Nam thanh niên 17 tuổi nhập viện do điều trị sởi sai cách, bác sĩ chỉ rõ sai lầm gây biến chứng nguy hiểm
GĐXH – Theo các bác sĩ, trong một số trường hợp, trẻ mắc sởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Mới đây, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 17 tuổi (ở Đông Triều, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm nghiêm trọng sau khi tự điều trị bệnh tại nhà.
Gia đình bệnh nhân cho biết, trước đó khoảng 10 ngày, người bệnh có xuất hiện các triệu chứng sốt, nổi ban đỏ toàn thân nghi là mắc bệnh sởi. Tuy nhiên thay vì đến cơ sở y tế thăm khám, người nhà lại tự mua các loại thuốc nam về cho bệnh nhân uống, lá thảo dược để tắm và bôi thuốc xanh methylen.

Tình trạng bong tróc da của bệnh nhân khi nhập viện. Ảnh: BVCC.
Song tình trạng bệnh không đỡ, các ban phát triển nhiều, xuất hiện các nốt phỏng nước toàn thân, nhiều mảng trượt da, bong vảy. Lúc này gia đình mới người bệnh đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Người bệnh được điều trị kháng sinh kết hợp chăm sóc da tổn thương. Hiện sức khỏe người bệnh ổn định và đã được xuất viện.
Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do điều trị bệnh sởi sai cách. Trước đó, tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước cũng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện do biến chứng của bệnh sởi do sai lầm trong chăm sóc và việc tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý với bệnh sởi ở trẻ
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Đôi khi bệnh có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của người bệnh.
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Một số nhóm có nguy cơ cao mắc sởi là: Trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh; trẻ đã tiêm vaccine nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch; người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine trước đây.
Các triệu chứng điển hình khi mắc sởi:
Bệnh sởi thường diễn biến qua 4 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 7 đến 21 ngày, trung bình là 10 – 14 ngày.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) từ 2-4 ngày. Trẻ thường có biểu hiện sốt cao, sốt liên tục ≥ 39 độ C; viêm long đường hô hấp trên; viêm kết mạc, mắt đỏ có gỉ mắt hoặc sưng nề mí mắt; chảy nước mũi, hắt hơi; ho, ho nhiều, khàn tiếng.
Giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện ban. Ban mọc theo thứ tự từ sau tai, gáy, trán, mặt, thân mình, chân. Đặc điểm ban sởi là không ngứa, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì mất.
Đến giai đoạn lui bệnh, ban nhạt màu dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ mắc sởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; viêm não, viêm màng não; viêm tai giữa, viêm loét ruột, viêm loét giác mạc; suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.
Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc sởi
Đưa trẻ đi viện muộn: Một số trường hợp trẻ mắc sởi có những dấu hiệu điển hình như sốt cao, ho, chảy nước mũi, phát ban nhưng bố mẹ nghĩ trẻ bị phát ban thông thường nên chủ quan tự điều trị tại nhà. Đến khi trẻ có biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi mới cho trẻ đi viện khiến việc điều trị kéo dài, gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Tự ý cho trẻ uống thuốc: Khi thấy con mắc sởi, không ít bố mẹ tự mua thuốc kháng sinh cho con uống mà không theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong khi đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia, kháng sinh không có tác dụng đối với virus và việc lạm dụng kháng sinh có thể gây hại cho gan, thận của trẻ.
Kiêng khem quá mức cho trẻ: Việc kiêng kỵ cho trẻ bị mắc bệnh sởi ở trong phòng kín, không mở cửa sổ, không tắm cho trẻ khiến trẻ có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn làm bệnh lâu khỏi hơn.
Bôi, đắp các loại lá khi con bị sởi: Việc đắp lá hoặc các bài thuốc dân gian lên da trẻ khiến vùng da đang bị tổn thương dễ bị vi khuẩn tấn công, gây bội nhiễm da của trẻ.

Trong một số trường hợp, trẻ mắc sởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Cách chăm sóc trẻ mắc sởi đúng cách tại nhà
- Cách ly trẻ bị bệnh tại phòng riêng, phòng đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời, mở cửa nơi có ánh nắng mặt trời vào khung giờ 10h – 16h hàng ngày.
- Vệ sinh phòng trẻ hàng ngày, vệ sinh bề mặt bàn tủ để vật dụng chăm sóc trẻ bằng dung dịch sát khuẩn bề mặt.
- Người chăm sóc trẻ: luôn luôn đeo khẩu trang trong quá trình chăm sóc trẻ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi pha sữa, cho trẻ ăn, vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ và sau khi thay bỉm,…
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ, dùng hạ sốt paracetamol khi trẻ sốt ≥ 38,5 độ C hoặc ≥ 38 độ C (với trẻ có tiền sử co giật) với liều từ 10-15mg/kg cách 4-6 giờ.
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ hàng ngày.
- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm kín, tránh gió lùa.
- Không tự ý bôi các sản phẩm dưỡng da không rõ thành phần lên da trẻ.
- Tăng cường dinh dưỡng: Tích cực bú mẹ với trẻ còn đang bú mẹ, cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Tích cực bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin A như: lươn, trứng, cá, sữa, các loại rau quả có màu đỏ, vàng hoặc cam,…
- Uống thuốc theo đơn và tái khám theo hẹn của bác sĩ.

Cảnh báo: Loại giấy này tuyệt đối không được tiếp xúc với thực phẩm! Hàng triệu người đang vô tình sử dụng sai
Sống khỏe - 2 giờ trướcThay vì sử dụng giấy bếp không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng nên ưu tiên các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì.

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi hoàn tất điều trị ung thư thực quản với kết quả khả quan, người bệnh đã không tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

1 thay đổi nhỏ ở ngón tay có thể là dấu hiệu sớm của ung thư phổi: Người hút thuốc lá cần kiểm tra ngay
Sống khỏe - 5 giờ trướcCác chuyên gia y tế cho rằng đây là dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư phổi mà mọi người nên chú ý.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền cực giàu canxi, được ví 'kho báu thiên nhiên', người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Tép được ví là "kho báu thiên nhiên", đây là nguồn canxi và protein dồi dào đem đến hiệu quả trong việc cung cấp dưỡng chất đối với cơ thể.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Nắng nóng kéo dài, cảnh giác với cơn đột quỵ ập đến bất ngờ
Sống khỏe - 19 giờ trướcĐột quỵ không chỉ ập đến bất ngờ trong vài giờ tiếp xúc với nắng nóng, mà còn âm thầm tích tụ và "lớn dần" trong nhiều ngày sau đó.

4 cách để ăn đồ ăn thừa trữ trong tủ lạnh vừa an toàn vừa tiết kiệm
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Mỗi khi nhìn thấy thức ăn còn thừa trong tủ lạnh, nhiều người thường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Bỏ đi thì tiếc, ăn thì lo".

Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần tại y tế cơ sở: Hướng tới chính sách phát triển bền vững
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Hội thảo "Lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần vào y tế cơ sở" tập trung trao đổi các giải pháp thực tiễn nhằm tích hợp dịch vụ sức khỏe tâm thần vào hệ thống y tế cơ sở, góp phần xây dựng chính sách lâu dài và bền vững.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.