Những lưu ý quan trọng trong mùa dịch sởi, bố mẹ nên biết để bảo vệ con
GĐXH – Dù triệu chứng ban đầu của sởi gần giống cảm lạnh hoặc cúm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não thậm chí tử vong.
Dịch sởi có xu hướng gia tăng trên cả nước
Theo tin từ Sở Y tế TP.HCM, gần đây, số ca mắc bệnh sởi tại thành phố tăng mạnh, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ từ 11 đến 14 tuổi. Đáng chú ý, có một trẻ 12 tháng tuổi tử vong do mắc sởi.
Cụ thể, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 319 ca mắc sởi, tăng hơn 58% so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca nhập viện do bệnh sởi là 180, tăng gần 37%, trong khi số ca điều trị ngoại trú đạt 180, tăng gần 99%.
Tại Đồng Nai, theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến hết ngày 1/12, toàn tỉnh đã ghi nhận 3.336 ca mắc sởi, tăng 3.333 ca so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 2 ca tử vong, đều là trẻ em.
Theo nhận định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, số ca mắc sởi sẽ tiếp tục tăng cao, không chỉ ở TP.HCM mà nguy cơ bùng phát dịch còn có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác trên cả nước nếu vấn đề miễn dịch cộng đồng chưa được giải quyết.
Dù dịch sởi không "nóng" như ở các tỉnh phía Nam nhưng tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, bệnh sởi cũng có xu hướng gia tăng. Tại Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố, trong tuần từ ngày 22/11 đến 28/11, toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi. Số ca mắc sởi cộng dồn năm 2024 là 140 trường hợp tại 26 quận, huyện, không có trường hợp tử vong.
Còn tại Nghệ An, CDC tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận hàng trăm ca mắc bệnh sởi tản phát. Ca bệnh sởi được ghi nhận đầu tiên vào tháng 3 và có xu hướng tăng nhanh từ tháng 4 đến tháng 7. Số ca mắc giảm dần ở tháng 8 nhưng tăng nhanh trở lại từ tháng 9 đến nay.
Theo các chuyên gia, sởi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những người chưa tiêm phòng vaccine. Mặc dù triệu chứng ban đầu của sởi gần giống cảm lạnh hoặc cúm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, suy giảm miễn dịch kéo dài, thậm chí tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, một số triệu chứng điển hình của bệnh sởi cha mẹ cần lưu ý để phát hiện sớm bao gồm: Sốt cao; chảy nước mắt, nước mũi, ho khan, khàn tiếng; viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc.
Ban sởi thường mọc vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh theo thứ tự: mọc từ đầu, mặt, cổ, dần lan đến ngực, lưng, cánh tay, rồi đến bụng, mông, đùi, chân. Khi phát ban hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần, trẻ hết sốt và ban bắt đầu "bay".
Làm gì để bảo vệ trẻ trong mùa dịch sởi?
BS Lê Trương Tuyết Minh, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, trong mùa dịch sởi, việc bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, bố mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa chủ động cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như:
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường: Bệnh sởi lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và miệng của người bệnh. Do đó, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa sự lây lan.
+ Rửa tay thường xuyên: Dạy trẻ rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ho/hắt hơi. Việc rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và virus, giảm nguy cơ lây nhiễm.
+ Sử dụng khẩu trang: Trong mùa dịch, đặc biệt khi dịch bệnh đang bùng phát, khuyến khích trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến trường hoặc khi tiếp xúc với nhiều người. Điều này giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với virus qua không khí.
+ Khử trùng bề mặt: Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, đồ chơi, bàn học và điện thoại di động bằng các dung dịch sát khuẩn. Virus có thể tồn tại trên bề mặt trong vài giờ, vì vậy việc khử trùng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm gián tiếp.
- Tránh tụ tập đông người: Trong mùa dịch, hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể đông người là cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh sởi. Những nơi đông đúc như trung tâm thương mại, trường học, công viên hay khu vui chơi công cộng là những nơi có khả năng lây lan cao. Đặc biệt khi trong khu vực đang có nhiều ca mắc sởi, bố mẹ nên xem xét các biện pháp hạn chế tiếp xúc cho trẻ.
- Theo dõi sức khoẻ hàng ngày: Một trong những lưu ý quan trọng nhất là theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ mỗi ngày. Các dấu hiệu ban đầu của sởi thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, nhưng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng cần chú ý: Bố mẹ cần lưu ý các triệu chứng như sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ và đặc biệt là các nốt phát ban đỏ lan rộng từ mặt xuống toàn thân. Nếu trẻ có các triệu chứng này, hãy các ly trẻ khỏi những người xung quanh và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
- Chăm sóc dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch: Trong mùa dịch, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng là điều vô cùng quan trọng. Hệ miễn dịch mạnh sẽ giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật và nhanh chóng hồi phục nếu không may bị nhiễm sởi.
+ Chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, D và kẽm như cam, bưởi, rau xanh, cá, trứng để tăng cường hệ miễn dịch. Nước ép trái cây và các loại sinh tố tự nhiên cũng là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời cho trẻ.
+ Ngủ đủ giấc và vận động: Ngoài chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ đầy đủ và việc vận động hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của trẻ. Hãy khuyến khích trẻ ngủ đủ từ 8-10 tiếng mỗi ngày và dành thời gian vận động nhẹ nhàng tại nhà để duy trì sự linh hoạt của cơ thể.
- Tiêm phòng đúng lịch: Việc tiêm phòng vaccine là cách bảo vệ hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh sởi. Hãy kiểm tra lịch trình tiêm chủng của con, nếu trẻ chưa được tiêm phòng hãy đưa trẻ đi tiêm theo lịch trình khuyến nghị của bác sĩ.
Tiêm nhắc lại: Đảm bảo trẻ đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine MMR. Nếu trẻ đã tiêm liều đầu tiên mà chưa đến tuổi tiêm liều thứ hai, hãy lưu ý theo dõi lịch tiêm nhắc lại để đảm bảo trẻ được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh.
Tiêm phòng cho các thành viên khác trong gia đình: Đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng mắc sởi, việc tiêm vaccine cũng rất quan trọng để tạo thành "hàng rào miễn dịch" bảo vệ cả gia đình.
Nữ sinh giỏi đột quỵ, qua đời tuổi 17 vì áp lực thi cử, ngủ 4 tiếng/ngày
Sống khỏe - 8 giờ trướcÁp lực thi cử chỉ ngủ 4 tiếng/ngày, nữ sinh Thẩm Huệ Di (17 tuổi), học sinh Trường SMK Yong Peng (Malaysia) đột quỵ qua đời ở tuổi 17.
Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì?
Sống khỏe - 12 giờ trướcViệc thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, sức khỏe suy giảm, nhưng làm sao biết cơ thể thiếu chất gì để bổ sung?
Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời?
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH – Hiện tại, nghệ sĩ Thương Tín phải ngồi xe lăn do chân phải gặp biến chứng teo cơ, không thể duỗi thẳng sau tai nạn vỡ xương bánh chè; chân trái bị viêm khớp gối nặng.
Tuổi 25 cần những loại vitamin nào?
Sống khỏe - 13 giờ trướcVitamin có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mức năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho da, tóc và xương khỏe mạnh. Vậy lứa tuổi 25 cần những loại vitamin nào?
Nam giới sau tuổi 30 cần loại thực phẩm bổ sung nào?
Sống khỏe - 17 giờ trướcDuy trì sức khỏe đòi hỏi một chế độ ăn uống cân bằng và một số thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống. Vậy những loại thực phẩm bổ sung nào có thể giúp nam giới sau 30 tuổi khỏe mạnh?
Em bé phồng rộp mặt, da chảy dịch vì tắm lá chữa viêm da cơ địa
Y tế - 18 giờ trướcBé N. (sinh năm 2023) bị viêm da cơ địa nhưng gia đình lại chữa bằng cách tắm lá khiến mặt phồng rộp, tình trạng viêm ngứa lan rộng, da chảy dịch.
6 dấu hiệu bất thường cảnh báo thiếu canxi
Sống khỏe - 20 giờ trướcThiếu canxi là nguyên nhân gây nên nhiều tình trạng sức khỏe như móng tay giòn, chuột rút cơ, loãng xương… thậm chí là gãy xương.
Sưởi ấm bằng than trong phòng ngủ, 2 người ở Phú Thọ thương vong
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Người dân phát hiện một lò than sưởi trong phòng ngủ. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên có thể do ngạt khí lò sưởi.
Loại rau mùa đông là 'báu vật sức khỏe' giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Rau thì là có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hôi miệng...
Người dân có thể dùng VNeID để mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Việc có thể mua thuốc trực tuyến từ VNeID sẽ đáp ứng được một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân, giúp cho việc mua và sử dụng thuốc trên môi trường điện tử được an toàn, minh bạch về giá cũng như nguồn gốc xuất xứ.
Người đàn ông 50 tuổi ở Phú Thọ bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng cho biết được chỉ định dùng thuốc điều trị hằng ngày, nhưng đã tự ý bỏ thuốc và thường xuyên uống rượu...