-3 ngày.

Ông Pó cho hay, để có được kết quả như ngày hôm nay cũng nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, xã. Đặc biệt là sự ra đời của đề án "Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa" vào năm 2013. 

Đề án đã góp phần thay đổi tư tưởng của đồng bào Mông, người dân dần hiểu được việc thay đổi trong tang lễ không làm ảnh hưởng xấu đến dòng họ, gia đình mình. Từ đó nhận biết được quan niệm, các hủ tục trước kia là sự mê tín do nhận thức cổ hủ, lạc hậu.

Huyện vùng cao Mường Lát có hơn 42.000 người, trong đó có 45% là đồng bào Mông sinh sống. Ông Pó là người đầu tiên của đồng bào Mông thực hiện thủ tục tang ma, đưa người chết vào quan tài. Nhờ đó mà đến nay, 100% người Mông trên địa bàn đã xóa bỏ hủ tục lạc hậu, mỗi khi có người thân qua đời, họ đã đưa người chết vào quan tài để đưa đi an táng.

Người mẹ chống hủ tục, cứu những sinh linh bị chối bỏNgười mẹ chống hủ tục, cứu những sinh linh bị chối bỏ

GiadinhNet - Chứng kiến những sinh linh đỏ hỏn cận kề cái chết, một người phụ nữ chẳng nghĩ ngợi gì mà dùng thân mình đỡ những đòn roi, gậy gộc đang hướng thẳng vào đứa bé… Không những thế, người phụ nữ ấy còn đón nhận những đứa trẻ bị chối bỏ về nuôi và xem như con ruột của mình.

Gia Hân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Chính thức khởi công từ hôm nay (19/5), cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh, Tây hồ có gì đặc biệt?

Hà Nội: Chính thức khởi công từ hôm nay (19/5), cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh, Tây hồ có gì đặc biệt?

Thời sự - 22 phút trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

Đời sống - 26 phút trước

GĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Xã hội - 29 phút trước

Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Xã hội - 43 phút trước

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, dông tiếp tục xảy ra tại nhiều khu vực trên cả nước, Trong đó Bắc Bộ có mưa cả tuần, cao điểm mưa lớn từ ngày 22-25/5. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều nơi.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.

Tin sáng 19/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa lớn trước khi bước vào đợt nắng nóng; Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Công an Hà Nội xác minh, làm rõ các sản phẩm thực phẩm chức năng giả

Tin sáng 19/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa lớn trước khi bước vào đợt nắng nóng; Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Công an Hà Nội xác minh, làm rõ các sản phẩm thực phẩm chức năng giả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ ngày 20 - 28/5 mưa rào rải rác, khả năng có nắng nóng diện rộng.

Bộ Công an khởi tố 'ông trùm' giang hồ miền Tây cùng 31 đồng phạm, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an khởi tố 'ông trùm' giang hồ miền Tây cùng 31 đồng phạm, thu giữ nhiều súng đạn

Pháp luật - 3 giờ trước

Theo Bộ Công an, đường dây do Nguyễn Công Huân cầm đầu hoạt động tại tỉnh Tiền Giang và móc nối với một số đối tượng hình sự lân cận để hoạt động.

Gia cảnh khó khăn của hai cặp mẹ con bị vùi lấp trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Gia cảnh khó khăn của hai cặp mẹ con bị vùi lấp trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Đời sống - 3 giờ trước

Bốn nạn nhân thiệt mạng trong vụ sạt lở ở Lai Châu là hai cặp mẹ con, họ ra đi để lại nỗi đau lớn cho gia đình vốn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Top