Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thịt đỏ tốt nhưng ăn bao nhiêu là đủ? Hãy học cách ăn thịt an toàn và tốt nhất cho sức khỏe gia đình bạn!

Thứ sáu, 16:08 17/11/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Dinh dưỡng trong thịt đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ lại không tốt và gây nhiều nguy cơ với sức khỏe.

Sau tuổi 40 làm ngay điều này để ngừa bệnh xương khớp, đây là 7 thực phẩm đại kỵ với người mắc bệnh lý xương khớp, nhất là khi trời lạnh!Sau tuổi 40 làm ngay điều này để ngừa bệnh xương khớp, đây là 7 thực phẩm đại kỵ với người mắc bệnh lý xương khớp, nhất là khi trời lạnh!

GĐXH - Sau tuổi 40, đây là nhóm tuổi nhóm tuổi được xác định mắc bệnh xương khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người.

Theo các cuộc điều tra dinh dưỡng gần đây cho thấy người Việt đang tiêu thụ quá nhiều thịt, việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ và ung thư… 

Thịt đỏ tốt nhưng ăn bao nhiêu là đủ? Hãy học cách ăn thịt an toàn và tốt nhất cho sức khỏe gia đình bạn! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thịt đỏ quan trọng thế nào với sức khỏe?

Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt bò, thịt lợn và một số loại thịt của động vật có vú khác. So với ăn thịt trắng, thịt đỏ chứa nhiều chất sắt, chất mà nhiều bạn gái tuổi teen hay phụ nữ trong thời kỳ sinh nở thường bị thiếu. Chất sắt heme có trong thịt đỏ dễ dàng được cơ thể hấp thụ. 

Thịt đỏ cũng cung cấp vitamin B12, giúp tạo ADN và giữ cho các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh, và thịt đỏ có chứa kẽm, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Bên cạnh đó, thịt đỏ cũng cung cấp protein, giúp xây dựng xương và cơ bắp.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thịt bò là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất. Ăn một miếng thịt bò nạc 3 ounce chỉ có 180 calo, nhưng bạn có được 10 chất dinh dưỡng thiết yếu.

Ăn quá nhiều thịt đỏ nguy hiểm như thế nào?

Theo Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu,... và thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông... có hại cho sức khỏe vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.

Theo đó, thịt đỏ có khả năng gây ung thư do hàm lượng chất béo bão hoà cao. Việc dung nạp quá nhiều chất béo này làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng,...

Đối với thịt chế biến sẵn, năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO đã đưa thịt chế biến sẵn vào nhóm chất gây ung thư loại 1, cùng nhóm với thuốc lá và khói bụi công nghiệp.

Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều chứa nitrite - hoạt động như chất bảo quản giúp kéo dài thời gian sử dụng và giữ hương vị. Nitrite không phải là chất gây ung thư nhưng khi xâm nhập cơ thể sẽ liên kết với chất phân giải protein trong dạ dày và hình thành chất gây ung thư là nitrosamine.

Thịt đỏ tốt nhưng ăn bao nhiêu là đủ? Hãy học cách ăn thịt an toàn và tốt nhất cho sức khỏe gia đình bạn! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Ăn thịt đỏ thế nào để an toàn và tốt cho sức khỏe

Quỹ phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Hoa kỳ đã đưa ra khuyến nghị nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ mỗi tuần. Tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350 - 500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.

Nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.

5 nhóm người nên hạn chế ăn thịt đỏ

Người có lượng cholesterol cao

Nếu bạn đã có lượng cholesterol cao, thì việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ không giúp mức cholesterol của bạn thấp hơn, và sẽ làm tăng những giá trị xấu đó nhiều hơn.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người có hàm lượng cholesterol cao, tốt nhất chỉ nên tiêu thụ thịt đỏ khoảng 1 hoặc 2 lần một tháng. Hãy lựa chọn phần thịt đỏ tươi nhất như thịt sườn, thịt thăn hoặc thăn lưng là những lựa chọn tốt nhất.

Thịt đỏ tốt nhưng ăn bao nhiêu là đủ? Hãy học cách ăn thịt an toàn và tốt nhất cho sức khỏe gia đình bạn! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh tim

Một người bị bệnh tim có thể đã tích tụ nhiều mảng bám không lành mạnh trong động mạch và một chế độ ăn gồm chất béo không có lợi như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể gây ra nhiều mảng bám hơn.

Sự tích tụ mảng bám này, nếu bị thu hẹp hơn nữa, có thể dẫn đến các sự kiện nguy hiểm hoặc gần như tử vong như đột quỵ hoặc đau tim. Vì vậy, những người bệnh tim mạch nên hạn chế tối đa lượng thịt đỏ ăn vào.

Người bị bệnh thận giai đoạn cuối

Người bị bệnh thận giai đoạn cuối (giai đoạn 3-5, không phải chạy thận nhân tạo) nên kiêng ăn thịt đỏ. Theo chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn giàu protein khi thận của bạn không hoạt động tốt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể cần phải giảm lượng protein từ 0,6 - 0,8 gam cho mỗi kg cân nặng tùy thuộc vào chức năng thận của bạn. Nếu mắc phải tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh.

Người mắc bệnh tim

Nếu bạn có một hoặc một vài trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể chất hoặc đang ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, bạn có thể nên cảnh giác hơn với việc tiêu thụ thịt đỏ. Tốt nhất, nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, và thay vào đó tập trung vào việc chọn những phần protein rất nạc, chẳng hạn như ức gà, cá, đậu hoặc đậu lăng.

Người có tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thịt đỏ và thịt chế biến thường xuyên có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết cao hơn. Một nghiên cứu mới cho thấy thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể gây ra tổn thương di truyền và có thể gây ung thư ruột kết.

Loại rau không thể thiếu trên mâm cơm của người Nhật, người Việt nên ăn để sống thọ!Loại rau không thể thiếu trên mâm cơm của người Nhật, người Việt nên ăn để sống thọ!

GĐXH - Rong biển có nguồn gốc từ thực vật với lượng protein cao và calo thấp. Đây là một trong những thực phẩm đang nằm trong xu hướng ăn uống lành mạnh được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Loại rau mọc dại ở Việt Nam được thế giới gọi là "siêu thực phẩm", có công dụng bất ngờ!Loại rau mọc dại ở Việt Nam được thế giới gọi là 'siêu thực phẩm', có công dụng bất ngờ!

GĐXH - Rau càng cua được nhiều nước trên thế giới xem là “thần dược” giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

4 loại rau củ giàu canxi hơn sữa, nếu không muốn sớm bị loãng xương, hãy ăn thường xuyên4 loại rau củ giàu canxi hơn sữa, nếu không muốn sớm bị loãng xương, hãy ăn thường xuyên

GĐXH - Nói đến bổ sung canxi bằng thực phẩm, nhiều người nghĩ ngay đến sữa. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm có thể cung cấp canxi nhiều hơn sữa, bạn có thể ăn thường xuyên để đa dạng trong thực đơn.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Sống khỏe - 5 giờ trước

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc

5 không khi ăn tiết lợn luộc

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ngay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 13 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Dầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 1 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp

3 không khi ăn mướp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Top