Hà Nội gặp khó khăn trong cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2022
GiadinhNet - Theo Sở Công thương, bên cạnh những thuận lợi thì trong Quý 4/2021 đến hết Quý 1/2022, nhiều khó khăn tác động đến thị trường hóa hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2022.
Sở Công thương Hà Nội vừa có Kế hoạch cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn.
Theo Sở Công thương, 9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều nước đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tăng nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội đặc biệt là các nước xuất khẩu hàng hóa. Trong đó có Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

Thu nhập người dân, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, thiếu hụt nguồn cung lao động... là một số khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2022.
Cũng theo Sở Công thương, trong Quý 4/2021 đến hết Quý I/2022, hoạt động sản xuất, kinh doanh có những thuận lợi như: Tỷ lệ người dân tiêm vaccine cao dẫn đến tăng năng suất lao động, đáp ứng nguồn cung hàng hóa; Các cơ chế, chính sách về phục hồi, phát triển kinh tế được ban hành sẽ tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh; kinh tế phục hồi, thu nhập tăng; giao thương hàng hóa thông suốt giữa các tỉnh…
Song, những khó khăn được dự báo sẽ tác động không nhỏ tới thị trường hàng hóa phục vụ dịp Tết, như: dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp; một số mặt hàng thiết yếu như rau củ quả phụ thuộc vào thời tiết, đàn gia súc gia cầm bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên dễ ảnh hưởng đến nguồn cung;
Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng (giá thức ăn chăn nuôi, con giống) trong khi giá thành sản phẩm giảm, ảnh hưởng đến quyết định tái đàn, trồng trọt của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (người dân bỏ đàn, bỏ ruộng khi giá thực phẩm xuống thấp…) gây thiếu hụt nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân;
Thu nhập người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh nên thắt chặt chi tiêu, sức mua giảm;
Thiếu hụt nguồn cung lao động trong sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp…) và kinh doanh, đặc biệt là trong sản xuất khiến sản lượng không đáp ứng được nhu cầu, thiếu hụt nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu.
Trước bối cảnh đó, Sở Công thương xác định các nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp Tết, bao gồm: Gạo; thịt bò; thịt lợn; thịt gà; thủy hải sản; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến; rau củ, trái cây tươi, Nông lâm sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy...
Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng cho khoảng 10,33 triệu người sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội.
Diễn biến dịch COVID-19 vẫn phức tạp, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong khi đó, hoạt động mua sắm tết hàng hóa tại các điểm kinh doanh sẽ thu hút đông đảo người dân mua sắm, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Do đó, bên cạnh việc đảm bảo hàng hóa về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm, giá cả phải niêm yết công khai, bán theo giá niêm yết.... Sở Công thương đã có "kịch bản" cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2022, mà vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Cụ thể, kênh bán hàng truyền thồng, gồm: Hệ thống TTTM (28); Hệ thống siêu thị (123); Hệ thống chợ (449); 1.800 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các kênh bán hàng đa phương tiện: bán hàng qua website, hotline, app…với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.
Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch, bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận/huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động;
Các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu (các địa điểm này do UBND các quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp đề xuất) để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường 'truy' trách nhiệm công tác kiểm soát giết mổ
Bảo vệ người tiêu dùng - 18 giờ trướcGĐXH - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y có quyền xử phạt, có quyền thu hồi giấy phép cơ sở giết mổ vi phạm, chứ không chờ đến khi có sự vào cuộc của Bộ Công an.

Thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký viên uống Nano IQ Mama Care dành cho mẹ bầu và hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành hàng loạt quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký sản phẩm của một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Những khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân bắt buộc phải chịu thuế, người dân cần đặc biệt lưu ý
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không, chứ không đơn thuần dựa trên số tiền ra vào tài khoản.

Thông tin mới nhất vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Thông báo kết luận Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định an toàn thực phẩm; không khởi tố vụ án hình sự Vi phạm an toàn thực phẩm.

Người dùng có bị mất tiền trong tài khoản không khi thẻ từ ATM ngừng giao dịch từ 1/7?
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Người dùng đang sở hữu thẻ từ ATM cần thực hiện ngay biện pháp này để giao dịch không bị gián đoạn.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc kem massage nhập khẩu Hàn Quốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Kem Désembre Derma Science High Frequency được quảng cáo là sản phẩm massage tần sóng cao, giúp phân giải mỡ, giải tỏa cơ căng cứng, thúc đẩy tuần hoàn máu… tuy nhiên, sản phẩm thuộc diện buộc thu hồi trên phạm vi toàn quốc.

Từ 1/7, điểm mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), người làm xuất nhập khẩu cần 'nằm lòng'
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công thương ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.

5 giao dịch cá nhân phải nộp thuế và 9 giao dịch không bị 'đánh thuế' qua tài khoản ngân hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, không chỉ dựa vào số tiền ra/vào tài khoản.

Dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn gia đình: Bộ Công Thương nói gì?
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food - đơn vị có hành vi sản xuất dầu ăn từ dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.