Người đàn ông đối diện 'cửa tử' vì chủ quan với căn bệnh nguy hiểm, thường gia tăng trong mùa lạnh
GĐXH - Theo các bác sĩ, tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Đáng chú ý, tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng kéo theo thực trạng đột quỵ đang trẻ hóa. Đây là một thực tế rất đáng báo động hiện nay.
Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ
Mới đây, Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân nam, 31 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê, đặt ống nội khí quản và huyết áp liên tục tăng cao 180/100 mmHg. Tình trạng huyết áp không giảm ngay cả khi đã được sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch.
Theo lời kể người nhà, bệnh nhân có tiền sử chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp từ năm 2020. Khi điều trị ổn định, bệnh nhân được cho về nhà dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp.
Sau một thời gian bệnh nhân thấy huyết áp bình thường, chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuốc không điều trị. Bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc lá, bia, rượu.
Theo BSCKII. Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, khi tiếp nhận bệnh nhân nhập viện, huyết áp của người bệnh liên tục tăng cao. Kết quả chụp phim cho thấy, bệnh nhân tiếp tục chảy máu não bên đối diện, bên phải và lần này thể tích lớn hơn và có máu trong não thất.
Qua hội chẩn các chuyên khoa, bệnh nhân khó có thể tiến hành phẫu thuật do đã chảy máu cả 2 bên não và hôn mê sâu. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục điều trị hồi sức nội khoa. Tại đây, bệnh nhân liên tục sốt cao, ý thức chậm, hôn mê, không cai được thở máy, tiên lượng nặng.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tăng huyết áp là căn nguyên chiếm tới 80 - 85% số ca chảy máu não, còn 15 - 20% chảy máu não thứ phát do vỡ dị dạng mạch máu, u não, viêm mạch…
Đáng chú ý, tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng kéo theo thực trạng đột quỵ đang trẻ hóa. Đây là một thực tế rất đáng báo động hiện nay.
Thận trọng nguy cơ tăng huyết áp trong mùa lạnh
Theo TS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.
Theo đó, thời tiết lạnh làm tăng tiết các Catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Trong khi đó, đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
Theo TS Ngô Tuấn Anh, với người cao tuổi, huyết áp thường không quá 140/90 mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa. Nếu huyết áp tối đa quá 180 mmHg là điều rất đáng lo ngại.
"Nhiều người có tiền sử cao huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong. Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm", TS Tuấn Anh nhấn mạnh.
Cách kiểm soát tăng huyết áp
Theo các chuyên gia, để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, nhất là trong mùa lạnh, người bệnh cần thực hiện một số khuyến cáo sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh để tránh bị tăng huyết áp: Ăn nhạt dưới 5g muối mỗi ngày, ăn tăng cường rau xanh và trái cây, ăn đủ chất và giàu năng lượng. Bên cạnh đó cần uống đủ nước, nên uống nước ấm và uống nhiều lần trong ngày. Người bệnh không nên để tình trạng khát mới uống nước.
- Kiêng rượu bia, bởi vì khi uống rượu/bia các mạch máu sẽ giãn ra và nếu ra ngoài gặp thời tiết lạnh sẽ làm co mạch gây các cơn tăng huyết áp dễ dẫn đến đột quỵ não. Bên cạnh đó nên hạn chế sử dụng các chất kích thích gây tăng nhịp tim đồng thời nên bỏ thuốc lá, thư giãn và tránh stress. Người bệnh nên ngủ đủ giấc 7-8h/ngày và lưu ý ngủ trong phòng đủ ấm đảm bảo nhiệt độ trên 20 độ C.
- Giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột: Người dân, nhất là người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành cần giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh. Tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh.
Với người cao tuổi, khi có cơn tăng huyết áp, không nên giảm huyết áp quá nhanh, sẽ rất nguy hiểm do sự phản ứng của mạch máu ở người già không tốt, nếu giảm huyết áp quá nhanh, cơ thể sẽ không thích ứng được sẽ xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
- Uống thuốc theo đúng chỉ định: Những bệnh nhân bị tăng huyết áp, nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và có theo dõi của nhân viên y tế.
Nữ sinh giỏi đột quỵ, qua đời tuổi 17 vì áp lực thi cử, ngủ 4 tiếng/ngày
Sống khỏe - 9 giờ trướcÁp lực thi cử chỉ ngủ 4 tiếng/ngày, nữ sinh Thẩm Huệ Di (17 tuổi), học sinh Trường SMK Yong Peng (Malaysia) đột quỵ qua đời ở tuổi 17.
Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì?
Sống khỏe - 12 giờ trướcViệc thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, sức khỏe suy giảm, nhưng làm sao biết cơ thể thiếu chất gì để bổ sung?
Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời?
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH – Hiện tại, nghệ sĩ Thương Tín phải ngồi xe lăn do chân phải gặp biến chứng teo cơ, không thể duỗi thẳng sau tai nạn vỡ xương bánh chè; chân trái bị viêm khớp gối nặng.
Tuổi 25 cần những loại vitamin nào?
Sống khỏe - 13 giờ trướcVitamin có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mức năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho da, tóc và xương khỏe mạnh. Vậy lứa tuổi 25 cần những loại vitamin nào?
Nam giới sau tuổi 30 cần loại thực phẩm bổ sung nào?
Sống khỏe - 17 giờ trướcDuy trì sức khỏe đòi hỏi một chế độ ăn uống cân bằng và một số thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống. Vậy những loại thực phẩm bổ sung nào có thể giúp nam giới sau 30 tuổi khỏe mạnh?
Em bé phồng rộp mặt, da chảy dịch vì tắm lá chữa viêm da cơ địa
Y tế - 18 giờ trướcBé N. (sinh năm 2023) bị viêm da cơ địa nhưng gia đình lại chữa bằng cách tắm lá khiến mặt phồng rộp, tình trạng viêm ngứa lan rộng, da chảy dịch.
6 dấu hiệu bất thường cảnh báo thiếu canxi
Sống khỏe - 20 giờ trướcThiếu canxi là nguyên nhân gây nên nhiều tình trạng sức khỏe như móng tay giòn, chuột rút cơ, loãng xương… thậm chí là gãy xương.
Sưởi ấm bằng than trong phòng ngủ, 2 người ở Phú Thọ thương vong
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Người dân phát hiện một lò than sưởi trong phòng ngủ. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên có thể do ngạt khí lò sưởi.
Loại rau mùa đông là 'báu vật sức khỏe' giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Rau thì là có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hôi miệng...
Người dân có thể dùng VNeID để mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Việc có thể mua thuốc trực tuyến từ VNeID sẽ đáp ứng được một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân, giúp cho việc mua và sử dụng thuốc trên môi trường điện tử được an toàn, minh bạch về giá cũng như nguồn gốc xuất xứ.
Người đàn ông 50 tuổi ở Phú Thọ bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng cho biết được chỉ định dùng thuốc điều trị hằng ngày, nhưng đã tự ý bỏ thuốc và thường xuyên uống rượu...