Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mưa nắng thất thường, làm gì để trẻ không mắc bệnh

Thứ sáu, 20:16 25/11/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, khi trẻ bị ốm, sức khỏe yếu dần dễ rơi vào tình trạng kén ăn, thiếu dinh dưỡng và tái phát bệnh. Một vòng luẩn quẩn được lặp lại khiến cho tình trạng trẻ ốm kéo dài, thậm chí gặp biến chứng nhiều hơn.

Báo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì 'nợ miễn dịch' hậu COVID-19Báo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì "nợ miễn dịch" hậu COVID-19

GiadinhNet - "Nợ miễn dịch" hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…) khiến các cơ sở khám chữa bệnh Nhi khoa trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải.

Thời gian gần đây, thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển và tấn công hệ miễn dịch của con người nhất là đối với những đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ.

Đặc biệt, mưa ẩm kèm ô nhiễm không khí như hiện tại, nguy cơ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và lây lan cúm mùa ngày càng tăng. Điều đáng nói, trẻ ốm liên miên cũng khiến cuộc sống của nhiều gia đình trở nên xáo trộn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của nhiều bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh đang có con ở lứa tuổi đi học mẫu giáo.

Nhiều mẹ trắng đêm chăm con ốm liên miên, chuyên gia mách cách tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ - Ảnh 2.

Thời tiết thay đổi thất thường, nhiều trẻ ốm liên miên. Ảnh minh họa

Gia đình ca sĩ Hồ Ngọc Hà là một ví dụ. Được biết, khoảng thời gian vừa qua, cặp sinh đôi nhà Hà Hồ là bé Lisa và Leon cũng "lũ lượt rủ nhau ốm" khiến nữ ca sĩ nhiều lần phải đăng tải dòng trạng thái đầy lo lắng trên facebook cá nhân đồng thời gửi lời khuyên tới các bà mẹ trong việc chăm con ốm mùa dịch bệnh.

Tương tự, nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh mới đây cũng phải đăng đàn giữa đêm buồn bã chia sẻ chuyện hai con lớn bị cảm, sổ mũi, sau đó, lây sang cho em út mới sinh được vài tháng khiến cô vô cùng lo lắng vì con út còn quá nhỏ. Cô cũng chia sẻ, nhiều đêm con ốm, bản thân phải thức trắng chăm con.

Tăng đề kháng cho trẻ chống lại dịch bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, đối với trẻ nhỏ, dinh dưỡng đóng vai trò "chìa khóa" quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch. 

Các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ, trong đó, sắt và kẽm vừa là thành phần vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Thông thường khi trẻ bị ốm sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp và tư vấn bổ sung kẽm, sắt khi bé khỏi bệnh sau 7 ngày. Bởi khi trẻ bị bệnh, virus vi khuẩn sẽ lấy sắt và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để sinh sôi và phát triển nên cơ thể trẻ sẽ bị thiếu hụt các nguyên tố vi lượng này. 

Trong khi đó, theo nghiên cứu, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bằng sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu như siro. Và nên chọn loại siro có thành phần hữu cơ, có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ ngang bằng nhau sẽ giúp sắt và kẽm hấp thu được tối ưu.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý, việc bổ sung kẽm và sắt chỉ thực sự tốt và có chất lượng khi trẻ đã khỏi bệnh từ 7-10 ngày. Trong khoảng thời gian trẻ còn đang bị bệnh không nên bổ sung vì sẽ kém hiệu quả hơn. 

Ngoài việc bổ sung sắt, kẽm qua đường uống, bố mẹ nên có chế độ dinh dưỡng đa dạng cho con. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt bò, trứng, hàu, sò, ghẹ và một số loại rau lá xanh như rau cải, hay các loại quả có màu cam, vàng như cam bưởi giàu vitamin C để tăng hấp thu kẽm và sắt.... 

Hơn nữa, tăng cường giúp trẻ vui chơi ngoài trời. Cách tốt nhất để tăng sức đề kháng cho trẻ là giúp trẻ vui chơi khi có thể và hạn chế thời gian xem tivi, điện thoại, ipad của trẻ dưới 1 tiếng mỗi ngày (đối với trẻ từ 2-6 tuổi). 

Cụ thể, các hoạt động vui chơi của trẻ dưới 6 tuổi nên hướng đến sự năng động như đi bộ công viên, các trò chơi ngoài trời, ném bắt bóng, nhảy dây. Điều này không chỉ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn, mà còn giúp giảm thời gian thụ động của bé.

Đồng thời, nên cho trẻ ngủ đủ giấc bởi giấc ngủ không tốt cũng có thể làm yếu cả hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm con dễ bị bệnh hay viêm nhiễm hơn. Bố mẹ có thể vui chơi nhẹ nhàng với con trước giờ đi ngủ hoặc cùng nhau đọc sách, kể chuyện, ôn lại bài cũ … để con dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, có một giấc ngủ chất lượng.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Những dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà nhiều người bỏ qua

Những dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà nhiều người bỏ qua

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Lưỡi – cơ quan tưởng chừng đơn giản chỉ giúp ta cảm nhận vị giác lại là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của cơ thể. Thế nhưng, không ít người chỉ chú ý đến răng miệng mà bỏ qua những thay đổi ở lưỡi, dù đó có thể là tín hiệu sớm của nhiều bệnh lý đáng lo ngại.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Nếu da khô, bong tróc, cẩn thận dấu hiệu của suy giáp và 5 dấu hiệu bất thường trên da cảnh báo sức khỏe

Nếu da khô, bong tróc, cẩn thận dấu hiệu của suy giáp và 5 dấu hiệu bất thường trên da cảnh báo sức khỏe

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Da không chỉ để đẹp – Những thay đổi trên da cảnh báo sớm vấn đề sức khỏe bạn chớ nên xem nhẹ

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa

Y tế - 9 giờ trước

Các bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sốt cao 2 ngày không rõ nguyên nhân, bé trai 11 tháng tuổi được các bác sĩ phát hiện dương tính với virus sởi.

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ nhận định, đây là tình trạng tối cấp trong sản khoa, đặc biệt nguy hiểm khi ngôi thai chưa lọt, vỡ ối, tử cung co chặt; sa dây rau khiến thai nhi bị chèn ép, gây thiếu oxy nặng cho thai nhi.

Top