5 mẹo hay giúp chị em sên mứt dừa thành công, vừa ngon lại kết tinh chuẩn cho ngày Tết
Cách làm mứt dừa tuy đơn giản nhưng cần có bí quyết để mứt khô ráo, kết tinh và không bị chảy nước.
1. Chọn dừa ngon để làm mứt
- Mứt dừa là món ăn ngon được nhiều người yêu thích dịp Tết. Dừa để làm mứt không thể nào là dừa cứng cạy hoặc là dừa quá non sẽ không thể nào làm được những mẻ mứt ngon, hấp dẫn.
- Loại dừa thường được chọn để làm mứt là dừa bánh tẻ. Đây là loại dừa có phần thịt bên trong không quá non và cũng không quá già mà có độ mềm, độ dẻo vừa phải. Khi sên thành mứt, dừa có độ cứng mềm vừa, ăn vào rất ngon.
- Chú ý khi chọn dừa cần quan sát mặt trong cùi dừa phải có màu trắng ngần và không được có màu trắng trong hay hơi ngà ngà đục màu. Với lớp vỏ lụa màu nâu bên ngoài (sau khi đã lột bỏ lớp vỏ màu xanh) có màu nâu nhạt.
- Có thể dùng móng tay và bấm thử vào dừa, nếu nhận thấy dừa có độ giòn và không dai thì đó là dừa tươi.
- Nếu không có dừa bánh tẻ, bạn có thể chọn những loại dừa khác nhưng cái dừa không được quá già hay quá non và cơm dừa phải dày mới làm được mứt nha.

2. Sơ chế dừa
- Sau khi dừa đã được tách hết lớp vỏ, bạn đem rửa sạch với nước. Nhớ đừng rửa quá kĩ mà chỉ nhúng sơ qua nước để trôi sạch hết các vết bẩn bám trên đó là được.
- Bạn dùng dao bào bào thành từng sợi dừa có độ mỏng vừa khoảng từ 1 đến 2mm. Không nên bào quá dày, khi thành phẩm sẽ không ngon và ăn rất dễ bị ngán.
- Vừa bào dừa vừa do vào thau nước ngâm để dừa không bị thâm đen. Rồi xả dừa nhiều lần với nước 3 đến 4 lần để bớt lượng dầu dừa. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình, bạn có thể rửa với nước ấm nha.
Ngâm đường, mẹo hay giúp mứt dừa vừa ngon lại kết tinh
Cách làm mứt dừa không bị chảy nước: Không phải lượng đường cho vào ngâm với dừa bao nhiêu cũng được mà nó cần có tỉ lệ gần như chuẩn xác. Đường ít quá không thể kết tinh, còn nhiều quá, đường sẽ kết tinh vón cục, vừa không đẹp mắt lại khiến mứt dừa bị cứng.
3. Ngâm đường
- Để đường có thể kết tinh chuẩn, với mỗi kg dừa đã nạo sợi xong thì cần ướp với khoảng 500g - 600g đường và ướp tầm 2 tiếng hoặc cho đến khi đường tan hoàn toàn sau đó mới đem sên mứt. Bạn có thể ngâm lâu hơn, cho đến khi cùi dừa có màu trong, không còn màu trắng là được.
- Riêng làm mứt dừa non thì 1kg cùi dừa ướp với 400g đường.
4. Tạo màu
Nếu muốn tạo màu cho mứt dừa, chị em tiến hành luôn trong quá trình ngâm với đường. Các loại nguyên liệu tạo màu tự nhiên cho mứt dừa sẽ gồm có lá dứa (màu xanh), màu vàng (chanh leo), màu cam (cà rốt, cam), màu tím (lá cẩm), màu nâu (cacao hoặc cà phê), màu đỏ (gấc)…
Cụ thể, lá dứa xay chung với nước để lọc lấy nước cốt rồi cho cùng vào với dừa, đường để ngâm. Còn cam vắt nước, cà rốt ép lấy nước, lá cẩm đun với nước để lấy nước cốt; cacao hay cà phê sữa hòa tan pha với chút nước, gấc nạo lấy thịt rồi xay cùng chút nước. Những nguyên liệu tạo màu này sau khi hoàn thành sẽ đem ngâm cùng dừa và đường.
Riêng với chanh leo, do nhiều người không biết đã xay tất cả lên rồi lọc lấy nước. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Vì khi hạt chanh leo vỡ ra, sẽ tạo ra chất keo làm mứt dừa bị dính, không thể kết tinh được. Do đó, khi lấy thịt chanh leo, chỉ lọc lấy nước rồi trộn cùng với dừa và đường để ngâm.



5. Sên mứt
Sên dừa là bước quan trọng để có được mứt ngon. Bạn chuẩn bị một chảo lớn, tốt nhất nên chọn chảo gang vì sẽ dễ sên hơn. Cho dừa ngâm đường vào chảo và bắt đầu sên ở lửa lớn đến khi nước đường sôi thì hạ nhỏ lửa.
Đảo dừa liên tục trong quá trình sên. Khi thấy nước đường bắt đầu kẹo lại, đảo nặng tay thì hạ xuống mức lửa nhỏ nhất và vẫn tiếp tục đảo đều tay để mứt không bị vón cục, mứt không bị cháy.
Khi đường bắt đầu kết tinh, bám trên dừa thì tắt bếp ngay và vẫn tiếp tục đảo đều dừa nhưng nhẹ tay để miếng mứt không bị đứt. Cứ đảo mứt đến khi dừa kết tinh thành màu trắng và bám trên dừa hoàn toàn là được. Không nên sên mứt trên lửa khi đường đã kết tinh vì như vậy miếng mứt dừa sẽ bị cứng, không ngon, thậm chí là cháy khét.

6 mẹo bảo quản rau củ tươi lâu cả tháng
Ăn - 3 phút trướcSử dụng các vật dụng sẵn có trong nhà đúng cách, bạn có thể bảo quản cải thảo, cà chua, dưa chuột... tươi đến cả tháng.

Top 7 món nhộng tằm dân nhậu dễ ghiền, người thành phố cũng mê, lại rất dễ làm tại nhà
Ăn - 42 phút trướcGĐXH - Nhộng tằm – món ăn gói ghém cả tinh hoa dân dã trong bữa cơm Việt. Món ăn từ nhộng tằm có mặt từ bữa cơm gia đình đến thực đơn nhậu "chuẩn gu", đã được chế biến thành top 7 món ai ăn cũng dễ ghiền. Các bà nội tướng lại rất dễ làm món ngon này tại nhà đãi khách.

Loại rau bổ dưỡng chẳng kém 'nhân sâm', cực sẵn ở chợ giá chỉ vài nghìn một bó
Ăn - 5 giờ trướcGĐXH - Rau bí, hay còn gọi là ngọn bí, là một loại rau dân dã, quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Tuy giản dị nhưng rau bí lại chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Món phở sợi như lưới đánh cá
Ăn - 6 giờ trướcPhở sắn đặc sản vùng Quế Sơn gây thích thú với sợi phở tạo hình như lưới đánh cá, màu trong giống bột lọc và tròn giống sợi bún.

Gợi ý các mâm cơm tối ‘chạm tim’, tuy giản dị nhưng khiến gia đình chẳng nỡ rời bàn ăn
Ẩm thực 360 - 8 giờ trướcGĐXH - Gợi ý mâm cơm gia đình cho bữa tối đơn giản mà ngon, giúp bạn tiết kiệm thời gian, giữ trọn hạnh phúc bên mâm cơm ấm cúng mỗi ngày.

Mách bạn món vịt xào rau răm bổ dưỡng, lạ miệng cho cả nhà
Ăn - 18 giờ trướcGĐXH - Món xào là một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, dễ chế biến cho cả gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu bạn cách làm vịt xào rau răm độc đáo, lạ miệng.

Đào mỏ quạ vào mùa giá siêu rẻ, cách đơn giản để chị em rủ nhau ‘săn’ hàng ngon, tránh hàng Trung Quốc
Ăn - 20 giờ trướcGĐXH – Đào mỏ quạ với đặc trưng giòn, ngọt, thơm đang vào mùa, xuất hiện dày đặc ở các chợ với giá siêu rẻ. Tuy nhiên, để chọn được quả ngon, chuẩn hàng Việt không phải dễ. Đây là cách để chị em ‘săn’ được hàng ngon.

Cách làm mắm tép chưng thịt ngon tại nhà
Ăn - 21 giờ trướcKhông cần ra hàng quán, chỉ với vài nguyên liệu và chút kiên nhẫn, bạn có thể làm ngay món mắm tép chưng thịt chuẩn vị Bắc, đậm đà và hấp dẫn.

Loại củ mùa hè được ví như 'sâm nước', có nhiều cách chế biến mà ít người biết tới
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Nhưng mã thầy cũng có thể dùng để nấu những món ăn chính rất ngon.

Hoa hậu Đỗ Hà chăm nấu nướng ra dáng 'dâu hào môn', bắt trend giới trẻ với món khúc bạch vải
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Trên trang cá nhân, Hoa hậu Đỗ Hà thường xuyên chia sẻ những clip nấu nướng đời thường. Trái với hình ảnh lộng lẫy trên sân khấu, nàng Hậu bận rộn việc bếp núc mang tới hình ảnh nữ tính, đảm đang khiến bao người mê mẩn.

50+ món ngon dễ nấu khiến bạn chỉ muốn về nhà ăn cơm: Đơn giản mà nấu phát là hết veo!
Ẩm thực 360GĐXH - Chán cơm tiệm, ngán đồ ăn nhanh? Đây là list những mâm cơm với những món ngon 'đỉnh chóp', dễ nấu, nguyên liệu đơn giản, ai không giỏi bếp núc cũng làm được.