Người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn cơm theo cách này sẽ an toàn, không lo sợ bị tăng đường huyết
GĐXH - Nhiều người tiểu đường chỉ ăn nửa bát cơm 1 bữa nhưng đường huyết vẫn tăng cao, khiến họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chính là do họ chưa biết cách ăn đúng.

Theo các chuyên gia y tế, một trong số những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là do lối sống và môi trường sống ngày càng phát triển hiện nay. Thêm vào đó, ở người Việt có thói quen được duy trì từ lâu là ăn nhiều chất bột đường, ít chất xơ, đặc biệt ăn nhiều cơm trắng, đây là một trong những nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thông thường đối với người bị tiểu đường, nhắc đến cơm trắng, người bệnh thường e ngại, thậm chí loại bỏ hoàn toàn thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng điều này là không nên, người tiểu đường vẫn có thể ăn cơm nhưng cần tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và cân nặng của mình.

Ảnh minh họa
Người bị tiểu đường ăn bao nhiêu cơm là đủ?
Theo giải thích của các chuyên gia y tế cơm trắng là loại có chỉ số đường huyết trong thực phẩm GI cao (GI=83) không tốt cho lượng đường trong máu nhưng lại chứa lượng carbohydrate cao, đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể.
Khi ăn cơm trắng đường hấp thu vào máu nhanh chóng, tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để giảm lượng đường máu tăng cao ấy, nhưng tuyến tụy ở người bệnh tiểu đường thường không hoạt động tốt nên việc tiết insulin kém hiệu quả hơn và từ đó làm tăng cao chỉ số đường huyết sau ăn.
Theo ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198), có nhiều người tiểu đường không dám ăn cơm vì sợ rằng cơm sẽ làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, chính hành động này lại khiến người tiểu đường đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng và hạ đường huyết quá mức, thậm chí dẫn đến hôn mê sâu và tử vong.
Chuyên gia cho hay, người tiểu đường vẫn cần duy trì đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Người có đường huyết cao vẫn có thể ăn cơm hàng ngày, nhưng cần ăn lượng vừa đủ và chỉ nên ăn phù hợp với thể trạng cơ thể, dựa trên lời khuyên của bác sĩ.
BS Tường Vi cho hay, thông thường bệnh nhân tiểu đường cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Bù lại nên tăng 10% khẩu phần đạm.
2 loại cơm gạo tốt nhất dành cho người bị tiểu đường
Thay vì cơm trắng, người bị tiểu đường có thể lựa chọn loại 2 loại cơm khác để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhưng không làm tăng đường huyết sau ăn. Đó là:
- Cơm gạo lứt: Gạo lứt giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B6, vitamin B3), vitamin E, magie, mangan, sắt và cung cấp nhiều chất xơ. Lớp cám có trên hạt gạo lứt giúp insulin trong cơ thể được tổng hợp hiệu quả.
Ăn gạo lứt tốt cho các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và việc kiểm soát cân nặng. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, chống táo bón, nhuận tràng, giúp làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu, tốt đối với bệnh tiểu đường.
Gạo mầm
Gạo mầm là gạo lứt còn nguyên phôi, sản phẩm từ quá trình nảy mầm của gạo lứt. Gạo mầm chứa lượng đường tương đối thấp nên không làm tăng cao lượng đường trong máu của bệnh nhân sau ăn. Gạo mầm còn chứa lượng chất xơ gấp 3 lần gạo trắng tốt cho người tiểu đường.
Ngoài ra, cần bổ sung các loại rau củ giàu chất xơ, bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng khác mà lại ít carbohydrate. Các loại rau người tiểu đường khuyến khích nên ăn là rau súp lơ xanh, nấm, cà tím, rau bina, bí đao….
Chuyên gia chỉ cách ăn cơm trắng mà không làm đường huyết tăng cao
Thực tế cũng cho thấy, nhiều người tiểu đường chỉ ăn nửa bát cơm 1 bữa nhưng đường huyết vẫn tăng cao, khiến họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy tim, đột quỵ, mờ mắt, hoại tử chi. Nguyên nhân chính là do người tiểu đường chưa biết cách ăn đúng.

Thứ tự ăn của người bị tiểu đường là nên ăn rau trước rồi ăn thức ăn và cơm sau. Ảnh minh họa
Theo chuyên gia, thứ tự ăn đúng mà người tiểu đường nào cũng cần nhớ đó là ăn rau trước rồi ăn thức ăn và cơm sau. Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể.
Vì chất xơ hòa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose. Kết quả là sự phóng thích lượng đường hấp thu vào máu sau ăn có khuynh hướng xảy ra chậm hơn, giúp đường huyết không tăng cao sau khi ăn, và giúp làm giảm stress trên quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
Bên cạnh đó, khi ăn chất xơ, chúng ta phải nhai nhiều hơn, dạ dày sẽ trở nên căng ra, nó sẽ gửi tín hiệu ức chế sự thèm ăn về não. Nhờ vậy, sẽ tạo cảm giác no lâu, khiến người bệnh tiểu đường ăn ít cơm và các loại chất bột đường trong bữa ăn hơn.

Thực đơn bữa tối - net

Mùa hè, ăn canh xương cần biết điều này để tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường.... tốt nhất không nên ăn nhiều nước hầm xương.

Nghịch máy chạy bộ tại nhà, 3 trẻ nhỏ phải cấp cứu vì bỏng nặng
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, máy chạy bộ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương cho trẻ em như trầy xước, bỏng, dập nát gân cơ, gãy xương…

Gia đình Việt hiện đại - Tại sao cần chăm sóc sức khỏe chủ động
Sống khỏe - 5 giờ trướcDịch Cúm (2009), Ebola (2014), COVID-19 (2019),... khi thế giới liên tục xảy ra đại dịch nghiêm trọng, bạn đã làm gì để bảo vệ sức khỏe gia đình? - Đây là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe chủ động!

Muốn hạ huyết áp, cần ghi nhớ 5 nguyên tắc ăn uống này!
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến nhất, có thể gây ra các biến chứng về tim, não và thận đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh mạch vành và đột quỵ.

10 loại trái cây có hàm lượng carb thấp tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 7 giờ trướcVào mùa hè, trái cây là lựa chọn hàng đầu để giải nhiệt, giúp bạn sảng khoái, đánh thức giác quan. Những loại trái cây low-carb sau tốt cho tim mạch và giúp bạn giảm cân, chống lão hóa.

Trèo cây hái vải, người phụ nữ 45 tuổi bị ngã đứt tuỷ sống
Y tế - 18 giờ trướcNgười phụ nữ trèo cây hái vải, sơ ý bị ngã tư độ cao khoảng 3m, đập vùng lưng xuống nền cứng, mất hoàn toàn vận động và cảm giác 2 chân.

Khi ung thư ruột xuất hiện cơ thể sẽ có "3 nhiều, 2 đau", nên ăn nhiều 2 loại rau để bảo vệ đường ruột
Sống khỏe - 19 giờ trướcBác sĩ chia sẻ rằng ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn. Tóm gọn lại trong "3 nhiều, 2 đau" dưới đây.

Ăn bơ xong đừng bỏ hạt, tận dụng ngay bạn sẽ có được 7 công dụng bất ngờ này
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Khi ăn bơ, đa số chúng ta có thói quen ăn phần thịt bơ và bỏ hạt. Nhưng ít ai biết rằng hạt bơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Tiêu hoá Thế giới 29/5
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgày 29/5 tại Hà Nội, Báo Sức khoẻ và Đời sống và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đồng tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 2023 với thông điệp KHỎE TIÊU HÓA - KHỎE ĐỀ KHÁNG. Chương trình có sự đồng hành tài trợ bởi Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk.

Bé gái bị người tình của mẹ bạo hành ở Đà Lạt đã hồi phục
Y tế - 23 giờ trướcSau hơn một tuần được điều trị tích cực, bé gái hơn 2 tháng tuổi ở Đà Lạt (Lâm Đồng), bị người tình của mẹ nhiều lần đánh, sức khỏe tốt, có thể xuất viện.

Ăn bơ xong đừng bỏ hạt, tận dụng ngay bạn sẽ có được 7 công dụng bất ngờ này
Sống khỏeGĐXH - Khi ăn bơ, đa số chúng ta có thói quen ăn phần thịt bơ và bỏ hạt. Nhưng ít ai biết rằng hạt bơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.