Mâm cỗ Tết xưa với mâm cỗ bây giờ thì cái nào hơn?
GĐXH - Mâm cỗ Tết xưa và cỗ ngày nay đã khác và giản tiện đi rất nhiều, nhưng so sánh thì mâm cỗ nào hơn?
Mâm cỗ cổ truyền thống ở miền Bắc
Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Và mâm cỗ Tất niên là dấu ấn tiễn năm cũ và đón năm mới - cũng là mâm cỗ được coi là đầu tiên của Tết Nguyên đán - được các cụ từ xưa sáng tạo rất nhiều món ăn truyền thống ngon và cầu kỳ.

Mâm cỗ Tết ngày nay đã giản tiện đi rất nhiều. Ảnh internet
4 bát gồm có bát chân giò lợn hầm măng lưỡi lợn, bát canh bóng thả nấm, bát miến, bát chim hầm. 4 đĩa gồm có đĩa xôi gấc, đĩa giò lụa/ đĩa thịt nấu đông, đĩa nem rán, đĩa thịt gà luộc. Mâm cỗ miền Bắc không thể thiếu đĩa bánh chưng - dưa hành muối.
Nhiều nhà ở Hà Nội còn làm mâm cỗ Tất niên cổ truyền với những món khó làm như mọc vân ám, xào hạnh nhân, bày lá tỉa hoa… khéo léo và đẹp mắt - nhưng tốn rất nhiều thời gian, công sức của các bà, các chị khiến họ rất mệt và vất vả tới mức "sợ Tết".
Ngày nay người Hà Nội một số nhà vẫn còn giữ được mâm cỗ Tất niên và cỗ Tết cổ truyền, nhưng đã làm đơn giản đi rất nhiều. Quan điểm cỗ Tết ngày nay cho rằng: Con cháu đổi món ăn liên tục, vậy mà các cụ từ xưa tới nay, từ giỗ đến Tết năm nào cũng cúng các món na ná nhau – ăn mãi ngán lắm.
Mâm cỗ cổ truyền tốn rất nhiều thời gian chế biến, các món ăn nhiều và ngấy phải cất tất vào tủ lạnh, có khi lưu cữu rất nhiều ngày vì quá ngán. Quần áo còn thay đổi kiểu dáng, chất liệu hàng năm, giờ mấy ai mặc áo vải diềm bâu, quần đen như xưa - vì vậy mà các món ăn, khẩu vị mâm cỗ Tết cũng thay đổi.
Ngay việc cúng khấn ngày nay cũng khác. Thế kỷ trước các cụ không có điện thoại, máy tính, tivi – chỉ có Trưởng họ, hay vài người đàn ông trong họ biết cúng khấn. Bây giờ thì con cháu muốn cúng khấn cứ vào mạng mở laptop, điện thoại là có đủ các bài cúng khấn.
Ngày nay có nhiều sản vật, rau thịt cá… nên mâm cỗ đủ đầy, chu đáo, còn ngon lạ hơn mâm cỗ xưa, và đã khác rất nhiều so với mâm cỗ cổ truyền. Cỗ bây giờ không nhất thiết phải có món bóng, măng, nấm, xào hạnh nhân, su hào xào mực khô... Nhà nào nấu các món truyền thống thì cũng là kiểu nấu mới giản tiện – mà các cụ già hoài cổ "phê" rằng đó không gọi là mâm cỗ Tết - rồi than tiếc những món ăn ngon truyền thống cứ thất truyền dần, tiếc cho thế hệ con cháu sau này không thể hiểu đúng một mâm cỗ Tết truyền thống, với những món ăn ngon cầu kỳ mà giờ chỉ còn rất ít người Hà Nội biết làm.
Nhưng phần lớn lại cho rằng, xưa đồ ăn thức uống thiếu thốn mọi người chỉ mong đến Tết để được ăn giò, gà luộc, bánh chưng, canh bóng, canh măng… thì nay ăn đủ chất quanh năm, chẳng thèm món gì cả. Mâm cỗ Tết ngày nay từ thành thị tới nông thôn tuy không phải là các món truyền thống cầu kỳ xưa, nhưng vẫn đầy đủ các món và cứ đơn giản dần - chỉ còn giữ sự sum vầy, đầm ấm bên những người thân ngày Tết.

Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Ảnh internet.
Thuê nấu mâm cỗ Tết
Quan niệm ngày nay cho rằng Tết là sum vầy vui vẻ, hạnh phúc. Đời sống bây giờ nâng cao, nhiều người có tiền và đến Tết thường đi... du lịch.
Mâm cỗ Tết giờ chỉ làm 1 mâm để thắp hương, khấn vái riêng - còn chủ yếu để phục vụ ăn uống, nhậu nhẹt là chính. Mâm cỗ Tết đã giản tiện, lược đi rất nhiều một phần do không có chỗ rộng rãi, phần ngại nấu nướng, phần chán cũ muốn thưởng thức món mới…
Vì thế mà dịch vụ nấu cỗ thuê xuất hiện đáp ứng nhu cầu mới. Có những nhà chiều 30 Tết vẫn còn thuê nấu cỗ để nhanh được việc và đỡ vất vả, và đã có những điểm dịch vụ nấu cỗ thuê thông báo nhận làm cỗ xuyên Tết.
Cỗ thuê nấu thường chỉ có những món chính như gà luộc, miến, xôi còn ngoài ra toàn những món nguội như giò chả tôm chiên... có giản lược nhưng vẫn trang trọng, đắt tiền – tuy nhiên hương vị thì không được như những mâm cỗ gia đình tự nấu, khiến nhiều người tiếc nuối vì "xưa ăn gì cũng ngon, bây giờ cỗ "công nghiệp" khác cỗ truyền thống cả về chất lượng, tới hương vị, độ thơm ngon".

Mâm cỗ bây giờ không đủ các món truyền thống xưa, chế biến không cầu kỳ nhưng vẫn ngon và long trọng. Ảnh inernet
Với mâm cỗ Tất niên sum họp và những mâm cỗ Tết ngày nay đã khác xa mâm cỗ xưa bởi mỗi mâm có một nồi lẩu to tướng chính giữa, rồi tất cả những thịt cá, rau củ quả, nấm các loại… mọi người tha hồ nhúng, thả, khoắng… Họ "đói" rau bởi trước Tết nhiều nơi tổng kết, tất niên… đã ăn tới ngán các món thịt cá thơm ngon, bổ dưỡng… Và nồi lẩu nhiều rau đáp ứng được nhu cầu đó. Chưa kể các món mới du nhập như xúc xích, dăm bông, thịt hun khói… ăn với khoai tây chiên cũng ngon miệng.
Xưa chỉ có đàn ông đi làm, đàn bà ở nhà lo dạy dỗ con, nấu nướng bếp núc nên có thời gian rảnh để bày vẽ. Bây giờ thì đàn ông, đàn bà đi làm như nhau, ai cũng bận rộn nên mâm cỗ Tết hiện đại vẫn ngon lành, long trọng nhưng đã giản tiện, giải phóng thời gian và nỗi sợ Tết cho phụ nữ.
Mâm cỗ Tết giờ đơn giản, có khi chỉ 1 con gà luộc, hoặc chân giò luộc bày lên đĩa xôi cúng cho đẹp. Hoặc bánh chưng/xôi với khẩu giò, hay khúc thịt vai gáy của lợn luộc kèm, bày lên với nước ngọt, vàng mã để cúng. Thêm đĩa đậu luộc, canh su hào cà chua… Vậy mà thức ăn vẫn chật tủ lạnh, vẫn phải ăn đi ăn lại các món đã cúng.
Một số gia đình phụ nữ lo cỗ Tất niên xong thì chuẩn bị cúng Giao thừa - rồi thắp hương xong thì "mời các cụ đi du lịch" cùng con cháu. Mùng 3 Tết thì hoá vàng làm cỗ theo sở thích của gia đình, chủ yếu là các món thịt, hải sản, rau củ quả… và đương nhiên món lẩu nhiều rau vẫn là chủ đạo.
Mâm cỗ ngày nay giúp phụ nữ bày cỗ xong, ăn xong vẫn có thời gian nghỉ ngơi, đi chơi, đi thăm hỏi họ hàng, bạn bè… và quan trọng là sau kỳ nghỉ Tết có sức khỏe tốt để tiếp tục đi làm ăn.
Có ai đó tiếc nuối giá làm được mâm cỗ Tất niên và cỗ Tết cổ truyền thì... tốt quá. Nhưng con cháu ngày nay vất vả làm ăn, chứ không nhàn nhã như xưa – nên cỗ cũng cần đổi mới, miễn là vẫn long trọng, nhưng hương vị mới lạ, đặc sắc hơn.
Mâm cỗ Tết ngày nay không cần đủ 6 hay 8 món như xưa, các món cúng kiếng cũng giảm đi. Một số nhà ít người còn dùng loại đĩa cúng loại bé xíu, bát cơm cũng dùng loại nhỏ xíu, cái bánh chưng vuông cũng cắt làm tư, mỗi lần thắp hương dùng 1/4 để trước cúng sau ăn cho hết kẻo lãng phí.
Mâm cỗ Tết vẫn đủ món canh, món mặn, món miến, món xào, gà luộc… nhưng có thêm các món tôm, cá to ngon, nhiều loại thịt… chế biến nhanh kiểu hiện đại, chứ không lan man nhiều món ăn tới ngán như xưa. Mâm cỗ ngày nay có đủ bánh kẹo hoa quả hàng hiệu, nước ngọt bia, nước lavi, chè, cà phê, rượu tây, rượu vang.... So sánh mâm cỗ xưa với cỗ bây giờ thì cái nào hơn?



Hãy đổi vị cho gia đình bằng món gà hấp rau răm thơm nồng, mới lạ
Ăn - 6 giờ trướcGĐXH - Món gà hấp rau răm thơm nồng, the cay, lạ miệng là một món ăn hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của thịt gà, vị cay nồng của rau răm và các loại gia vị khác, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo.

5 cách để có nồi nước dùng, nước canh không cần hạt nêm vẫn 'ngon từ thịt ngọt từ xương'
Ăn - 9 giờ trướcGĐXH - Không cần đến bột ngọt hay hạt nêm, món canh vẫn có thể tròn vị và đậm đà nếu bạn biết cách chọn nguyên liệu phù hợp và nấu đúng kỹ thuật. Đây không chỉ là bí quyết nấu ăn ngon, mà còn là cách chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình mỗi ngày.

Loại cá thuộc hàng tốt nhất thế giới bán đầy ở chợ Việt, vừa nhiều vừa rẻ, người bị bệnh về tim mạch nên ăn đều đặn
Ăn - 11 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị người trưởng thành mỗi tuần nên ăn 2 khẩu phần hải sản, trong đó có cá. Tuy nhiên, tới 90% người dân Mỹ không đạt được điều này.

Thay đổi thói quen mùa hè: Đừng uống sữa lạnh hay đậu nành đá nữa, đây mới là 'thần dược' cho dạ dày!
Ăn - 11 giờ trướcLoại sữa 5 vị này mới là 'người hùng' cứu dạ dày ngày nóng.

Mùa hạt sen, tôi ăn đều đặn 2 lần/tuần và kết hợp với 2 nguyên liệu: Kết quả là da mịn mướt, dưỡng ẩm tốt hơn cả đắp mặt nạ
Ăn - 16 giờ trướcĂn đều 2 lần mỗi tuần, làn da của tôi có sự "lột xác" ngoài mong đợi. Tôi cảm thấy mình trẻ lại từ trong ra ngoài.

Sấu vào mùa giá rẻ, tranh thủ mua về làm ngay các món ăn cứ có thêm sấu là 'ngon gấp bội', giải nhiệt cực tốt này
Ăn - 18 giờ trướcGĐXH – Chỉ với vài quả sấu, bạn có thể mix để làm rất nhiều món ngon dưới đây, đảm bảo ‘ngon bá cháy’.

Nấu canh thịt bò nhất định phải cho loại rau này vào mới chuẩn vị, thơm ngon bổ dưỡng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Canh thịt bò rau răm là món canh mới lạ nhưng hương vị lại đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng. Hãy vào bếp và bổ sung ngay món ăn hấp dẫn này vào sổ tay nấu ăn của bạn.

Không chỉ giúp nhuận tràng, loại rau rẻ tiền bán đầy chợ này còn giúp ngủ ngon, giảm stress hiệu quả
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Trong các loại rau dân dã, ít ai ngờ rằng rau lang – thứ rau rẻ bèo, bán đầy ngoài chợ – lại được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng thần kinh.

Hãy xào chung 4 nguyên liệu này với nhau, rất thanh mát, cân bằng dinh dưỡng, càng ăn càng gầy
Ăn - 1 ngày trước4 nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo vừa giàu protein, ít chất béo và đủ chất xơ.

5 sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục và mất chất dinh dưỡng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Một nồi nước dùng trong veo, ngọt thanh và giàu dưỡng chất luôn là xương sống của nhiều món ăn ngon như phở, bún, miến hay canh hầm. Thế nhưng, không ít người nội trợ dù tỉ mỉ vẫn gặp tình trạng nước dùng bị đục, lợn cợn và kém vị ngọt, thậm chí mất đi nhiều dưỡng chất quý từ xương.

Mỗi lần nêm canh thêm một nắm rau này, hệ miễn dịch được 'kích hoạt' tối đa
Mẹo nấu nướngGĐXH - Trong bữa cơm Việt, một tô canh thanh mát luôn là lựa chọn giúp cân bằng vị giác và bổ sung dưỡng chất.