Nếu trung thực với bản thân, mình đã khóc
Giadinh.net - "Biệt động Sài Gòn” - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam - mình đã xem không biết bao nhiêu lần, nhưng đến bây giờ xem lại vẫn không thấy chán.
>>Bí mật hậu trường phim "Biệt động Sài Gòn"
Mình xem bộ phim này lần đầu tiên từ hồi còn bé xíu, không nhớ được là mấy tuổi nữa. Mình thích nó đến nỗi thuộc từng lời thoại, nhớ từng chi tiết diễn biến của phim.
Ấy thế mà năm nay khi xem lại, mình có những cảm xúc lạ lùng mà trước đây mình chưa bao giờ cảm thấy. Nếu trung thực với bản thân, và buông mình theo cảm xúc, chắc chắn mình đã khóc như mưa như gió.
Nhưng vì lúc xem có mọi người xung quanh, mình đã phải hết sức kiềm chế, nuốt nước mắt vào trong, để cuối cùng nó biến thành một cục nghẹn và một sự ám ảnh suốt mấy ngày liền, đến mức bây giờ mình có nhu cầu phải viết ra.
Kể ra thì cũng hơi lạ nhỉ - thời buổi hiện đại này xem “Biệt động Sài Gòn” mà lại chảy nước mắt được, mặc dù mình hoàn toàn không phải là đứa dễ khóc khi xem phim. Mình nghĩ xưa nay, có một số rất ít những bộ phim làm mình thực sự nghẹn ngào kiểu như thế này là “Ghost” (Hồn ma) hay là “Life is Beautiful” (Cuộc sống tươi đẹp).
Xem lại những thước phim cũ, mình kinh ngạc nhận ra...
Cảm xúc của mình hết sức lẫn lộn, do nhiều nguyên nhân. Trước hết, đã từ lâu rồi mình hầu như đoạn tuyệt với phim Việt Nam, không phải vì sính ngoại, mà vì nhiều phim Việt Nam bây giờ quá dở, khi mà diễn viên đóng còn kém cả diễn viên kịch nói, còn đạo diễn thì quá dễ dãi, cốt truyện thì câu khách rẻ tiền, coi thường khán giả.
Với một tinh thần chống đối phim Việt Nam thời hiện đại đến thế, thì khi xem lại những thước phim cũ này, mình kinh ngạc nhận ra trước kia người ta đã làm phim một cách có lương tâm đến mức như thế nào.
Hồi còn nhỏ, mình xem rất nhiều phim Việt Nam trong đó có “Ván bài lật ngửa” và “Biệt động Sài Gòn” này, mình thấy phim nào cũng hay và hoành tráng và vì nhiều phim hay như thế, mình coi sự xuất sắc của chúng là đương nhiên. Còn bây giờ, trong bối cảnh điện ảnh hiện nay của nước nhà, cảm xúc của mình đã đổi thay ở chỗ, thay vì coi những bộ phim này hay là đương nhiên, thì mình bắt đầu cảm thấy vô cùng “cảm kích” trước những nỗ lực mà các nhà làm phim đã bỏ vào một bộ phim như “Biệt động Sài Gòn”.
Bộ phim này của đạo diễn NSƯT Long Vân, đã phải quay trong 3-4 năm mới xong, và các diễn viên miền Bắc có mặt trong bộ phim đã phải mang theo cả gia đình vào trong Nam cho đến khi quay xong.
Không thừa, không thiếu, không khiên cưỡng
Về mặt diễn viên, phim đã quy tụ một dàn diễn viên gạo cội thời ấy: Quang Thái (Tư Chung), Hà Xuyên (Ngọc Mai), Thanh Loan (Nicô Huyền Trang), Thương Tín (Sáu Tâm), Thúy An (Ngọc Lan), Bùi Cường (K9), Robert Hải (Michael) và một diễn viên lai nữa đóng vai đại tá Cordel làm mình vô cùng ấn tượng, và cả một diễn viên nữa đóng vai Sông, tên sỹ quan Ngụy, v.v...
Còn vô số các diễn viên đóng vai phụ và các diễn viên quần chúng khác nữa nhưng để lại cho mình ấn tượng sâu sắc không kém như là cô bé bán báo, cậu bé 16 tuổi chỉ xuất hiện trong có mấy cảnh cuối của bộ phim, hay chỉ đơn giản là mấy tên lính ngụy đi đi lại lại hò hét vài câu.
Tất cả những diễn viên này, dù chính dù phụ, dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đều đã thể hiện rất đồng đều trình độ diễn xuất của mình, chứ không như trong nhiều phim Việt Nam hiện nay, các diễn viên giỏi đóng chung với các diễn viên chuyên nghiệp và nghiệp dư trình độ i tờ khiến người xem xốn hết cả con mắt khi thấy trình độ diễn xuất của họ quá “vênh” so với nhau.
Trước kia, khi xem “Biệt động Sài Gòn” mình chỉ thích thú theo dõi diễn biến của phim với những tình tiết hồi hộp, thì bây giờ mình “soi” vào từng chi tiết để xem thái độ của đạo diễn hay diễn viên đối với bộ phim là như thế nào.
Cứ mỗi chi tiết qua đi, mình lại càng thêm thán phục và xúc động trước tài năng và tâm huyết của toàn bộ ê kíp làm bộ phim này. Mỗi chi tiết, mỗi lời thoại, mỗi ánh mắt nhìn, mỗi giọt nước mắt, mỗi sự xuất hiện của diễn viên đều là vừa đủ như cần phải như thế, không thừa, không thiếu, không khiên cưỡng.
Có rất nhiều trường đoạn trong bộ phim để lại dấu ấn khó quên đối với mình như đoạn Sáu Tâm đặt quả bom trong khách sạn Caravelle nhưng quên hẹn giờ nên phải quay lại kiểm tra, và đến khi trở về với Ngọc Lan từ khách sạn, vừa đến bên gốc dừa thì anh đã khuỵu xuống khi nghe tiếng bom nổ từ phía khách sạn; đoạn Huyền Trang bị tra tấn trên ghế điện; hay trong loạt cảnh cuối của bộ phim cậu bé 16 tuổi đã hy sinh như thế nào...
Đoạn kết trên cả tuyệt vời
Thế nhưng đáng nói nhất phải là đoạn kết của bộ phim, khi những tên lính Mỹ đã phải lên máy bay rời Việt Nam vào năm 1973. Ngày xưa khi xem đến đoạn này, mình chỉ cảm thấy hết sức vui mừng là cuối cùng Tư Chung và Ngọc Mai đã xuất hiện bên nhau trở lại trong tư thế oai phong đến như vậy, hay là cuối cùng thì chúng ta đã chiến thắng và giặc Mỹ đã phải cuốn gói. Nhưng bây giờ, ấn tượng của mình về đoạn kết khác hẳn. Cùng với niềm vui chiến thắng là một nỗi buồn tê tái khiến mình muốn rơi nước mắt – nỗi buồn chiến tranh.
Toàn bộ cảnh cuối bên máy bay hầu như không có lời thoại – tất cả chỉ được khắc họa bằng tâm trạng của các nhân vật. Hai tuyến nhân vật chính đại diện cho cuộc chiến này đã xuất hiện trong cảnh này – một bên là Tư Chung và Ngọc Mai, còn một bên là Michael, Cordel và Sông.
Mình tưởng tượng, giả sử đạo diễn tồi, thì hẳn đã cho Tư Chung và Ngọc Mai thể hiện một niềm hân hoan trên khuôn mặt và sự nhục nhã thì dành cho 3 người đại diện cho Mỹ kia.
Thế nhưng không – tất cả những gì mình nhìn thấy trên khuôn mặt Michael, Cordel và Sông chỉ là một sự kinh ngạc không thể diễn tả bằng lời: Họ đã không hiểu tại sao Tư Chung và Ngọc Mai đã thoát khỏi mọi sự nghi ngờ của họ để trở về hôm nay với tư cách là người chiến thắng, và họ đã không thể hiểu nổi tại sao người Việt Nam đã chiến thắng.
Còn trên khuôn mặt của Tư Chung và Ngọc Mai, mình chỉ có thể nhận thấy một nỗi gì đó cũng không thể diễn tả lại bằng lời.
Thật là tài tình – cả đạo diễn lẫn diễn viên. Mình không thể nhớ được một bộ phim Việt Nam nào gần đây mà trong đó các diễn viên có thể biểu cảm đến mức ấy mà không cần dùng đến lời thoại, thậm chí không cần dùng cả đến bất cứ một biểu hiện nào của cơ thể ngoài ánh nhìn và cảm xúc trên khuôn mặt.
Theo đánh giá thiển cận cá nhân của mình, “Biệt động Sài Gòn” xứng đáng ngang tầm với những bộ phim đoạt giải Oscar của thế giới. Đây là bộ phim nhựa màu đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Bản thân diễn viên Thanh Loan sau bộ phim này hầu như không đóng phim nữa vì thấy không có một kịch bản nào có thể vượt qua được “Biệt động Sài Gòn”, và chị cũng tự cảm thấy các vai diễn khác nếu có sẽ khó lòng vượt qua vai Ni cô Huyền Trang của mình.
Bao giờ cho đến “ngày xưa”, điện ảnh Việt Nam???
An An

Món quà đặc biệt MC Hồng Phúc VTV dành tặng 2 con
Câu chuyện văn hóa - 28 phút trướcMC Hồng Phúc cho biết vì 2 con thi đậu trường công lên lớp 10 và lớp 6 nên anh thực hiện lời hứa tặng món quà là đưa các con du lịch tại Mỹ.

Gia thế nữ quân nhân gốc Hà Nội đăng quang Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2024
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Bố của Á hậu Châu Anh là Đại tá quân đội. Ông từng e ngại con gái thi sắc đẹp nhưng cũng mong muốn con gái có thể lan tỏa hình ảnh nữ quân nhân bản lĩnh khi tham gia cuộc thi.

Bất ngờ chuyện tình yêu của Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2024
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2024 có câu trả lời thú vị khi được hỏi về chuyện tình cảm.

Diện mạo tuổi 23 con gái lớn của Á hậu Trịnh Kim Chi và đại gia Trấn Phương
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Khánh Ngân - con gái lớn của Á hậu Trịnh Kim Chi và đại gia Trấn Phương, thừa hưởng ngoại hình từ mẹ nhưng theo học ngành hàng không.

Lương Thu Trang - Duy Hưng hiểu nhau qua ánh mắt, nhận cái tát váng đầu khi đóng 'Dịu dàng màu nắng'
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên diễn chung cặp vợ chồng, cả Lương Thu Trang và Duy Hưng tỏ ra ăn ý, hiểu nhau từng ánh mắt và có nhiều cảnh quay đáng nhớ trong "Dịu dàng màu nắng".

Gia thế ít biết của nữ ca sĩ Việt Nam giành chiến thắng trong 'Sing! Asia' 2025
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - Phương Mỹ Chi mới đây đã giành chiến thắng ở vòng Tứ kết trong cuộc thi "Sing! Asia" 2025. Chiến thắng thuyết phục này của Phương Mỹ Chi khiến cô được chú ý...

'Mặt trời lạnh' tập mới nhất: Mai Ly bẽ bàng khi bị Sơn Dương từ chối tình cảm
Xem - nghe - đọc - 6 giờ trướcGĐXH - Tập 13 "Mặt trời lạnh" đã được phát sóng, Sơn Dương bày tỏ quan điểm không muốn tiến xa với Mai Ly và phần nào rõ hơn về nguyên nhân cái chết của anh trai.

Một năm sau ngày cưới thiếu gia ngành nhựa, nàng thơ phim Victor Vũ có cuộc sống ra sao?
Giải trí - 8 giờ trướcGĐXH - Midu- nữ chính trong "Thiên mệnh anh hùng" của đạo diễn Victor Vũ cách đây 14 năm đã có cuộc sống bình yên bên thiếu gia ngành nhựa. Sau một năm kết hôn, cô vẫn nói những lời yêu nồng nàn...

'Dịu dàng màu nắng' mới nhất (tập 21): Thành bị Phong vạch mặt gây ra phá hoại trong công ty
Xem - nghe - đọc - 8 giờ trướcGĐXH - Trong "Dịu dàng màu nắng" tập 21, kế hoạch phá hoại của Tuyết và Thành đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì bị sếp Phong lật tẩy.

'Nữ hoàng vai phụ' phim Việt giờ mắc nhiều bệnh, suốt 10 năm chưa bước ra đường
Câu chuyện văn hóa - 9 giờ trướcTừng là gương mặt quen thuộc trong các bộ phim truyền hình, song nữ nghệ sĩ này vắng bóng suốt nhiều năm qua vì bệnh nặng.

Điểm hẹn tài năng: Giám khảo và Hội đồng chuyên môn nhận xét gì về top 4?
Giải tríGĐXH - Ban giám khảo và Hội đồng chuyên môn chính thức lên tiếng về top 4 thí sinh xuất sắc nhất Chung kết Điểm hẹn tài năng 2025 vừa diễn ra.