Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 dấu hiệu 'lạ' này xuất hiện ở bàn chân, cảnh báo lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn

Thứ sáu, 09:50 24/03/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ "bật tín hiệu" cảnh báo. Bạn cần lưu ý khi 3 dấu hiệu này xuất hiện ở bàn chân để phòng ngừa bệnh.

6 thói quen đang làm hỏng thận của bạn, phần lớn mọi người đang mắc phải hàng ngày6 thói quen đang làm hỏng thận của bạn, phần lớn mọi người đang mắc phải hàng ngày

GĐXH - Nhiều người có thói quen sinh hoạt không tốt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Thức khuya, làm việc không điều độ khiến lượng đường trong máu tăng cao

Thiệu Hoa năm nay 24 tuổi, làm việc trong một công ty luật, rất đẹp trai. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã được đối tác nhận vào làm, còn đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức. Không ngờ anh đột nhiên bị đau ở chân không đi lại được, anh vội gọi điện thoại cho bạn đưa đến bệnh viện. Báo cáo kiểm tra cho thấy lượng đường trong máu lúc đói của Thiệu Hoa lên tới 11,6, đây đã là một bệnh tiểu đường điển hình khiến anh không thể chấp nhận được. 

Bạn bè và cha mẹ Thiệu Hoa cho biết thường xuyên thức khuya làm thêm giờ. Vì công việc này mà anh ấy thường cảm thấy kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần và luôn có tâm trạng không tốt.

3 dấu hiệu 'lạ' này thường xuyên xuất hiện ở bàn chân, cảnh báo lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn  - Ảnh 2.

Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng thức đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn so với người hoạt động sáng sớm. Thêm vào đó, những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc thức khuya như huyết áp, nồng độ đường huyết và cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

Bác sĩ cho biết, thức khuya sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nguyên nhân là do đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, gây rối loạn nội tiết và gây rối loạn thời gian trao đổi chất của cơ thể. Sau 11 giờ đêm, khả năng trao đổi chất của cơ thể là mạnh nhất. Tâm trạng không tốt sẽ kích thích thần kinh giao cảm, lâu dần sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

3 tình huống khiến lượng đường trong máu nhảy múa

Ngoài việc làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, tâm trạng không tốt, 3 tình huống sau đây cũng khiến lượng đường trong máu tăng.

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng

Đối với dân văn phòng, khối lượng công việc nhiều, thường xuyên phải uống rượu bia tiếp khách hàng. Việc ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia quá độ dường như là chuyện thường tình với họ. Điều này đã khiến chức năng của tuyến tụy của họ bị suy giảm. Dưới tác dụng kích thích của rượu bia, thuốc lá, đường huyết không tăng mới là lạ.

3 dấu hiệu 'lạ' này thường xuyên xuất hiện ở bàn chân, cảnh báo lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn  - Ảnh 4.

2. Thiếu vận động 

Khi đi học, nhà trường luôn bố trí các tiết thể dục hoặc thể dục giữa các tiết học, thực chất là để rèn luyện thể chất cho học sinh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu các em không vận động trong thời gian dài thì các chỉ số của cơ thể sẽ kém đi, tạo điều kiện cho bệnh tật xâm nhập. Thêm vào đó, việc năng lượng nạp vào cơ thể không thể tiêu hao hết dẫn đến béo phì, tăng đường huyết.

3 dấu hiệu 'lạ' này thường xuyên xuất hiện ở bàn chân, cảnh báo lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn  - Ảnh 5.

3. Sử dụng thuốc nội tiết bừa bãi khiến lượng đường trong máu tăng

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người bị ốm đau nhưng không thích đến bệnh viện vì sợ tốn tiền và mất thời gian. Do đó họ thường ra hiệu thuốc mua và uống loại thuốc mà họ nghĩ có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên việc tự ý kê đơn này thường dẫn đến tác hại, một số loại thuốc còn có thể phản tác dụng, khiến lượng đường trong máu tăng cao.

3 dấu hiệu 'lạ' này thường xuyên xuất hiện ở bàn chân, cảnh báo lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn  - Ảnh 6.

3 dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu cao, đừng bỏ qua

Một khi đường huyết tăng cao, trên bàn chân sẽ thường xuyên xuất hiện hiện tượng lạ. Nếu bạn kịp thời phát hiện và điều trị thì có thể ức chế đường huyết tăng cao. Những tín hiệu nhỏ này ở bàn chân có thể coi là "máy đo đường huyết" rất quan trọng, đừng bỏ qua.

3 dấu hiệu 'lạ' này thường xuyên xuất hiện ở bàn chân, cảnh báo lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn  - Ảnh 7.

Bàn chân "thối"

Nhiều người bị thối chân, họ lại cho rằng đó là mùi hôi do ra mồ hôi chân gây nên. Thực tế không phải vậy, một khi lượng đường trong máu tăng cao, nó sẽ gây kích ứng da, đồng thời một lượng lớn glucose tạo môi trường sống cho vi khuẩn, gây nhiễm trùng.

Ngứa chân - dấu hiệu lượng đường trong máu tăng

Dưới ảnh hưởng của lượng đường trong máu cao, sức đề kháng của da trở nên yếu, và các triệu chứng bất lợi khác nhau cũng sẽ xuất hiện. Đặc điểm rõ ràng là ngứa da không thể giải thích được trên nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân.

Do trong cơ thể bạn tích tụ một lượng lớn glucose nên đã gây kích ứng nhất định đối với mô da bên ngoài. Lúc này, chân bạn không chỉ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ mà còn cảm thấy rất ngứa. Dù bạn có gãi hay bôi thuốc mỡ cũng không bớt ngứa bởi loại ngứa này rất "cứng đầu".

 Lời cảnh báo được đưa ra đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường là nên kiểm soát lượng đường trong máu hợp lý để giảm bớt tình trạng ngứa nhiều nơi trên cơ thể.

Yếu chân

Sau khi làm việc quá sức, bạn thường cảm thấy mệt mỏi, bàn chân mềm nhũn. Thực tế lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể gây ra hiện tượng này, nhất là khi đi lên cầu thang, bạn sẽ cảm thấy rất vất vả và đôi chân không còn sức lực.

Lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể con người. Khi máu không lưu thông đến các tứ chi của cơ thể con người, các chi thường bị tê liệt do lượng máu cung cấp bị chậm lại.

3 dấu hiệu 'lạ' này thường xuyên xuất hiện ở bàn chân, cảnh báo lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn  - Ảnh 9.

Một số cách hạ đường huyết 

1. Thuốc uống

Những người không béo phì có thể dùng gliclazide, glimepiride và repaglinide để hạ đường huyết, và những người béo phì có thể dùng metformin, pioglitazone và acarbose để hạ đường huyết.

2. Ăn kiêng

Ăn kiêng là cách tốt hơn để kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân nhẹ có thể đạt được mục tiêu hạ đường huyết chỉ nhờ chế độ ăn hợp lý. Đối với bệnh nhân tăng đường huyết, không nên chọn thức ăn quá nhiều calo, miễn là đáp ứng được nhu cầu sinh lý của họ. Về tỷ lệ khẩu phần ăn, lương thực chủ yếu là rau, đạm và thịt mỗi loại nên chiếm 1/3.

3. Tập thể dục

Tăng cường vận động có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp hạ đường huyết. Việc tập luyện phải tuân theo nguyên tắc kiên trì, làm đến nơi đến chốn, từng bước một.

Mời bạn xem video đang được quan tâm:

Cắt bỏ tinh bột để giảm cân, cẩn thận giảm thọ

Không ăn hải sản, không uống bia vẫn mắc bệnh gút vì thứ đồ uống nhiều người vẫn dùng hàng ngàyKhông ăn hải sản, không uống bia vẫn mắc bệnh gút vì thứ đồ uống nhiều người vẫn dùng hàng ngày

GĐXH - Cậu thanh niên và cả gia đình đều sốc khi được bác sĩ kết luận là mắc bệnh gút, dù cậu không hề ăn uống những đồ mà được cho là dễ mắc bệnh này.

Mai Anh (theo ABLW)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top