Hà Nội
23°C / 22-25°C

Say Tết cùng người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Thứ sáu, 08:12 12/02/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày mồng 1 Tết cổ truyền, người Hà Nhì rất thích các em bé từ 12 tuổi trở xuống, không kể trai gái đến xông nhà…

Người Hà Nhì sinh sống quần cư ở các xã biên giới ở Mường Tè (Lai Châu) – khu vực thượng nguồn sông Đà không ấn định cụ thể ngày ăn Tết hàng năm mà do các già làng, trưởng bản bàn bạc và thống nhất để áp dụng cho từng năm. Dựa trên các yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa màng, khả năng kinh tế chung mà đưa ra ngày cụ thể. Thường thì vào dịp cuối năm dương lịch, Tết cổ truyền của người Hà Nhì sẽ diễn ra và còn được gọi là Cố Nhị Chà. Bởi đây là thời điểm nông nhàn, người dân Hà Nhì đã kết thúc mọi công việc đồng áng, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, có đủ điều kiện để ăn Tết vui vẻ.

Tết của người Hà Nhì vùng biên giới Mường Tè có nhiều phong tục rất thú vị, mang đậm nét đặc trưng riêng. Ngày Tết của đồng bào dân tộc Hà Nhì bắt đầu từ ngày Thìn, vào đầu hoặc giữa tháng và kéo dài trong 12 ngày (kiêng kỵ không ăn trong 2 tháng âm lịch). Nhưng chỉ ăn Tết tập trung trong 5 ngày đầu, những ngày còn lại vui chơi, nghỉ ngơi và chờ đến đúng ngày Thìn tiếp sau để cúng tổ tiên, báo cáo bước sang mùa vụ mới.

Đêm đầu tiên của Tết được coi như đêm giao thừa. Đến sáng sớm ngày Thìn, nhà nhà thi nhau mổ lợn, vì người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy. Nhà nào mổ con lợn to chứng tỏ năm vừa qua làm ăn tốt, mùa màng bội thu. Bởi thế, những con lợn mổ Tết thường là những con lợn đã được nuôi từ 1 - 2 năm, nhiều con nặng tới hơn một tạ.

Say Tết cùng người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà - Ảnh 1.

Bữa cơm Tết của người Hà Nhì ở các xã biên giới khu vực thượng nguồn sông Đà.

Ông Chu Cha Chừ, bản Mé Gióng, xã Ka Lăng (Mường Tè) chia sẻ: Một trong những nét văn hóa tâm linh độc đáo không thể thiếu trong ngày Tết của người Hà Nhì là tục xem gan lợn. Họ nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tắn, mật lợn căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, mùa màng bội thu, mọi người khỏe mạnh. Lợn mổ xong, cắt mỗi thứ một ít để cúng tổ tiên. Phần còn lại pha chế thành nhiều món và cắt từng miếng nhỏ chia cho con cháu, nhưng riêng đầu lợn thì treo lên để cúng sau.

Việc thờ cúng ngày Tết của dân tộc Hà Nhì cũng rất gọn nhẹ, không hương hoa, vàng mã, bày biện như một số dân tộc khác. Mâm cúng tổ tiên cũng rất đơn giản, chủ yếu là các sản vật do chính tay con cháu làm ra như bánh giày, bánh trôi, rượu, muối ớt, cơm, thịt. Đặc biệt, việc cúng tổ tiên trong ngày Tết của người Hà Nhì do phụ nữ đảm nhiệm. Nơi thờ cúng bên nội của người Hà Nhì được đặt ngay bên trên đầu giường của vợ chồng gia chủ. Còn nơi thờ bên ngoại được đặt ở góc bếp.

Trong những ngày Tết, từ khắp các nóc nhà, khói bếp sẽ bay không ngừng, rượu "tràn" qua chiếu. Khi vào các bản làng chúc Tết nhau, mỗi người đem theo một chum rượu nhà tự nấu để cùng nhau thưởng thức "lộc trời", cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp trong một năm mới.

Say Tết cùng người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà - Ảnh 2.

Người Hà Nhì cho rằng sau khi mổ lợn, xem lá gan sẽ cho thấy vận hạn của gia đình trong năm mới. Nếu lá gan có màu đỏ sẫm tức là năm tới gặp rất nhiều may mắn.

Người Hà Nhì vốn quý trọng tình cảm, niềm nở, thân tình trong giao tiếp nên dịp Tết Hồ Sự Chà, nếu du khách đến các bản miền sơn cước có cộng đồng người Hà Nhì sinh sống đều được người dân xem như người của bản và được tiếp đón nồng hậu. Đây là dịp để du khách cảm nhận rõ nhất cuộc sống bình dị, tâm hồn phóng khoáng, tính cách dễ gần, dễ mến của người Hà Nhì đồng thời là dịp để khám phá, trải nghiệm nét tinh tế, độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nhì.

Tại bữa tiệc đầu xuân năm mới, người khách quý nhất sẽ được mời một mâm riêng. Con cháu nội ngoại đều đến chúc Tết ông bà và cúi lạy bàn thờ tổ tiên, được ông bà chia lộc và chúc phúc rồi quây quần đầm ấm vui vẻ. Bên mâm rượu, họ cùng nhau ôn lại những câu chuyện về lai lịch dòng tộc hoặc những công việc trong năm tới và chia sẻ kinh nghiệm mùa màng.

Bà Gò Chu Cả, một người lớn tuổi ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè cho biết người Hà Nhì cho biết, ngày mùng 1 tết, người Hà Nhì rất thích các em bé từ 12 tuổi trở xuống, không kể trai, gái đến xông nhà, vì đó là điều may mắn của gia đình.

Say Tết cùng người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà - Ảnh 3.

Người Hà Nhì tâm niệm, bánh giầy cúng thường được làm to, tròn thể hiện sự tròn trĩnh, no đủ của gia chủ.

Kết thúc Tết là ngày con dê, các gia đình làm một mâm lễ cúng trời đất để cảm ơn đã ban sức khỏe, phù hộ cho dân bản bình an và cầu mong năm mới mùa màng bội thu, súc vật đầy đàn, bản làng yên vui. Theo quan niệm của người Hà Nhì, đi đâu, làm gì cũng phải có trời đất phù hộ thì mới thành, nên đầu năm mới phải cúng trời đất, cầu mong phù hộ cho cả năm an lành.

Đặc biệt, người Hà Nhì ở nơi mây mù nên dịp tết trai gái thường hẹn hò nhau lên những khu vực có ánh nắng mặt trời để nhảy dây, hát giao duyên. Cứ tết đến thường tụ họp thành từng nhóm để chơi trò chơi, tìm bạn tình.

Anh Phà Hờ Chuy (23 tuổi) nói: "Bọn mình cứ hẹn nhau từ trước tết, sau đó đi xuống vùng thấp hơn du xuân. Trai gái đưa nhau đi chơi, nếu thấy hợp nhau thì hôm sau nhà trai sẽ mang gạo, thịt lợn, gà sang để hỏi nhà gái xin con về làm dâu. Đám cưới sẽ được tổ chức vào mùa xuân, lúc nhiều loài hoa rừng đua nhau bung nở...".

Bảo Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhân vật được bà trùm Oanh ‘Hà’ trả công hơn 15 tỷ đồng để vận chuyển ma túy

Nhân vật được bà trùm Oanh ‘Hà’ trả công hơn 15 tỷ đồng để vận chuyển ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

Dưới trướng bà trùm Oanh “Hà”, Nguyễn Văn Nam đã không ngại bôn ba khắp nơi như Campuchia, TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng... để theo những chuyến hàng ma túy.

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người vẫn thản nhiên check-in tại phố cà phê đường tàu

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người vẫn thản nhiên check-in tại phố cà phê đường tàu

Đời sống - 1 giờ trước

Bất chấp lệnh cấm và cảnh báo nguy hiểm, nhiều du khách vẫn kéo đến phố cà phê đường tàu Hà Nội để trải nghiệm, check-in khi đoàn tàu vụt qua.

Học sinh khóc như mưa trong đêm chia tay thầy giáo về xuôi

Học sinh khóc như mưa trong đêm chia tay thầy giáo về xuôi

Giáo dục - 2 giờ trước

Hàng chục học sinh tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã oà khóc khi biết tin thầy giáo của mình chuyển trường sau 13 năm gắn bó.

Miền Bắc sắp đón thêm nhiều đợt không khí lạnh, tâm điểm rét đậm, rét hại mùa Đông năm nay khi nào?

Miền Bắc sắp đón thêm nhiều đợt không khí lạnh, tâm điểm rét đậm, rét hại mùa Đông năm nay khi nào?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, trong 1 tháng tới không khí lạnh tiếp tục có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ. Từ cuối tháng 12, Bắc Bộ có thể đối mặt với các đợt rét đậm kéo dài.

Quy định về hình thức nhận lương hưu từ 1/7/2025, người hưởng chế độ nên biết

Quy định về hình thức nhận lương hưu từ 1/7/2025, người hưởng chế độ nên biết

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, 5 hình thức nhận lương hưu được áp dụng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Dưới đây là các hình thức nhận lương hưu, người hưởng chế độ nên tham khảo.

Tin sáng 13/10: Làm rõ việc xuyên tạc về đoàn mô tô cảnh sát tập luyện ở Đà Lạt; miền Bắc bao giờ rét đậm, rét hại?

Tin sáng 13/10: Làm rõ việc xuyên tạc về đoàn mô tô cảnh sát tập luyện ở Đà Lạt; miền Bắc bao giờ rét đậm, rét hại?

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã mời 3 người đàn ông lên làm việc liên quan đến các thông tin xuyên tạc về đoàn mô tô cảnh sát tập luyện ở Đà Lạt; Từ cuối tháng 12, miền Bắc có thể đối mặt với các đợt rét đậm kéo dài, tương tự các năm trước.

Phú Thọ: Chính quyền thông báo truy tìm đối tượng sát hại bố đẻ rồi lẩn trốn

Phú Thọ: Chính quyền thông báo truy tìm đối tượng sát hại bố đẻ rồi lẩn trốn

Pháp luật - 12 giờ trước

Chiều 12/10, lãnh đạo UBND phường Minh Nông (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cho biết, cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng trên địa bàn.

Đà Nẵng: Giải cứu người phụ nữ ngồi vắt vẻo trên cầu Thuận Phước để tự tử

Đà Nẵng: Giải cứu người phụ nữ ngồi vắt vẻo trên cầu Thuận Phước để tự tử

Xã hội - 12 giờ trước

Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an TP Đà Nẵng giải cứu một phụ nữ ngồi vắt vẻo ở độ cao khoảng 60m trên cầu Thuận Phước định tự tử.

Phẫn nộ cảnh nam sinh bị bạn học hành hung

Phẫn nộ cảnh nam sinh bị bạn học hành hung

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Nam sinh bị 2 bạn học đánh túi bụi phải đến cơ sở y tế điều trị với nhiều thương tích trên cơ thể.

Xe máy lấn làn, lao thẳng vào xe đạp điện ở Vĩnh Phúc

Xe máy lấn làn, lao thẳng vào xe đạp điện ở Vĩnh Phúc

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Tránh xe đạp sang đường, chiếc xe máy lấn hẳn sang làn đường ngược chiều với tốc độ cao, sau đó lao thẳng vào một xe đạp điện đang đi tới.

Top