Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người có nhịp tim nhanh hay chậm, ai sống lâu hơn?

Thứ tư, 19:26 15/03/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Có người nhịp tim nhanh, có người nhịp tim chậm. Nhịp tim của người khỏe mạnh sẽ được duy trì ở mức 60 đến 100 nhịp/phút.

Đầu gối có biểu hiện này khi đi bộ, có 4 bệnh cần khám ngayĐầu gối có biểu hiện này khi đi bộ, có 4 bệnh cần khám ngay

GĐXH - Nhiều người khi đi bộ thì đầu gối đột nhiên yếu đi, có chuyện gì vậy? Có 4 bệnh bạn cần đi khám ngay, đừng chủ quan.

Nhịp tim liên quan mật thiết đến tuổi thọ

Muốn kéo dài tuổi thọ thì bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt tốt trong cuộc sống. Nếu có thể cải thiện chức năng các cơ quan thì mọi chỉ số vẫn ở mức bình thường, thể chất và tinh thần sẽ tự nhiên thoải mái. Tuy nhiên, đặc điểm bệnh của một số người chính là sự thay đổi của nhịp tim, cho dù nhịp tim quá nhanh hay quá chậm, đều có những nguy hiểm tiềm ẩn nhất định. 

Bạn cần phải biết phạm vi bình thường của nhịp tim là bao nhiêu để cố gắng điều chỉnh cho tốt. Nếu nhịp tim tiếp tục bất thường, một số bệnh tim nghiêm trọng sẽ âm thầm phát triển, tuổi thọ sau này sẽ bị rút ngắn.

Ai sống lâu hơn, một người có nhịp tim 60 hay một người có nhịp tim 80?   - Ảnh 1.

Tác động của nhịp tim đến sức khoẻ

Tốc độ của nhịp tim có liên quan đến tuổi thọ, cho dù nó quá nhanh hay quá chậm đều có tác động tiêu cực. Nhịp tim của người khỏe mạnh sẽ được duy trì ở mức 60 đến 100 nhịp/phút, có người nhịp tim nhanh, có người nhịp tim chậm. Thông qua sự thay đổi của nhịp tim mà ta có thể nắm được loại bệnh tật, từ đó có thể kiểm soát nó qua điều trị theo dõi...

Theo thời gian, tim sẽ bị quá tải, chức năng của bộ máy quan trọng này không thể duy trì bình thường. Đồng thời sự tuần hoàn ở các bộ phận khác cũng không thể duy trì sau khi thiếu năng lượng, không chỉ nhịp tim thay đổi mà còn kèm theo tức ngực, thở kém và cơn đau thắt ngực.

Ai sống lâu hơn, một người có nhịp tim 60 hay một người có nhịp tim 80?   - Ảnh 2.

Mối quan hệ giữa chênh lệch nhịp tim và sức khoẻ

Nhịp tim của các nhóm người là khác nhau. Có người giữ nhịp tim ở mức 60 nhịp/phút, có người giữ ở mức 80 nhịp/phút, cần tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa chênh lệch nhịp tim và tình trạng sức khỏe.

Việc duy trì 60 đến 100 nhịp mỗi phút là bình thường, vì vậy không có nhiều khác biệt giữa nhịp tim 60 và 80. Không có bằng chứng chắc chắn để khẳng định ai sống lâu hơn. Chỉ cần có thể khống chế nhịp tim trong phạm vi bình thường thì không cần lo lắng, chú ý nhịp tim bất thường.

Tất nhiên, tuổi thọ của một người dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều khía cạnh khác. Ảnh hưởng của các loại thói quen trong cuộc sống sẽ làm thay đổi tuổi thọ của mỗi người. Nếu chỉ đơn thuần duy trì nhịp tim bình thường, nhưng lại không thích thể thao, luôn có những cảm xúc tiêu cực, hút thuốc và uống rượu, ăn uống không đúng cách, làm việc không điều độ và ít nghỉ ngơi cũng sẽ gây hại cho cơ thể, cuối cùng là rút ngắn tuổi thọ của con người.

Do đó, khi đạt được mục tiêu kéo dài tuổi thọ, đừng chỉ tập trung vào sự thay đổi của nhịp tim, các khía cạnh khác cũng phải được quan tâm.

Ai sống lâu hơn, người có nhịp tim 60 hay người có nhịp tim 80?   - Ảnh 5.

Làm thế nào để duy trì nhịp tim ổn định?

1. Kiểm soát cảm xúc

Nếu muốn duy trì nhịp tim ổn định, điều quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát tốt cảm xúc của mình.

Hiện nay rất nhiều người thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, trầm cảm lâu ngày hoặc luôn trong trạng thái lo lắng căng thẳng. Việc đó sẽ kích thích cơ thể, làm thay đổi nhịp tim. Vì vậy, cần luôn bình tĩnh ứng phó với những điều bạn gặp phải trong cuộc sống, đề phòng sự kiêu ngạo và nóng nảy sẽ không chỉ giúp bạn tránh xa các vấn đề về sức khỏe tâm thần mà còn bảo vệ trái tim và ổn định huyết áp.

Ai sống lâu hơn, người có nhịp tim 60 hay người có nhịp tim 80?   - Ảnh 6.

2. Tập thể dục lành mạnh

Hầu hết những người có nhịp tim ổn định sẽ kiên trì tập thể dục. Việc này giúp bạn có thể tăng dung tích phổi, cải thiện tuần hoàn và trao đổi chất của cơ thể, cải thiện khả năng co bóp của cơ tim, từ đó có một trái tim khỏe hơn.

Khi chức năng tim tốt, tuần hoàn các bộ phận khác bình thường khi đủ năng lượng, nhịp tim sẽ tương đối ổn định. Vì vậy đừng lười vận động trong thời gian dài để có một trái tim khỏe mạnh.

Mời bạn xem video đang được quan tâm:

5 loại thực phẩm có thể thoải mái ăn mà không lo tăng cân

Mỗi ngày ăn ít nhất 3 đến 5 màu thực phẩm này để sống thọ và khỏe mạnh hơnMỗi ngày ăn ít nhất 3 đến 5 màu thực phẩm này để sống thọ và khỏe mạnh hơn

GĐXH - Các trái cây, rau củ quả giàu chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể điều chỉnh khả năng miễn dịch, đồng thời có thể chống lão hóa và ung thư.

Mai Anh (theo ABLW)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 16 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 17 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top