Củ sâm đất rất ngon, bổ, rẻ nhưng "đại kỵ" với loại hải sản hay ăn này
GiadinhNet - Những ngày cuối thu đầu đông củ sâm đất tươi sống giúp giải háo khát, bổ dưỡng, giải nhiệt rất tốt. Nhưng có nhiều điều bà nội trợ cần biết để bảo vệ mình và người thân an toàn.
Hậu họa sau bữa tân gia
Hôm nay nhà chị Hà Ly (Hà Nội) làm lẩu hải sản đãi khách nhân dịp tân gia nhà mới. Bữa ăn từ đầu tới cuối rất vui vẻ, chủ khách chuyện trò rôm rả và tự dưng chuyển đề tài tới món củ sâm đất ngon bổ rẻ đang rất hút khách vì làm được nhiều món ăn ngon.
Thấy nhiều bạn chưa biết sâm đất là gì, rồi trầm trồ khi mấy người được ăn kể về hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, chị Hà Ly vui vẻ kéo mấy bạn gái vào bếp bổ túi sâm đất loại 1 vừa được người thân gửi từ Lào Cai về.
Họ rửa sạch, ngâm nước muối một lúc mới cắt lát bỏ vào đĩa để mọi người ăn sống thay món tráng miệng. Những miếng sâm đất màu trắng ngà nhìn đã bắt mắt, cầm lát sâm lên ai cũng hồ hởi khen thơm như nhân sâm Hàn Quốc, rồi hỉ hả vừa ăn vừa khen ngon nức nở.
Sau ít giờ ăn đầu tiên một em, rồi mấy bà chị í ới gọi điện kêu đau bụng. Chị Hà Ly ngạc nhiên lắm, bởi hải sản đều mua tươi sống, sạch sẽ, không có gì lạ… sao lại đau bụng sau khi ăn lẩu. Đúng lúc đó chị cũng thấy nhâm nhẩm đau bụng phải chạy vào nhà vệ sinh…
Sau đó chị gọi điện hỏi anh bác sĩ riêng. Sau khi nghe chị kể những món đã ăn, tráng miệng quả gì, anh bác sĩ kết luận nguyên nhân chị bị đau bụng là do ăn hải sản có tính hàn (dủ rất thơm ngon, hấp dẫn, dinh dưỡng phong phú) dễ gây lạnh bụng, đau bụng. Sau đó lại ăn tráng miệng bằng củ sâm đất – thứ củ ngon miệng, nhưng rất thanh mát. Cả hai thứ mát hàn ăn cùng lúc thì sinh lạnh bụng, đau bụng.
Chị Hà Ly hỏi lại anh bác sĩ "tại sao cùng ăn, mà đàn ông ăn nhiều hơn sao không thấy ai kêu đau bụng?", và được trả lời là do cánh đàn ông uống rượu nên phần nào đã "trị" được chứng lạnh của 2 món ăn đó.
Anh bác sĩ khuyên chị Hà Ly tuyệt đối không nấu sâm đất với bất kỳ loại hải sản nào, bởi rất ngon bổ, nhưng hậu quả sau ăn là sẽ bị rối loạn tiêu hóa, sinh lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy chạy không kịp (dân gian gọi là bị Tào Tháo đuổi).

Gừng rất cần thiết để dùng khi lạnh bụng, đau bụng. Ảnh minh họa.
Xử lý hậu họa sau ăn sâm đất sai cách
Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính ấm, là gia vị quen thuộc giúp tăng thêm hương vị, nhưng cũng chữa lạnh bụng, đau bụng rất hiệu quả nhờ thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết.
Gừng có tác dụng tán hàn, chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa, rất tốt để dùng trong khi nấu ăn – nhất là các món ăn có tính chất lạnh như hải sản, thịt gia cầm, các món mát… Vị cay, tính ấm của gừng giúp cân bằng món ăn, là vị thuốc quý làm ấm bụng, chữa chứng đau bụng, lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, khó chịu sau khi ăn.
Để tránh bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa khi chế biến món ăn có sâm đất các bà nội trợ nên cho thêm một vài lát gừng (thái sợi, hoặc đập giập) vào món ăn để cân bằng món ăn, giúp người ăn tránh được chứng lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Ai yếu bụng mà ăn sâm đất xong thấy đau bụng thì tùy điều kiện mà xử lý, nhưng dân gian xử lý hậu họa sau khi ăn sâm đất bị đau bụng bằng gừng như sau:
1.-Uống trà gừng.
2.Lấy một nhánh gừng già sau đó rửa sạch và ép lấy nước cốt hoặc có thể thái lát mỏng và ngâm với nước nóng, thêm vào một ít mật ong và uống ngay… có thể xoa dịu cơn đau nhanh.
3.Lấy 1 mẩu gừng rửa sạch, giã nát cho vào nấu nước sôi, thêm chút đường sẽ dễ uống và sẽ hết bị đau bụng, tiêu chảy.
4.Khi đau bụng nếu buồn nôn là cơ thể muốn thải bớt chất độc ra ngoài, hãy cố gắng nôn ra hết ra để bụng sẽ dần bình thường.
Hoặc cơ thể muốn đi vệ sinh thì hãy thải hết chất độc hại ra ngoài, không nên uống các thuốc cầm đi ngoài ngay, thì cảm giác đau bụng, trướng bụng sớm dịu lại và biến mất.
5.Gừng tươi rửa sạch giã nát, hoặc xay nhỏ để đắp lên bụng 15 – 20 phút sẽ thấy bụng ấm hơn, các cảm giác đau bụng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
6.Ngậm vài lát gừng tươi vào miệng sẽ giảm triệu chứng đau bụng đáng kể.
Nếu đau bụng dữ dội, dùng gừng chữa đau bụng không khỏi cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Những ngày cuối thu đầu đông sâm đất tươi sống giúp giải nhanh cơn háo khát. Sâm đất lạ miệng, bổ dưỡng, giải nhiệt rất tốt, ăn không ngán nên rất dễ nghiện. Vì vậy không nên bồi bổ quá nhiều và lâu vì có thể bị ngộ độc, với dấu hiệu đổ mồ hôi nhiều, dễ buồn nôn – cần ngưng ăn/uống ngay.

Sấu vào mùa giá rẻ, tranh thủ mua về làm ngay các món ăn cứ có thêm sấu là 'ngon gấp bội', giải nhiệt cực tốt này
Ăn - 58 phút trướcGĐXH – Chỉ với vài quả sấu, bạn có thể mix để làm rất nhiều món ngon dưới đây, đảm bảo ‘ngon bá cháy’.

Nấu canh thịt bò nhất định phải cho loại rau này vào mới chuẩn vị, thơm ngon bổ dưỡng
Ăn - 13 giờ trướcGĐXH - Canh thịt bò rau răm là món canh mới lạ nhưng hương vị lại đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng. Hãy vào bếp và bổ sung ngay món ăn hấp dẫn này vào sổ tay nấu ăn của bạn.

Không chỉ giúp nhuận tràng, loại rau rẻ tiền bán đầy chợ này còn giúp ngủ ngon, giảm stress hiệu quả
Ăn - 17 giờ trướcGĐXH - Trong các loại rau dân dã, ít ai ngờ rằng rau lang – thứ rau rẻ bèo, bán đầy ngoài chợ – lại được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng thần kinh.

Hãy xào chung 4 nguyên liệu này với nhau, rất thanh mát, cân bằng dinh dưỡng, càng ăn càng gầy
Ăn - 17 giờ trước4 nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo vừa giàu protein, ít chất béo và đủ chất xơ.

5 sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục và mất chất dinh dưỡng
Ăn - 19 giờ trướcGĐXH - Một nồi nước dùng trong veo, ngọt thanh và giàu dưỡng chất luôn là xương sống của nhiều món ăn ngon như phở, bún, miến hay canh hầm. Thế nhưng, không ít người nội trợ dù tỉ mỉ vẫn gặp tình trạng nước dùng bị đục, lợn cợn và kém vị ngọt, thậm chí mất đi nhiều dưỡng chất quý từ xương.

Sấu vào mùa giá chỉ từ 15.000 đồng/kg, đây là thời điểm mua sấu ngon nhất và cách chọn sấu ngon
Ăn - 21 giờ trướcGĐXH – Quả sấu có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Hiện sấu đang vào mùa, muốn chọn được những quả sấu vừa nhiều thịt, hạt nhỏ cũng cần biết cách như dưới đây.

Cũng là món đậu phụ nhưng nấu thế này vừa dễ lại ngon và lạ miệng vô cùng
Ăn - 22 giờ trướcVới công thức nấu món đậu phụ này, bạn chỉ cần thêm vài gia vị quen thuộc là đã có một đĩa thức ăn đẹp mắt, ngon miệng!

Cách làm món chạch kho rau răm đậm đà, thơm nức mũi khiến vạn người mê
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Cá chạch kho với rau răm là món kho lạ miệng lại vô cùng hấp dẫn và ngon miệng, đậm đà. Vào bếp cùng bài viết dưới đây và bắt tay vào làm ngay món cá chạch kho rau răm để có bữa cơm gia đình chuẩn ngon đúng điệu.

Gia vị dân dã trong bát cháo lại là 'vị thuốc quý' giúp giải độc, tiêu đờm, tăng sức đề kháng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Một nắm lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ rắc vào bát cháo nóng – với người Việt, đó là thói quen quen thuộc mỗi khi cảm sốt.

4 món ăn ngon mà dễ nấu này là 'bậc thầy' canxi, tốt hơn uống sữa và có thể cải thiện tình trạng loãng xương
Ăn - 1 ngày trướcDưới đây là công thức chi tiết, để bạn có thể dễ dàng cải thiện tình trạng loãng xương trong khi thưởng thức món ăn.

Mỗi lần nêm canh thêm một nắm rau này, hệ miễn dịch được 'kích hoạt' tối đa
Mẹo nấu nướngGĐXH - Trong bữa cơm Việt, một tô canh thanh mát luôn là lựa chọn giúp cân bằng vị giác và bổ sung dưỡng chất.