Vụ kiện bản quyền "Biệt động Sài Gòn": Kiện cáo chỉ tốn giấy mực!
Giadinh.net - "Bới móc lên chỉ làm xấu mặt những người sắp chết. Ông Lê Phương gần 80 rồi, ông Nguyễn Thanh thì sức khỏe không tốt, tôi thì đi tập tễnh thế này... Sắp xuống lỗ hết cả rồi" - đạo diễn Long Vân.
>> Nhà báo Nguyễn Thanh: “Vì sao 22 năm tôi mới đi kiện?”
>> Nhà biên kịch Lê Phương: 90% giá trị kịch bản là của tôi
Chỉ gặp mặt nhà báo Nguyễn Thanh đúng 23 năm sau ngày hoàn thành, nhưng vì là người trong cuộc, nên đạo diễn phim “Biệt động Sài Gòn” (BĐSG) Long Vân cũng đã cung cấp cho Báo Gia đình & Xã hội nhiều chi tiết liên quan đến quá trình xây dựng kịch bản.
Khi nhận kịch bản, tôi không nghe nói đến cái tên Nguyễn Thanh
- Hồi bắt đầu làm phim, ông có nghe Lê Phương nói gì về Nguyễn Thanh không?
- Tôi không nghe thấy nói gì cả. Sự thực là như thế. Tôi không biết gì cả. Tôi chỉ nhận được kịch bản viết tay, chữ của ông Lê Phương, đề tác giả Lê Phương thôi. Và tôi chẳng có lý do gì mà không tin đó là kịch bản của ông Lê Phương cả vì trước đó, chính tôi mời ông Phương đi gặp các nguyên mẫu BĐSG. Gặp rồi thì phải viết kịch bản là chuyện đương nhiên.
- Tức là ông Lê Phương đã được đặt hàng?
- Đúng, năm 1981, khi đang làm phim “Cho cả ngày mai”, tôi gặp Thiếu tướng Hải Phụng – nguyên Tư lệnh BĐSG, lúc ấy đang là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP HCM. Vì đã xem một số phim của tôi, nên ông ấy đặt vấn đề: “Tôi rất muốn anh giúp làm một bộ phim về BĐSG, kinh phí chúng tôi chịu”. Tôi trả lời: “Tôi đã nghe nhiều chiến công lừng lẫy của các chiến sĩ biệt động, nên cũng rất khoái làm, chỉ có điều hiện giờ tôi chưa hiểu lắm về các anh, đề nghị anh cho mời các chiến sĩ biệt động lẫy lừng như ông Tư Chu, Bảy Bê... để tôi được gặp mặt”.
Ông Hải Phụng đồng ý ngay và tổ chức một cuộc liên hoan để tôi được tiếp xúc trực tiếp với những con người ấy. Gặp xong, tôi thấy rất phấn chấn vì những câu chuyện về họ đủ yếu tố để có một bộ phim hay. Mấy tháng sau, khi suy nghĩ chín muồi, tôi đề xuất dự định này với ông Hải Ninh, lúc ấy là Phó GĐ Hãng Phim truyện Việt Nam, phụ trách Xưởng phim I và đề nghị ông ấy cử một biên kịch (xin được giấu tên) đi cùng tôi để tìm hiểu viết kịch bản. Nhưng Hải Ninh bảo: “Ông đó chỉ làm thư ký cho mày thôi, tao muốn cho mày một nhân vật mà kết hợp với mày sẽ hiệu quả cấp số nhân. Đó là nhà văn Lê Phương”.
Trước đó, Lê Phương cũng viết kịch bản cho phim 2 tập “Nơi gặp gỡ của tình yêu” do tôi đạo diễn. Ông Lê Phương là một nhà văn hư cấu rất giỏi, nhưng để chắc chắn, tôi bàn với chủ nhiệm Vũ Văn Nha. Ông Nha cũng nói: “Mày đồng ý thì mời Lê Phương”. Và tôi đồng ý. Sau đó tôi dùng kinh phí của phim “Cho cả ngày mai” (chi phí ăn, ở, đi lại) để mời Lê Phương đi cùng tôi gặp các nguyên mẫu BĐSG. Khoảng 2 tháng sau, Lê Phương đến gặp tôi và ông Vũ Văn Nha trong thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ để trình bày về kết cấu kịch bản phim. Nghe xong, tôi bảo: “Cốt truyện này được, mày viết đi”.
Khoảng 3 tháng sau, Lê Phương đưa cho tôi bản viết tay kịch bản có tựa đề “Những thiên thần ra trận”.
Ông Nguyễn Văn Linh đã gợi ý đặt tên phim là Biệt động Sài Gòn
- Ông Nguyễn Thanh nói rằng, cái tên mà ông Phương sửa thành “Những thiên thần ra trận” đã bị ông Tư Chu (nguyên mẫu vai Hoàng Sơn) phản đối, vì tên đó gợi đến đội quân “thiên thần mũ đỏ” của ngụy. Điều này ông có biết?
- Điều đó không đúng. Sự thực là thế này: Trong bữa tiệc gặp gỡ giữa đoàn làm phim và các đại diện của Biệt động Sài Gòn, có Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Linh (sau là Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng) tham dự. Cùng bữa tiệc có ông Hải Phụng, Tư Chu... Ông Hải Phụng giới thiệu: “Đây là đạo diễn Long Vân, anh ấy đã làm nhiều phim và tôi đang nhờ anh ấy làm một bộ phim về BĐSG có tên là “Những thiên thần ra trận”.
Nghe vậy, ông Nguyễn Văn Linh nói: “Chưa ổn, bản thân BĐSG còn kỳ diệu hơn cả thiên thần ấy chứ. Các anh nên suy nghĩ đặt tên nào đó hay hơn”. Sau hôm đó, tôi cứ suy nghĩ mãi về cái tên phim. Sau khi gần hoàn thành tập 1, tôi báo cáo lãnh đạo Hãng là muốn đổi tên phim thành BĐSG. Tên này được chấp nhận.
Ông Nguyễn Thanh đã khiếu nại từ năm 1984
- Từ khi nào thì ông nghe được chuyện ông Nguyễn Thanh khiếu nại?
- Ngay khi hết tập 1, năm 1984.
- Cho đến bây giờ ông Thanh đã gặp ông lần nào để nói về chuyện này chưa?
- Cho mãi đến năm 2007, tôi mới gặp ông Thanh lần đầu tiên. Đó là lần ông ấy đến hỏi tôi một số thông tin với mục đích cùng cố tư liệu để thưa kiện.
- Kịch bản mà ông Lê Phương đưa ban đầu, khi lên phim có bị thay đổi nhiều không, thưa ông?
- Cốt truyện, kịch bản Lê Phương đưa lúc đầu chỉ có 2 tập. Về phương diện đạo diễn, thì tôi cũng phải thêm bớt, điều chỉnh một số chi tiết, thêm bớt một số nhân vật cho phim hợp lý và hấp dẫn hơn (ví dụ thêm nhân vật em bé bán báo, người chiến sĩ biệt động ngâm bài thơ “Từ ấy”... Một số nhân vật khác cũng được điều chỉnh, gia giảm cho hợp lý). Nhưng khi làm hết tập 2, thấy câu chuyện vẫn còn hấp dẫn, cảnh quay cũng dồi dào, nên tôi lại vạch hướng làm tiếp và mời ông Lê Phương khai triển kịch bản. Nên nói phim làm theo bao nhiêu phần trăm kịch bản thì cũng khó.
- Ông Thanh còn nói rằng, các ông đã sửa nhiều chi tiết trong kịch bản và sự sửa này không đúng với sự thật lịch sử.
- Ông ấy nên phân tích là cái sự sửa đổi ấy có làm cho phim hay lên hay không. Anh là tác giả kịch bản, còn phim là của đạo diễn. Nói thế là không hiểu tính chất chuyên môn của đạo diễn. Nếu đạo diễn sửa mà kém hay đi hoặc bóp méo lịch sử, thì mới là vấn đề...
Bới móc lên chỉ làm xấu mặt những người sắp chết
- Tại sao chỉ đến tập 2 của bộ phim thì cái tên Nguyễn Thanh mới xuất hiện bên cạnh cái tên Lê Phương, thưa ông?
- À, cái đó cũng rắc rối lắm, nhưng quan điểm của tôi không muốn làm rùm beng chuyện này lên làm gì. Bới móc lên chỉ làm xấu mặt những người sắp chết. Ông Lê Phương gần 80 rồi, ông Nguyễn Thanh thì sức khỏe không tốt, tôi thì đi tập tễnh thế này... Sắp xuống lỗ hết cả rồi.
Tại sao tôi không muốn bới móc lên? Nếu không có chiến công của các chiến sĩ BĐSG thì không có phim này. Nếu không có cuộc gặp với ông Hải Phụng, thì cũng không có phim này. Không có ông Nguyễn Văn Linh thì lại không có cái tên phim là BĐSG. Rồi ngay cái tên tập 3 là “Cơn giông” thì cũng là do ông Hải Ninh đặt. Nói như thế để thấy, không có công sức của đông đảo đội ngũ đoàn làm phim và những người có liên quan, lao động miệt mài trong suốt gần 4 năm, thì cũng chẳng có bộ phim để mà bây giờ hai ông lôi nhau ra tòa.
- Theo ông, đề cương và giải pháp dựng chuyện chiếm bao nhiêu phần trăm trong kịch bản sau này (ông Lê Phương cho rằng nó chiếm 90% giá trị kịch bản - PV)?
- Người làm đề cương và cốt truyện phải là công đầu. Phim ảnh thế giới cũng để họ đứng hàng số 1.
Nhuận bút không đủ để hút thuốc lá Sông Cầu
- Dù thế nào thì cả ông Phương và ông Thanh đều là hai cộng sự của ông trong phim BĐSG. Ông muốn nói gì với họ qua vụ việc này?
![]() |
- Hồi ấy nhuận bút biên kịch và đạo diễn ngang nhau. Thế nhưng cái tiền ấy tôi chỉ đủ tiêu vặt, không đủ hút thuốc lá Sông Cầu bao bạc và uống rượu cuốc lủi. Làm xong phim còn phải tạm ứng chi tiêu, hai năm sau mới trả hết. Mặt khác ông Phương cũng đã trả ông Thanh rồi, tên ông Thanh cũng có trên phim rồi. Thế thì kiện nhau về tiền nhuận bút làm gì. Đòi tiền rồi còn tính toán ra vàng, quy đổi thành nửa tỷ đồng (ông Thanh yêu cầu Hãng Phim truyện Việt Nam hoàn trả ông số tiền nửa tỉ đồng - PV) thì càng không nên và không có cơ sở.
Chính vì thế, giờ đây tôi nghĩ hai ông nên lấy sự đóng góp của mình vào bộ phim làm nguồn vui tuổi già. Kiện cáo nhau thế này chỉ tốn giấy mực vô ích thôi. 23- 24 năm rồi còn gì. Nếu tòa gọi tôi ra làm nhân chứng, tôi cũng sẽ nói như vậy.
- Xin cảm ơn ông!
Tôi sẵn sàng cùng ông Thanh đứng đơn |
“Tôi năm nay đã 75 tuổi. Ông Thanh kém tôi 10 tuổi. Tôi là lính chống Pháp, ông Thanh là lính chống Mỹ. Cùng là những cựu chiến binh cầm bút mà phải đưa nhau ra toà để phân giải “phần anh phần tôi” về một cái kịch bản đã viết từ hơn 20 năm qua là chuyện thật đáng buồn. Sự nghiệp báo chí của ông Thanh thật đáng tự hào. Còn cái nghiệp cầm bút của tôi với hơn 20 đầu sách, gần 20 kịch bản phim nhựa và hàng trăm tập kịch bản phim truyền hình thì cũng là để an ủi lúc tuổi già. Nhiều lúc tôi tự nghĩ không hiểu mình có gì thất thố mà ông bạn cộng tác lại bức xúc đến thế. Vì tiếng tăm ư? Thì việc là đồng tác giả với một nhà văn như tôi trên phim thiết tưởng cũng không vì thế mà làm giảm uy danh của một nhà báo như ông Thanh. Vì tiền bạc ư? Ông Thanh chắc còn biết nhiều hơn tôi về chế độ nhuận bút của chúng ta thời ấy không thể nuôi sống chúng ta được mà chỉ đủ để động viên khích lệ chúng ta làm việc. Có thể do thiếu thông tin chính xác, ông Thanh đã tưởng tôi “đánh lẻ” đưa in sách báo rồi đề tên tác giả lung tung để lấy tiếng lấy tiền. Sự thực thì như tôi đã trình bày, chắc chắn không phải thế. Trong thư gửi ông Thanh tôi đã cung cấp cho ông đầy đủ thông tin về những nơi in ấn và sẵn sàng cùng ông ấy đứng đơn đòi quyền lợi, nếu ông ấy vẫn nhiệt tình làm chuyện đó...”. (Trích thư ông Lê Phương gửi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội) |
(Còn nữa)
Hoàng Hải - Thanh Hà

Nữ ca sĩ quê Quảng Bình vừa cover 'Chơi vơi' của Hồ Ngọc Hà trên VTV gây sốt mạng xã hội là ai?
Giải trí - 53 phút trướcGĐXH - Nguyễn Hoàng Bão Ngọc là thí sinh nổi bật trong cuộc thi "Điểm hẹn tài năng" và cô giành giải Ấn tượng chung cuộc. Với phần cover "Chơi vơi" của Hồ Ngọc Hà, cô đã gây sốt mạng xã hội.

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Phong rơi vào bẫy của bà giám đốc
Xem - nghe - đọc - 1 giờ trướcGĐXH - Trong tập 20 "Dịu dàng màu nắng" đã được phát sóng, Xuân bị điều chuyển công việc sang bộ phận dọn vệ sinh còn Phong bị rơi vào bẫy của bà Hà.

Diễn biến vụ ca sĩ Mỹ hủy show ở Việt Nam tố ngược lại ban tổ chức
Thế giới showbiz - 3 giờ trướcBan tổ chức GAMA Music Racing Festival vừa phản bác tuyên bố của ca sĩ Jason Derulo về việc hủy show. Jason Derulo cáo buộc thiếu thiết bị, nhưng BTC khẳng định hoàn thành mọi nghĩa vụ hợp đồng và nhấn mạnh đây là hành vi "vi phạm nghiêm trọng".

Nữ cán bộ ngành khoa học quê Hải Phòng đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê thuộc Bộ KH&CN đã giành ngôi vị cao nhất Mrs Grand Vietnam 2025.

Quốc Trường: "Nếu tôi có người yêu, cô ấy phải chịu áp lực khi công khai"
Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trướcQuốc Trường chia sẻ anh không công khai chuyện tình cảm vì sợ ảnh hưởng tới đối phương. Nếu anh có người yêu, cô ấy muốn công khai cũng được nếu chịu được áp lực dư luận, chứ nam diễn viên không hề giấu diếm.

Điểm hẹn tài năng: Giám khảo và Hội đồng chuyên môn nhận xét gì về top 4?
Giải trí - 13 giờ trướcGĐXH - Ban giám khảo và Hội đồng chuyên môn chính thức lên tiếng về top 4 thí sinh xuất sắc nhất Chung kết Điểm hẹn tài năng 2025 vừa diễn ra.

Đời thực bất ngờ của nữ diễn viên đang bị ghét nhất trong 'Dịu dàng màu nắng'
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Thanh Hoa đóng vai Tuyết đang bị ghét nhất trong "Dịu dàng màu nắng", đời thực từng đi thi Hoa hậu Việt Nam, là vợ của đạo diễn phim.

Một tháng, 6 người đẹp đăng quang hoa hậu: Bội thực đến phát ngán!
Câu chuyện văn hóa - 20 giờ trướcĐã đến lúc ngành công nghiệp sắc đẹp cần một cuộc soi chiếu nghiêm túc để vẻ đẹp không chỉ để ngắm nhìn.

Quán quân 'Điểm hẹn tài năng': Bố mẹ làm ngành Y nhưng luôn ủng hộ con theo đuổi âm nhạc
Giải trí - 21 giờ trướcGĐXH - Thanh Thụy - quán quân cuộc thi "Điểm hẹn tài năng" gây ấn tượng với khán giả bởi giọng hát nội lực, giàu cảm xúc cùng màn trình diễn đẹp mắt. Dù tài năng là vậy nhưng anh không xuất thân trong gia đình có nền tảng nghệ thuật mà cả bố lẫn mẹ đều làm ngành Y.

Đi du lịch châu Âu, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh phấn khích khi lần đầu trải nghiệm việc này
Giải trí - 22 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây đã khoe ảnh đi Ireland (một quốc gia ở châu Âu) và có trải nghiệm lần đầu tiên cưỡi ngựa. Người đẹp Hà thành hạnh phúc khi biết thêm một kỹ năng mới.

Gia thế của nữ sinh quê Hải Phòng vừa đăng quang Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2024
Giải tríGĐXH - Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2024 - Vân Nhi sinh ra trong gia đình làm nghề đánh bắt hải sản tại Đồ Sơn, Hải Phòng.