Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt? nên ăn bao nhiêu là đủ?

Thứ bảy, 07:38 15/04/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Không nên ăn quá 3 bữa thịt một tuần, nên xen kẽ với các loại cá béo, đậu phụ, các loại đậu hạt, mè… để đa dạng bữa ăn và tốt cho sức khỏe.

5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn

GĐXH - Thịt lợn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Ai cũng biết ăn thịt sẽ cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết, các axit béo giúp cho sự phát triển của nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra thịt còn có các chất khoáng, vitamin và là nguồn các yếu tố vi lượng như vitamin A, sắt, kẽm, đồng, coban, selen....Thịt là nguồn vitamin nhóm B rất tốt (B1, B6, PP, B12…)  Tuy nhiên chế độ ăn mất cân đối với quá nhiều thịt lại mang đến rất nhiều mối nguy hại.

Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt? nên ăn bao nhiêu là đủ? - Ảnh 2.

Nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…Ảnh minh họa

Nên ăn bao nhiêu thịt là đủ?

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nêu một thực trạng thừa dinh dưỡng đáng quan ngại. "Hiện nay, trung bình một người Việt tiêu thụ 134 gram thịt/ngày, riêng người dân đô thị tiêu thụ 154 gram thịt/ngày. Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt theo khuyến nghị dinh dưỡng là 50 - 80 gram/ngày. Tổ chức phòng chống ung thư thế giới khuyến cáo, mỗi người dân không tiêu thụ quá 70 gram thịt/ngày"- PGS Mai nói.

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, một loạt bệnh không lây nhiễm ở người Việt đang gia tăng như tiểu đường, ung thư, đột quỵ… là hệ quả của chế độ ăn uống không hợp lý. Đến nay, để dự phòng, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng hợp lý và thực phẩm lành mạnh là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. "Việc ăn quá nhiều thịt, trong đó có thịt đỏ là một trong những yếu tố được khuyến cáo làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn quá nhiều thịt là gánh nặng cho thận; gia tăng rối loạn chuyển hóa (tăng axít uric máu, gây bệnh gout)...

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp. Tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…

Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt? nên ăn bao nhiêu là đủ? - Ảnh 3.

Thịt lợn chỉ nên ăn không quá 3 lần/tuần. Ảnh minh họa

Lưu ý:

- Thịt lợn chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Không kết hợp thịt bò với thịt lợn, gan dê với đậu tương vì chúng tương khắc lẫn nhau.

- Thịt bò giàu calo, protein, dinh dưỡng nhưng đừng kết hợp chung với hải sản, thịt lợn hay đậu nành hoặc trà khi ăn.

- Thịt gà và các loại thịt trắng chỉ nên ăn 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 150g. Khi ăn thịt gà không nên dùng chung với rau kinh giới, tỏi, hành sống, thịt hoặc gan chó.

- Thịt nạc hay thịt mỡ cũng không nên ăn quá nhiều vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và ung thư trực tràng.

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt?

Gây tiêu hóa kém

Việc ăn quá nhiều thịt mà bỏ qua các thực phẩm khác như rau xanh, ngũ cốc… sẽ khiến bạn bị đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, do tiêu hóa kém. Thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng thứ còn thiếu là chất xơ, rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu không có nó, bạn có thể bị khó tiêu nghiêm trọng, bao gồm chuột rút và tệ hơn, như Joe Rogan đã phát hiện ra về chế độ ăn toàn thịt.

Gây mùi cơ thể khó chịu

Khi bạn ăn, cơ thể sẽ sử dụng năng lượng để tiêu hóa và xử lý thức ăn. Đây được gọi là quá trình sinh nhiệt do chế độ ăn gây ra, và nó thực sự có thể làm tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể.

Vì protein là thức ăn cần nhiều năng lượng nhất để tiêu hóa, nên nó có thể có tác động lớn hơn đến quá trình sinh nhiệt so với các loại thực phẩm khác. Vì vậy, việc ăn quá nhiều thịt sẽ làm cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều hơn và gây nên mùi cơ thể khó chịu.

Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều thịt? nên ăn bao nhiêu là đủ? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Làm chậm quá trình giảm cân

Một chế độ ăn giàu protein có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách giúp bạn no lâu hơn nhưng lại rất giàu calo. Những loại có nhiều calo nhất bao gồm phần thịt nạc và các sản phẩm chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt ở nhà hàng, thịt xông khói, giăm bông và xúc xích. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy cố gắng giảm thịt trong khẩu phần ăn của mình.

Tắng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các nghiên cứu đã cho thấy người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cũng như bệnh tim mạch cao hơn bình thường. Các loại thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích và hotdog đều được xử lý bằng chất bảo quản hóa học gọi là nitrat - chất gây ra nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ruột kết, thận và dạ dày.

Tăng huyết áp và đột quỵ

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của đột quỵ vì nó làm tổn thương các mạch máu, khiến chúng trở nên hẹp hơn, và điều này có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông và di chuyển đến não. Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và cholesterol - điển hình là thịt - có liên quan đến huyết áp cao và đột quỵ.

6 mẹo nhỏ giúp bạn thoải mái ăn cơm mà không lo bị tăng cân6 mẹo nhỏ giúp bạn thoải mái ăn cơm mà không lo bị tăng cân

GĐXH - Trên thực tế, không phải ai ăn nhiều tinh bột cũng bị thừa cân, béo phì bởi họ vẫn giữ được sự cân bằng năng lượng và đầy đủ các chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.

    5 thay đổi không mong muốn của cơ thể mẹ bầu khi mang thai

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Y tế - 5 giờ trước

27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Tăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Y tế - 15 giờ trước

Hai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên

10 loại kháng sinh tự nhiên

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Top